Hàng trăm trẻ em tử vong vì sữa bột giả
Những tiếng khóc đau lòng, những cái đầu phình to dị thường và những khuôn mặt thẫn thờ đẫm nước mắt của các bà mẹ, tất cả đã tạo nên bức tranh đau lòng xung quanh vụ sữa bột giả gây tử vong trẻ em tại Trung Quốc.
Ngày 22/5, Công an TP Huế đã khám phá đường dây nhập lậu, đánh tráo, thay đổi nhãn mác thương hiệu nổi tiếng sữa Ensure, thu giữ hàng nghìn lít sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, loại 237ml.
Sữa Ensure bị làm giả.
Theo khai nhận ban đầu của bà Tôn Nữ Cẩm Nhung, 53 tuôi, phường An Cựu – bà Nhung đã thuê người bóc – dán nhãn các sản phẩm sữa nước Ensure. Công an TP Huế đã tạm giữ 5.208 lon màu cam, 1.680 lon màu xanh và 505 lon không có nhãn mác, 50 thùng sữa Ensure, loại 237ml đã bị lột nhãn màu vàng dán sang màu xanh và không có nhãn mác của bà Nguyễn Thị Kim Chi (SN 1965).
Mở rộng điều tra, Công an TP. Huế còn thu giữ tại nhà ông Nguyễn Quang Sanh (SN 1950) 60 thùng sữa Ensure loại lon và chai 237ml và tại nhà ông Phan Văn Bé (SN 1964) 24 thùng sữa hiệu Ensure.
171 trẻ em tử vong vì sữa giả “Pu Meng”
Những cái đầu phình to dị thường, những tiếng khóc đau lòng và những khuôn mặt thẫn thờ đẫm nước mắt của các bà mẹ, tất cả đã tạo nên bức tranh xúc động xung quanh vụ sữa bột giả gây tử vong trẻ em tại Trung Quốc.
Từ tháng 5-2003, 171 trẻ em tại thành phố Phụ Dương (tỉnh An Huy) đã được ghi nhận có triệu chứng bất thường. Căn “bệnh lạ” khiến đầu các em phình to trong khi cơ thể ngày càng còi cọc và sức khỏe ngày càng suy yếu. Thế rồi, trước sự bất lực của gia đình cũng như bác sĩ địa phương, các em trút hơi thở cuối cùng sau khi chào đời không lâu.
3000 học sinh tiểu học ngộ độc sữa đậu nành
Tháng 7/2004, khoảng 3.000 học sinh tiểu học tại Liêu Ninh đã bị ngộ độc từ sữa đậu nành được sản xuất từ Công ty Baorun Milk, liên doanh Trung Quốc – Mỹ.
Video đang HOT
Friso và Abbott bị phù phép nguyên liệu rởm
Trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM kiểm tra căn hộ 207, lô B, chung cư Cây Mai (P.16, Q.11, TP.HCM), bắt quả tang Hồ Bảo Sơn (SN 1953) đang tổ chức đóng lon sữa bột giả.
Trinh sát phát hiện một lô hàng gồm sữa giả Friso và Abbott (loại 1,5 kg) thành phẩm. Tại hiện trường, trinh sát thu 10 thùng vỏ lon sữa, 2 thùng nắp nhựa, 2 thùng nắp nhôm cùng hàng chục kg sữa các loại, 1 thùng tem nhãn hiệu Abbott, 6 thùng sữa thành phẩm với các loại hộp từ 450 gr – 1,5 kg.
Theo khai nhận ban đầu, Sơn đi mua sữa bột giá rẻ, thu gom lon sữa đã qua sử dụng tại các vựa ve chai với giá 2.000 đồng/lon; sau đó đổ sữa giá rẻ vào lon đóng hộp, dán tem Abbott cung cấp cho các cửa hàng ở TP.HCM tiêu thụ với giá 650.000 đồng/hộp loại 1 kg.
