Hàng trăm trẻ mầm non bị từ chối vào trường công
Đã vào năm học mới 2018 – 2019, nhưng hàng trăm cháu không được nhận vào các trường mầm non trên địa bàn TP.Hà Tĩnh với lý do thiếu phòng học, thiếu giáo viên. Sự việc khiến phụ huynh vô cùng bức xúc, thất vọng.
Nhiều phụ huynh bức xúc vì bị Trường Mầm non Thạch Linh từ chối tiếp nhận con họ vào học. Ảnh: TT.
Phụ huynh bức xúc, bất bình
Việc nhiều phụ huynh có hộ khẩu thường trú ở phường Tân Giang, TP.Hà Tĩnh bức xúc bỏ về khi phải bốc thăm kiếm suất vào học ở Trường Mầm non Tân Giang (TP. Hà Tĩnh) cho con mình diễn ra ngày 7.8 vừa qua đã hé lộ những bật cập vào đầu năm học mới 2018 – 2019 này.
Qua sự việc này, tưởng rằng đã có giải pháp tháo gỡ cho những trường khác chung tình cảnh dư học sinh ở thành phố. Thế nhưng, sáng 20.8, đúng ngày Hà Tĩnh tổ chức tựu trường thì có 73 cháu là con em có hộ khẩu thường trú ở phường Thạch Linh đã bị Trường Mầm non Thạch Linh từ chối tiếp nhận vào học.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tư (60 tuổi, trú tổ dân phố Đại Đồng) bức xúc cho biết, mình và 72 phụ huynh khác có con nằm trong nhóm lớp 3 tuổi bị Trường Mầm non Thạch Linh từ chối nhận vì đã tuyển đủ chỉ tiêu. Nhiều phụ huynh khác không được tiếp nhận con vào học cũng bày tỏ bức xúc, thất vọng vì quyền chính đáng của trẻ bị từ chối mà nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của nhà quản lý.
Bà Lê Thị Thắng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Linh – lý giải, năm học 2018 – 2019, nhà trường được cấp trên giao chỉ tiêu tuyển sinh 10 lớp học với 320 cháu, trong đó chỉ có 2 lớp 3 tuổi với chỉ tiêu 50 cháu. Do đã có 38 cháu từ lớp nhà trẻ lên nên trường chỉ tuyển thêm 12 cháu đủ chỉ tiêu được giao. Đó là nguyên nhân khiến 73 cháu khác xin vào lớp 3 tuổi nhưng không được nhận.
“Năm nay, do cấp trên không cho tuyển thêm giáo viên và cấp kinh phí xây dựng thêm lớp nên nhà trường không thể đáp ứng đủ nhu cầu theo học của các cháu trên địa bàn. Hiện UBND phường Thạch Linh đã đề xuất lên Phòng GDĐT và UBND TP.Hà Tĩnh cho mở thêm lớp để đảm bảo tất cả các em đều được đến trường” – bà Thắng nói.
Do thiếu giáo viên mà không được hợp đồng
Bà Trần Thị Thủy Nga – Phó Trưởng phòng GDĐT TP.Hà Tĩnh – cho hay, tình trạng các em học sinh nhóm 3 tuổi bị dư thừa là thực trạng chung xảy ra ở các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các trường mầm non công lập đang thiếu giáo viên trầm trọng và cơ sở vật chất không đảm bảo. Vì thế, việc tuyển sinh năm học mới phải căn cứ vào cơ sở vật chất và giáo viên của các trường hiện có để tuyển các cháu.
“Toàn thành phố hiện còn 303 cháu mẫu giáo và 85 cháu nhà trẻ muốn vào học trường công lập nhưng chưa được đáp ứng” – bà Nga nói.
