Hàng trăm tài xế “vây” trụ sở Grab ở Hà Nội
Hàng trăm tài xế xe ôm công nghệ đã tập trung nhau “vây” trụ sở của Grab tại phố Duy Tân (Hà Nội) để phản đối việc doanh nghiệp này tăng giá cước, sau khi áp dụng thuế GTGT trên mỗi cuốc xe.
Từ sáng ngày 7/12, hàng trăm tài xế xe ôm công nghệ đã kéo nhau đến vây kín trước trụ sở Grab ở ngõ 78 phố Duy Tân ( quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhằm phản đối việc doanh nghiệp này tăng giá cước, sau khi áp dụng thuế GTGT trên mỗi cuốc xe từ ngày 5/12.
Các tài xế GrabBike vây kín trước cửa trụ sở Grab ở ngõ 78 phố Duy Tân.
Hầu hết, các tài xế tập trung nhau ở đây là các tài xế GrabBike. Họ cho biết, hiện Grab trừ 20% của mỗi cuốc xe của tài xế . Tiếp đó là trừ tiếp 10% số tiền mà họ được hưởng.
“Ví dụ, một người chạy cuốc được 100 nghìn đồng, sẽ bị trừ mất 20 nghìn đồng tiền phí cho Công ty. Đối với số còn lại là 80 nghìn đồng, bị trừ tiếp 10% VAT (là 8.000 đồng) nữa. Thực tế còn lại chúng tôi được hưởng chỉ là 70 nghìn đồng. Việc tăng giá cước như vậy rất bất công”, một tài xế chia sẻ.
Các tài xế đồng loạt tắt app, yêu cầu được làm việc với đại diện Grab.
Ghi nhận của PV cho thấy, càng về trưa lượng tài xế kéo về trụ sở Grab ở phố Duy Tân càng đông, tất cả đều tắt app và mong được làm việc với đại diện Công ty. Lực lượng Công an sở tại phải huy động lực lượng đến hiện trường để đảm bảo an ninh trật tự.
Video đang HOT
Tài xế cho rằng, việc Grab tăng giá cước như hiện nay là điều bất công đối với các tài xế?
Trước đó, để đảm bảo thu nhập cho tài xế khi thuế VAT tăng theo Nghị định 126, Grab đã tăng giá 5-6% dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc.
Cụ thể, giá cước 2km đầu tiên cho dịch vụ Grab Car 4 chỗ tại Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ tăng lên 27 nghìn đồng, cao hơn 2 nghìn so với trước ngày 5/12. Mức cước này tại các thành phố khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,… tăng 3 nghìn đồng lên 25 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, Grab cũng điều chỉnh tăng giá cước mỗi km (sau 2km đầu tiên) cho dịch vụ GrabCar 4 chỗ 500-1 nghìn đồng tuỳ từng thành phố. Trong đó, 1 nghìn đồng là mức tăng lớn nhất áp dụng cho khách hàng tại Hà Nội và Bắc Ninh.
Hiện nay, giá mỗi km GrabCar 4 chỗ tại hai thành phố này là 9.5 nghìn đồng, tương đương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Doanh nghiệp này cũng điều chỉnh giá cước dịch vụ GrabCar 7 chỗ với các tỷ lệ tăng tương đương 4 chỗ.
Với dịch vụ xe ôm công nghệ GrabBike, giá cước mỗi km (sau 2km đầu tiên) tăng từ 3.4 nghìn đồng lên 4 nghìn đồng. Còn giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2km đầu tiên) tăng từ 300 lên 350 đồng mỗi phút.
Tăng thuế taxi công nghệ: Ai là người phải gánh?
Theo quy định mới có hiệu lực từ 5/12, xe công nghệ sẽ bị áp mức thuế 10% thay vì mức 3% như hiện tại. Ai sẽ là người chịu khoản phí tăng thêm này?
Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế được ban hành ngày 19/10/2020 và sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12/2020.
Quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 của Nghị định 126 nêu rõ: "Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh".
Với quy định này, kể từ ngày 5/12 tới các nền tảng gọi xe công nghệ sẽ phải thực hiện kê khai thuế cho toàn bộ các đối tác tài xế với thuế GTGT áp ở mức 10%. Ngoại trừ các tài xế của ứng dụng gọi xe be đang áp mức 10% (do đăng ký kinh doanh loại hình vận tải), hầu hết các ứng dụng hiện nay đều áp mức thuế GTGT 3% trên tất cả các cuốc xe. Như vậy, so với hiện hành, khi quy định này có hiệu lực, hầu hết các ứng dụng gọi xe hiện nay đều sẽ bị tác động đáng kể.