Hàng loạt sữa hàng hiệu bị làm giả
Ngày 26/6, các trinh sát CSĐT đã phối hợp với các đơn vị tiến hành kiểm tra nhà không số thuộc tổ 7, ấp 2A, xã Vĩnh Lộc A. Tại hiện trường, trinh sát phát hiện 19 bao sữa bột không rõ nguồn gốc, 22 bao đường hóa học, 8 bao bột sữa NDC đều có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Đồng thời, cũng phát hiện một hệ thống máy trộn sữa, máy ghép, hàn, cắt lon sữa và khoảng 80kg nhãn mác sữa (in tên các hiệu sữa Pigo, Gina Milk Canxi, Gina Milk… sữa Australia gầy)
Ngoài lượng sữa nguyên liệu ra, các trinh sát còn phát hiện 1.156 lon và hộp sữa các hiệu Pigo, Physogrow, Gina Milk, trong đó có nhiều lon đã hết hạn sử dụng. Tại CQĐT, Phước khai ngoài địa chỉ này Phước còn một điểm lưu giữ sữa thành phẩm đặt tại nhà không số ở tổ 15, ấp 6B, xã Vĩnh Lộc A. Tại địa điểm này, các trinh sát phát hiện thêm 642 lon sữa thành phẩm, in các nhãn hiệu Pigo, Physogrow, Gina Milk.
Theo lời khai của Phước, quy trình sản xuất sữa rất đơn giản: Sau khi có các nguyên liệu, Phước cho đường ngọt, đường lạt, bột sữa, bột béo vào máy trộn đều rồi đóng gói và tự mình dán tên các hãng sữa có thương hiệu lên lon. Khi hoàn thành sản phẩm, Phước lên mạng quảng cáo là sữa “cao cấp” để tiêu thụ trên thị trường ở TPHCM và các tỉnh lân cận.
Đặc biệt, Phước sản xuất rất nhiều loại sữa khác nhau, cho nhiều đối tượng khác nhau như người già, trẻ em, người gầy… nhưng chỉ sử dụng chung một công thức pha trộn như trên.
Sau khi sữa thành phẩm, Phước lên mạng quảng cáo các loại sữa “cao cấp” do mình sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn tại thị trường các tỉnh miền Tây, miền Trung và TP Hồ Chí Minh. Các nhãn mác sữa đều nhái giống 90% các nhãn hiệu nổi tiếng nên người tiêu dùng không để ý dễ mua lầm.
Theo Kinh Doanh
30% trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu
Theo Chi cục bảo vệ thực vật TP.HCM, hiện trong số trái cây Trung Quốc đang có mặt trên thị trường TP.HCM, có gần 30% bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, tập trung chủ yếu là 3 loại trái cây: quýt, lê và táo.
Trái cây ngoại nhập vào TPHCM, chỉ phát hiện trái cây Trung Quốc nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu- Ảnh TL
Chỉ phát hiện trái cây Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu
Theo thống kê tại 3 chợ đầu mối ở TPHCM (Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền), số lượng trái cây Trung Quốc chiếm đến trên 90%, chủ yếu là quýt, lê, táo...
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đức Tiến, chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM, cho biết hàng đêm tại mỗi chợ đầu mối đều được kiểm tra đầu vào, nhưng không phải kiểm tra hết tất cả các loại trái cây mà chỉ kiểm tra những loại trái cây nghi ngờ có dư lượng thuốc trừ sâu.
Thường mỗi đêm kiểm tra, lực lượng Chi cục bảo vệ thực vật lấy từ 5 dến 10 mẫu trái cây để xét nghiệm.
"Chúng tôi không thể nào lấy mẫu hết tất cả các loại trái cây, chỉ lấy mẫu những loại trái cây nghi ngờ hay nhận được phán ánh của người tiêu dùng về loại trái cây nào đó có vấn đề.
Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho biết thêm, hiện ngành bảo vệ thực vật đang đề xuất phương án lấy mẫu tập trung. Thay vì phải đi lấy mẫu mỗi đêm, tốn nhiều thời gian công sức, mỗi tháng tập trung lấy 8 đêm, mỗi đêm có thể lấy 30 mẫu để đảm bảo mỗi tháng cũng được khoảng 300 mẫu.
Theo ông Tiến, trái cây ngoại nhập vào Việt Nam, chỉ có trái cây Trung Quốc là phát hiện nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu với số lượng khoảng 30%, còn trái cây ở các quốc gia khác thì gần như không có dư lượng thuốc trừ sâu.