Ngày 21.8, ông Trần Huy Liệu – Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh – cho biết, trước kia, các trường mầm non hợp đồng với nhiều giáo viên, trong đó có những người không nằm trong chỉ tiêu biên chế được giao. Vừa qua, Văn phòng Chính phủ thông báo, chỉ hợp đồng đối với số chỉ tiêu trong biên chế được giao chưa tuyển, còn vượt thì phải cắt giảm. Vì thế, theo quyết định của UBND tỉnh thì năm nay, các đơn vị không tăng được biên chế, dẫn tới thiếu giáo viên và cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh.
Hiện, Sở Nội vụ đang làm việc với Sở GDĐT và Sở Tài chính để xác minh tình trạng thiếu giáo viên và dư thừa số trẻ mầm non và nhà trẻ. Sau khi rà soát xong, sẽ tham mưu với UBND tỉnh theo hướng cho phép các trường mầm non được tuyển thêm giáo viên hợp đồng đứng lớp như trước đây.
TRẦN TUẤN
Theo Laodong
Phê bình Chủ tịch huyện "bỏ quên" chế độ của cán bộ vùng sâu
Với việc "quên" chi trả chế độ chính sách cho cán bộ, viên chức trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ra văn bản phê bình.
Chiều 20.8, ông Bùi Văn Yên - Phó Giám đốc Sở Tài chính Đắk Lắk cho biết, sau khi nhận báo cáo của UBND huyện Krông Pắk, Sở Tài chính đã cho địa phương tạm ứng khoảng 4,1 tỷ đồng chi trả chế độ chính sách phụ cấp thu hút cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 116 ngày 24.12.2010 của Chính phủ.
Nhiều cán bộ, giáo viên công tác tại vùng sâu,vùng sa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Cũng theo ông Yên, Sở đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu rà soát, có báo cáo tất cả các đối tượng được hưởng chính sách để chi trả đúng, đủ cho người lao động, tránh gây thiệt thòi. Đồng thời, yêu cầu các địa phương phải theo dõi sát, rà soát kỹ để tránh việc "quên" tổng hợp các đối tượng đáng được hưởng chế độ, tránh xảy ra trường hợp tương tự huyện Krông Pắk.
"Vừa qua, UBND huyện Ea Súp cũng đã có văn bản hỏi về việc chi trả các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện. Hiện Sở vẫn chưa nhận được báo cáo chi tiết, cụ thể về việc này", ông Yên cho hay.
Liên quan vụ việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê bình Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk vì "bỏ quên" chế độ của cán bộ, nhân viên. Cụ thể, huyện Krông Pắk chưa rà soát đầy đủ, không nắm rõ địa bàn quản lý (thôn 2A, xã Hòa Tiến, Krông Pắk - PV) thuộc khu vực được hưởng chế độ theo Nghị định 116. Tới sau này, một đơn vị bộ đội về đóng quân gần đó làm thủ tục hưởng chế độ thì các cán bộ, giáo viên mới biết và có kiến nghị lên trên.
Trước đó, cuối năm 2017 Sở Tài chính cũng đã chi hơn 23 tỷ đồng để UBND huyện Krông Búk chi trả tiền thu hút cho các giáo viên trên địa bàn trong năm 2016. Lý do, hàng trăm giáo viên tại huyện Krông Búk đã bị huyện "quên" chi trả các chế độ chính sách thu hút vùng sâu vùng xa.
Về những thiếu sót này, phía UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu UBND huyện Krông Búk tổ chức kiểm điểm các cá nhân, tập thể liên quan đến việc "bỏ quên" chế độ của giáo viên.
Theo Thúy Diễm (Dân Trí)
Chủ máy bơm "siêu khủng" xin TPHCM tạm ứng 30 tỷ đồng Hợp đồng thuê máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TPHCM) được ký kết gần 4 tháng, tuy nhiên Trung tâm chống ngập TP vẫn chưa chốt giá thuê. Để có kinh phí trả cho công nhân vận hành, mua nhiên liệu, lãi vay ngân hàng, tiền điện..., chủ đầu tư máy bơm xin được tạm ứng 30...