Hàng trăm tiểu thương bị chấm dứt hợp đồng
Phớt lờ “đối tác” cũ, Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng (Cty CPSBT) bất ngờ chấm dứt hợp đồng cho thuê ki-ốt với các tiểu thương tại chợ gốm làng cổ Bát Tràng chỉ vì có đối tác khác chịu chi nhiều hơn. Việc làm trên của Cty CPSBT đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các tiểu thương bởi vì họ đã phải bỏ bao công sức và tiền của để cùng gây dựng nên chợ gốm sứ truyền thống này…
Tiểu thương tại chợ Gốm làng Bát Tràng đóng cửa không bán hàng phản đối việc
Công ty CP Sứ Bát Tràng đơn phương cắt hợp đồng cho thuê ki-ốt
Video đang HOT
“Bội tín” vì… tiền!
Sáng qua 5-11, hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh tại chợ gốm làng cổ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) đã đồng loạt lên tiếng phản đối việc Cty CPSBT (thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội – Hapro) chấm dứt hợp đồng cho thuê ki-ốt. Phóng viên Báo ANTĐ đã có mặt tại hiện trường và kịp thời ghi nhận lại tình hình.
Theo phản ánh của các tiểu thương nơi đây, chợ gốm làng cổ Bát Tràng được ra đời vào năm 2004, do người dân chính gốc làng Bát Tràng đứng ra ký kết hợp đồng với Cty CPSBT cùng xây dựng. Lúc đó, do tài chính khó khăn Cty CPSBT chỉ có mặt bằng, nên hộ dân nào muốn ký hợp đồng phải tự bỏ tiền ra xây dựng và được hoạt động với thời hạn 5 năm và chỉ có người dân Bát Tràng mới được góp vốn.
Sau khi chợ được xây dựng, các tiểu thương còn tự bỏ tiền ra hoàn thiện thêm phần nội thất gian ki-ốt của mình rồi mới đem sản phẩm đến trưng bày và bán. Theo bà Phùng Thị Hà (một tiểu thương của chợ), ban đầu chợ khá đìu hiu, khách ít đến đây mua hàng mà thường vào thẳng các cơ sở sản xuất. Thế nhưng, bằng nhiều hình thức giới thiệu quảng bá sản phẩm của các tiểu thương, chợ bắt đầu đông dần và đã trở thành điểm tham quan du lịch và hàng bán rất chạy. Tuy nhiên, khi sắp hết thời hạn hợp đồng, tiểu thương trong chợ liên tục đề nghị Cty CPSBT ký tiếp nhưng đã bị Công ty “lờ” đi. Bất ngờ, chỉ một thời gian sau đó, nhiều hộ kinh doanh trong chợ nhận được thông báo yêu cầu bàn giao mặt bằng ki-ốt cho Công ty cổ phần Đồng Tiến Thành (trụ sở tại quận Ba Đình). Theo thông báo này các ki-ốt đã được Cty CPSBT ký hợp đồng cho Công ty cổ phần Đồng Tiến Thành thuê lại.
Ông Phùng Văn Hữu – Trưởng Ban quản lý chợ gốm làng cổ Bát Tràng, kiêm Phó ban Chủ nhiệm HTX SXTM&DV làng cổ Bát Trang không khỏi bức xúc nói, trước khi chợ được xây dựng nơi đây chỉ là khu đất bỏ hoang, khi người dân trong làng hợp tác với Cty CPSBT đầu tư xây dựng mới được như ngày hôm nay. Thế nhưng, bỏ qua quyền lợi của người dân, Cty CPSBT đã ký kết hợp đồng với từng cá nhân, công ty khác vì mức giá cho thuê cao hơn. Hơn thế, đây là chợ gốm làng cổ nhưng Cty CPSBT lại có ý định xây dựng thành Trung tâm thương mại Hapro Bát Tràng, làm mất đi nét văn hoá truyền thống của làng gốm cổ Bát Tràng, làm sao có thể chấp nhận được.
Cần tính đến lợi ích hài hoà
Được biết, trước khi xảy ra sự việc vào sáng qua, chính quyền địa phương đã họp đưa ra cách giải quyết. Để việc quản lý kinh doanh chợ gốm sứ Bát Tràng ngày càng hoạt động có hiệu quả và tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, đồng thời đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của Cty CPSBT và các hộ kinh doanh ngày 5-6-2012, UBND huyện Gia Lâm đã ra thông báo chỉ đạo với 5 nội dung, trong đó giao UBND xã Bát Tràng chủ trì họp lấy ý kiến của các hộ kinh doanh trong chợ về phương án lựa chọn tiếp tục ký hợp đồng với Cty CPSBT. Đồng thời, đề nghị Cty CPSBT có trách nhiệm thành lập Ban quản lý chợ gốm sứ Bát Tràng (trong đó phải có sự tham gia của đại diện các hộ kinh doanh) nhưng cũng bị Cty CPSBT tiếp tục “bỏ ngoài tai”.
Cũng trong chiều qua, đại diện chính quyền do ông Dương Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm đã chủ trì buổi làm việc giữa lãnh đạo Hapro, lãnh đạo Cty CPSBT và đại diện các hộ kinh doanh trong chợ. Tuy nhiên theo ông Phùng Văn Hữu, cuộc họp đã không đi đến thống nhất vì Cty CPSBT chưa đáp ứng một số nội dung, yêu cầu của người dân được xem là chính đáng. Để đảm bảo quyền lợi hài hoà giữa Cty CPSBT và các hộ kinh doanh của chợ, đề nghị chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản Cty CPSBT cần có một quyết sách đúng đắn, đảm bảo vấn đề an ninh trật tự cũng như không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người dân. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ việc Cty CPSBT đã có hành vi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng các công trình không phép, cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân thuê mặt bằng không đúng theo văn bản chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh ký ngày 30-11-2011.
Theo ANTD
Bộ TTTT và Bộ GTVT ký kết chương trình phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí
Lễ ký diễn ra chiều 1.11 giữa Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son và Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.
Theo đó, Bộ GTVT có trách nhiệm cung cấp cho báo chí thông tin chính xác, công khai minh bạch về các chủ trương định hướng của Chính phủ của bộ về công tác quản lý nhà nước, hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và công tác bảo đảm trật tự an toàn GT, trả lời các câu hỏi trực tiếp của cơ quan báo chí.
Bộ TTTT cũng có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin trung thực theo phát ngôn chính thống của Bộ GTVT tránh suy diễn gây tâm lý bất an trong xã hội.
Định kỳ Bộ GTVT sẽ có văn bản tổng hợp về các thông tin sự kiện của ngành trước ngày giao ban báo chí để Bộ TTTT tổng hợp và thông báo vào các cuộc giao ban. Khi có sự kiện quan trọng của ngành, Bộ GTVT cử người phát ngôn đến cung cấp thông tin tại cuộc giao ban báo chí thứ ba hàng tuần. Bộ GTVT cũng sẽ thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin từ đại chúng.
Hai bộ cũng phối hợp chặt chẽ trong việc thông tin về các vấn đề nhạy cảm trong ngành GTVT để định hướng dư luận, không để lan truyền thông tin không chính thống, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý xã hội và lòng tin của nhân dân.
Theo laodong
Buộc thôi việc 15 trường hợp sử dụng bằng giả Ngày 18/9, ông Võ Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết, UBND huyện này vừa có công văn yêu cầu xử lý kỷ luật, đình chỉ công tác đối với 15 trường hợp mua, sử dụng bằng giả. Theo đó, sau khi nhận được báo cáo của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Tuyên...