Nhận định về điều này, ông Tiến cho rằng, do không được kiểm soát chặc chẽ quy trình sản xuất trái cây ở Trung Quốc.
"Trong quy trình sản xuất trái cây ở Thái Lan, từ dư lượng thuốc trừ sâu, chất lượng đến gắn nhãn mác.. được quy định và kiểm soát khá chặc chẽ. Trong khi đó, việc giám sát, kiểm tra trái cây ở Trung Quốc chưa được chặt chẽ, một phần do diện tích trái cây Trung Quốc lớn, dân cư đông", ông Tiến nói.
Có nguy cơ gây ung thư
"Có 3 cấp độ gây nguy hại ở thuốc trừ sâu là cấp tính, mạn tính và trường viễn. Đối với trái cây có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép, nếu sử dụng thì khả năng sẽ gây bệnh cấp tính; còn ở trái cây nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu ở mức cho phép, người sử dụng vẫn không thấy bệnh tật gì, nhưng nếu sử dụng kéo dài, thời gian tích tụ thuốc trừ sâu trong cơ thể nhiều, nguy cơ gây ung thư là rất cao", ông Tiến cho biết.
Sở dĩ, Chi cục bảo vệ thực vật TPHCM phát hiện trái cây Trung Quốc nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu chưa vượt mức cho phép là do kiểm tra trễ, dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây đã giảm. Thời gian mà trái cây Trung Quốc qua cửa khẩu để vào Việt Nam rồi đến TPHCM thì dư lượng thuốc trừ sâu đã giảm đáng kể, vì thời gian mà thuốc trừ sâu tồn tại trong trái cây chỉ khoảng 5 đến 7 ngày.
Vấn đề đặt ra lúc này, nhà nước phải đưa ra những rào cản kỹ thuật để hạn chế, loại trừ trái cây Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu nhập vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xây dựng hàng rào kỹ thuật hiện nay là rất khó khăn, đòi hỏi phải có cơ sở khoa học. Vì khi loại bỏ bất cứ một hoạt chất nào trong trái cây, phải chứng minh được vì sao, hoạt chất đó độc hại như thế nào, dựa trên cơ sở khoa học nào...
"Nhiều khi biết được trái cây Trung Quốc có hoạt chất đó, nhưng chúng ta lại không có chất chuẩn để kiểm tra, nên kiểm tra hoài cũng phá không phát hiện ra; hoặc không biết trong trái cây Trung Quốc có hoạt chất gì, dù có chất chuẩn cũng không thể phát hiện được", ông Tiến cho biết.
Nhiều khi không biết trong trái cây Trung Quốc có hoạt chất gì, dù có chất chuẩn cũng không thể phát hiện được.
Hiện nay nhu cầu người tiêu dùng sử dụng trái cây Trung Quốc là khả lớn, một phần là do gia trái cây Trung Quốc giá rẻ.
Do đó, vấn đề trước mắt là các cửa khẩu phải kiểm soát chặt chẽ, đủ sức kiểm tra các hoạt chất có trong trái cây. Đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng trái cây an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ, có chứng minh của cơ quan chức năng. Thay đổi thói quen chọn lọc trái cây của người dân.
Mới đây, 17 lô hàng gồm hàng trăm tấn với 8 loại nông sản Trung Quốc gồm quýt, nho, cam, táo, hồng, chanh, cà rốt và củ cải trắng đã bị cơ quan chức năng phát hiện có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Trước tình hình trên, hiện nay các mặt hàng trái cây, rau, củ, quả Trung Quốc trên địa bàn TP.HCM đã giảm mạnh sức tiêu thụ.
Theo Hồ Quang
Một thế giới
Cháy kho chứa hóa chất, hàng trăm người sơ tán Tối 11.5, sau một tiếng nổ lửa bùng cháy tại kho chứa hóa chất số E1/3/3B hương lộ 80, ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM, khiến nhiều người dân hoảng hốt. Kho hóa chất bị lửa thiêu rụi Thông tin ban đầu, khoảng hơn 20 giờ 30 tối 11.5, nhiều người dân bất ngờ nghe một tiếng nổ tại...