Hàng trăm triệu con châu chấu ‘tấn công’ châu Phi, hủy diệt mùa màng
Những đàn châu chấu lớn nhất trong 25 năm đang hoành hành ở Đông Phi, là mối đe dọa lớn tới an ninh lương thực, đặc biệt ở những cộng đồng đã bị hạn hán, chiến tranh và đói kém.
Ở một số nơi, các đàn châu chấu kéo đến như mây đen. Một số người cố dùng gậy vụt hoặc la lên để xua đuổi châu chấu nhưng vô vọng, theo AP.
Giống châu chấu này dài gần bằng ngón tay, hàng triệu con bay cùng nhau, phá hoại vụ mùa và đâm vào người dân.
Các đàn châu chấu đang “tăng một cách cực kỳ nguy hiểm” đang được ghi nhận ở Kenya, trong đó có đàn ở phía bắc nước này dài tới 60 km, rộng tới 40 km, theo Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD).
Một đàn châu chấu sa mạc có thể có 150 triệu con châu chấu trên diện tích khoảng 1 km2.
“Châu chấu di cư theo gió có thể di chuyển 100-150 km mỗi ngày”, IGAD cho biết. “Trung bình, một đàn châu chấu trong một ngày có thể phá hủy diện tích trồng lương thực đủ cho 2.500 người”.
Đợt bùng phát châu chấu sa mạc, được cho là loài nguy hiểm nhất, cũng ảnh hưởng tới Somalia, Ethiopia, Sudan, Djibouti và Eritrea, và IGAD đang cảnh báo Nam Sudan, Uganda sẽ là nạn nhân tiếp theo. Châu chấu vẫn tiếp tục sinh sản ở cả hai bờ Biển Đỏ, ở các nước Sudan, Eritrea, Saudi Arabia và Yemen.
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo đợt bùng phát sẽ đe dọa an ninh lương thực “ở Kenya và trên khắp Sừng châu Phi, vốn đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và hạn hán”, với hàng trăm nghìn hecta cây trồng bị phá hủy.
Video đang HOT
Đợt bùng phát châu chấu có thể kéo dài tới tháng 6 nếu điều kiện thuận lợi để chúng sinh sản. Lũ lụt nặng hơn bình thường ở một số vùng những tuần qua càng tạo điều kiện thuận lợi.
Hàng triệu người trong khu vực đã phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt liên miên, cũng như bạo lực ở Ethiopia, khủng bố cực đoan ở Somalia, và xung đột hậu nội chiến ở Nam Sudan.
Hiện tượng này có thể để lại hậu quả kinh hoàng. Vào đợt bùng phát lớn giữa năm 2003 và 2005, khoản chi phí để kiểm soát ở 20 nước Bắc Phi lên tới hơn 500 triệu USD, và thiệt hại vụ mùa lên tới hơn 2,5 tỷ USD.
Giới chức đối phó bằng cách phân tích ảnh vệ tinh, phun thuốc trừ sâu từ trên cao.
Các quan chức Ethiopia cho biết họ đã điều các máy bay nhỏ để đối phó với các đàn châu chấu xâm lược.
Truyền thông Kenya đưa hình ảnh cảnh sát bắn đạn và hơi cay vào đàn châu chấu, trong khi người dân đập vào xô và bấm còi xe để xua đuổi chúng. Vùng Laikipia phía bắc Kenya có kế hoạch phun thuốc trừ sâu từ trên không.
“Chúng có hàng triệu con và sẽ ăn hết thực vật ở đây”, Peter Learpanai, một người chăn nuôi ở vùng Samburu, cho biết. Ông đang phải rũ áo để đuổi châu chấu. “Chính phủ phải làm gì đó mạnh tay để đối phó với chúng”.
Trọng Thuấn
Ảnh: Reuters
Theo news.zing.vn
Săm soi loài động vật trần truồng gớm ghiếc nhất hành tinh
Được xếp vào danh sách những động vật xấu xí nhất hành tinh, loài động vật trần truồng có tên chuột chũi Đông Phi vẫn chẳng lấy gì làm xấu hổ.
Kể từ khi được giới khoa học ghi nhận, chuột chũi Đông Phi luôn nằm trong top những động vật xấu xí nhất thế giới. Chúng cũng nổi tiếng là loài động vật trần truồng khiến người ta ghê sợ ngay từ lần đầu gặp mặt.
Có tên khoa học là Heterocephalus glaber, chuột chũi Đông Phi là một loài chuột chũi không có lông, phân bố ở vùng Đông của Châu Phi (vùng Sừng châu Phi).
Toàn cơ thể chuột chũi Đông Phi được bao bọc bởi một lớp da nhăn nheo rất đáng sợ. Không biết có phải chúng "khỏa thân vì môi trường" hay không mà theo nghiên cứu khoa học, đây là loài chuột hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa.
Chúng sống lâu gấp 09 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư.
Lần nào bầu chọn cũng lọt top những loài động vật xấu nhất hành tinh nhưng chuột chũi Đông Phi chẳng lấy gì làm phiền lòng hay xấu hổ, thậm chí chúng còn sống khỏe hơn.
Dù xấu và gần như mù nhưng nhiều đặc tính sinh học khác của chuột chũi Đông Phi khiến nhiều người kinh ngạc. Chúng có xúc giác rất nhạy cảm, có thể để thay thế đôi mắt trong việc cảm nhận môi trường xung quanh.
Là loài có tuổi thọ cao hàng đầu trong họ động vật gặm nhấm và sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất suốt cuộc đời.
Lý giải về nguyên nhân không lão hóa của chuột chũi Đông Phi, các nhà khoa học cho biết, chuột chũi Đông Phi có khả năng loại bỏ những protein bị tổn thương một cách hiệu quả đồng thời giữ lại những protein ổn định và có chất lượng cao. Nhờ đó mà chúng không mang những biểu hiện thông thường của sự lão hóa như suy giảm chức năng não.
Một số nhân tố khác cũng góp phần làm tăng tuổi thọ của loài chuột chũi này phải kể đến nữa là tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chúng rất thấp, giúp làm giảm quá trình ôxy hoá (quá trình phá huỷ tế bào). Theo ghi nhận, chuột chũi Đông Phi có thể sống lâu tới 26 năm hoặc hơn nữa, và điều đặc biệt nhất là chúng vẫn có thể sinh sản ở tuổi rất già.
Có lẽ vì vẻ gây ám ảnh nên loài động vật xấu xí này rất ít khi ra khỏi hang. Chúng có đời sống xã hội giống như loài côn trùng, thường quần cư thành từng đàn lớn trong hang nằm sâu dưới mặt đất và nằm chôn mình dưới đất.
Đầu đàn của chúng là một chuột chũi chúa và chỉ chuột chúa mới có khả năng sinh sản.
Bình quân hằng năm, chuột chũi đầu đàn có thể cho ra đời 100 con và cứ duy trì như vậy cho đến năm nó được ít nhất 20 tuổi.
Dựa vào số lượng đông, đàn chuột chũi có thể bảo vệ tổ trước sự tấn công của những con vật khác, cho phép cả bầy đàn sống an toàn.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Ảnh đẹp về cuộc sống của loài cáo tai dơi cực đáng yêu Sở hữu thân hình nhỏ nhắn cùng đôi tai khá to, cáo tai dơi được xem là một trong những loài động vật nhỏ đáng yêu nhất thế giới. Cáo tai dơi là loài động vật thuộc họ chó, sinh sống chủ yếu trong vùng đất cỏ ngắn cũng như các vùng đất khô cằn của hoang mạc ở châu Phi. Khi nuôi...