Hàng trăm triệu năm tuổi bị tước mất sau 2 năm đại dịch
Trong diễn ra đại dịch Covid-19 đã tước đoạt của nhân loại gần 337 triệu năm tuổi sau khi hàng triệu người đã chết sớm, theo AFP hôm 19.5 dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Vắc xin đã cứu sống được hàng triệu mạng người sau dịch Covid-19. Ảnh AFP
Gần 15 triệu ca tử vong tăng thêm trên toàn cầu tính đến cuối năm 2021 là do Covid-19, theo số liệu mới nhất của WHO.
Ước tính tổng cộng 336,8 triệu năm tuổi đã bị tổn thất trên bình diện toàn cầu kể từ khi đại dịch được công bố vào đầu năm 2020.
Điều đó có nghĩa là, tính trung bình mỗi trường hợp tử vong tăng thêm dẫn đến tổn thất hơn 22 năm tuổi, với trường hợp tổn thất cao nhất rơi vào nhóm độ tuổi từ 55-64.
Số liệu trên là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hậu quả thảm khốc của đại dịch trên phạm vi toàn cầu.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng, WHO quyết định hạ thấp mức độ cảnh báo đối với dịch bệnh. WHO nhận định rằng Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng Covid-19 tiếp tục là mối đe dọa của thế giới.
“Covid-19 đã thay đổi thế giới của chúng ta, và thay đổi bản thân chúng ta”, WHO cho biết, cảnh báo rằng nguy cơ đến từ các biến thể mới vẫn đang chực chờ.
WHO khuyến cáo vắc xin Covid-19 thế hệ kế tiếp không nên bao gồm chủng SARS-CoV-2 ban đầu, mà thay vào đó nên được bổ sung phiên bản khác của virus để kịp thời ứng phó các biến thể hiện tại, bao gồm gia đình XBB.1. Đây là nhóm gây ra nhiều ca bệnh nhất trong thời điểm này.
Báo cáo của WHO về tình trạng y tế toàn cầu cũng kêu gọi thế giới hãy tăng cường ứng phó trước các căn bệnh phi truyền nhiễm, như ung thư, rối loạn tim mạch, tiểu đường.
WHO cảnh báo, nếu không được kiểm soát, những căn bệnh này có thể chiếm đến 86% số ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2050.
Cựu Tổng thống Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc chờ đón 'lực lượng gìn giữ hoà bình' EU
Sau khi xuất hiện thông tin Liên minh châu Âu (EU) thảo luận về một số hình thức gìn giữ hoà bình ở Ukraine, cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho "một hàng dài quan tài" trở về từ Ukraine hay chưa.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Sputnik
Trong một phát biểu được đài RT dẫn lời, ông Medvedev, người hiện nay đang giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, gọi ý tưởng đưa lực lượng gìn giữ hoà bình đến Ukraine là sự hoài nghi tột độ.
Ông Medvedev nhấn mạnh bất kỳ "lực lượng gìn giữ hòa bình" nào của EU được cử đến Ukraine sẽ bị nhìn nhận như các chiến binh của kẻ thù trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, bị đối xử tương xứng và sẽ trở về trong các túi đựng xác chết.
Ngày 31/3, cựu Tổng thống Nga đã viết trên Telegram rằng khối (quân sự) do Mỹ lãnh đạo "tiếp tục cung cấp vũ khí, xe tăng và các thiết bị quân sự khác cho chế độ Kiev", vì vậy, thật khó để tưởng tượng họ mong muốn hòa bình.
Theo ông Medvedev, mục đích thực sự của khối này rất rõ ràng, nhằm thiết lập một nền hòa bình có lợi cho họ dựa trên thế mạnh. Do vậy, họ muốn đưa lực lượng "gìn giữ hòa bình" đội mũ sắt màu xanh, có ngôi sao vàng vào Ukraine với súng máy và xe tăng.
Nói cách khác, cái gọi là "lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO" sẽ tham gia vào cuộc xung đột và đứng cùng phía với kẻ thù của Nga.
Và như vậy, ông Medvedev nhấn mạnh: "Rõ ràng là những 'người kiến tạo hòa bình' như vậy là kẻ thù trực tiếp của chúng ta. Sói đội lốt cừu".
Trong trường hợp như thế nào, ông Medvedev cho rằng họ sẽ trở thành "mục tiêu hợp pháp" của các lực lượng vũ trang Nga nếu họ được triển khai ở tuyến đầu mà không có sự đồng ý của Moskva, với vũ khí trong tay và đe dọa trực tiếp tới các lực lượng của Nga.
Do những "người kiến tạo hòa bình" như vậy là "binh sỹ của kẻ thù", là "các chiến binh", cho nên, theo ông Medvedev, họ phải bị tiêu diệt không thương tiếc.
Ông Medvedev kết luận, điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho "một hàng dài quan tài" trở về từ Ukraine hay chưa.
Trước đó, vào sớm cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng các nhà lãnh đạo EU sắp có một cuộc thảo luận về "một số hình thức của lực lượng gìn giữ hoà bình" cho Ukraine, có thể đặt dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đáp lại bình luận của ông Orban, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình phương Tây ở Ukraine có thể là một ý tưởng rất nguy hiểm.
"Nếu chúng ta đang nói về một số loại đàm phán nghiêm túc, thì đây là một cuộc thảo luận cực kỳ nguy hiểm. Trong thực tiễn thế giới, các lực lượng như vậy thường chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của cả hai bên. Trong trường hợp này, nó có khả năng là một chủ đề rất nguy hiểm", ông Peskov nói với các nhà báo.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh ngừng gửi vũ khí tới Ukraine, bởi điều này chỉ kéo dài xung đột và mang tới nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tới nay, theo thống kê chưa đầy đủ, NATO đã gửi viện trợ quân sự trị giá hơn 100 tỷ USD, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu cho Kiev.
NATO khẳng định khối này không tham gia vào cuộc xung đột. Tuy nhiên, theo RT, nhiều quan chức cấp cao của phương Tây lại nói rằng mục tiêu của họ là một "thất bại chiến lược" của Nga.
Khoảnh khắc bé gái may mắn được bạn cứu sống ở Trung Quốc Hai đứa trẻ đã cứu sống một bé gái không may bị ngã khỏi bức tường trong lúc chơi đùa ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Hình ảnh trong đoạn video cho thấy, hai đứa trẻ nắm chặt tay bé gái chờ người lớn đến hỗ trợ. Cuối cùng, bé gái đã được kéo lên và may mắn không bị thương.