Tài xế hoang mang vì sợ bị áp thuế
Nhiều tài xế tỏ ra lo lắng vì cho rằng mức thuế GTGT mới sẽ bị áp lên mình. Ảnh: Duy Vũ
Thông tin áp mức thuế GTGT 10% trên doanh thu cuốc xe đã gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng tài xế công nghệ, đặc biệt là các tài xế đang chạy Grab bởi doanh nghiệp này đang chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam, do đó cũng sẽ chịu tác động lớn nhất bởi quy định mới.
Nhiều tài xế Grab hoang mang khi cho rằng ngoài chiết khấu cao, thuế tăng sẽ khiến cho thu nhập tài xế bị giảm và khiến đời sống ngày càng khó khăn hơn. Anh L.H. Tuyên, một tài xế Grabbike tại Hà Nội cho biết các cuốc xe hai bánh thường có mức giá rất thấp. Ngoài tiền chiết khấu phải trả cho Grab, các tài xế còn phải chi trả xăng xe, khấu hao phương tiện, chi phí sửa chữa...số tiền cầm về tay chẳng còn bao nhiêu.
Bức xúc hơn, tài xế chạy Grabcar Nguyễn Văn. T. cho rằng mình đang phải cõng quá nhiều chi phí trên một chuyến xe. "Nếu phải trả thêm 10% thuế GTGT có nghĩa là mỗi cuốc xe chúng tôi bị trừ 35 - 40% tiền thuế, phí và chiết khấu. Cõng nhiều phí thế thì tài xế ăn bằng gì?", tài xế này nói.
Tuy nhiên, trên thực tế, cách hiểu này của các tài xế vẫn chưa chính xác. Trả lời về cách tính thuế GTGT và quy định doanh nghiệp khải kê khai trong Nghị định 126, trong các cuộc đối thoại giải đáp về chính sách thuế vừa được tổ chức tại Hà Nội (ngày 24/11) và TP.HCM (2711), ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết các doanh nghiệp vận tải công nghệ sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế GTGT chứ không phải là tài xế. "Nghị định 126 quy định trách nhiệm của các công ty liên kết với người lái xe để thực hiện dịch vụ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp sẽ phải kê khai 10% thuế GTGT trên tổng doanh thu. Công ty sẽ được khấu trừ đầu vào", vị này nói.
Trong khi đó, về phía tài xế thì theo quy định mới sẽ chỉ bị áp mức thuế Thu nhập cá nhân 1,5% khi có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Như vậy, trên thực tế nghĩa vụ thuế đối với tài xế công nghệ sẽ nhẹ hơn so với hiện hành.
Giá cước taxi công nghệ tăng: Khách hàng là người cõng thuế
Khách hàng, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị áp thuế.
Trên thực tế, thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Loại thuế này được áp đối với người tiêu dùng.
Đối với quy định mới là thu 10% đối với các nền tảng gọi xe cũng tương tự. Đây là tiền thuế người tiêu dùng đóng, doanh nghiệp chỉ kê khai và nộp thay, đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Mức thuế GTGT tăng thêm 7%, tư 3% lên 10% sẽ tăng thêm ganh năng cho ngươi tiêu dung. Khi các hang xe công nghê kê khai và thu hộ khoan thuê này trên tổng doanh thu mỗi cuốc xe. Điều đó có nghĩa là cươc phi cung tăng thêm và khach hang phai tăng sô tiên chi tra cho những cuôc xe mình phải đi thêm 7%.
Nhiều ý kiến cho biết, kể cả mức thuế nói trên được áp cho tài xế hay doanh nghiệp thì giá cước của các loại xe công nghệ trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng bởi doanh nghiệp sẽ phải cân đối nguồn thu và lợi ích các bên. Như vậy, đối tượng bị ảnh hưởng sẽ vẫn là người tiêu dùng.
Dù mức tiền phải chi thêm trên mỗi cuốc xe di chuyển hàng ngày là không lớn, nhưng chắc chắn sẽ gia tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng, nhất là khi việc kê khai và khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam gần như ít được người dân để ý.
Lý do khó tìm được tài xế Grabbike chở bệnh nhân 450 Bệnh nhân COVID-19 thứ 450 di chuyển từ Bệnh viện Quốc tế City về nhà ở quận 8, TPHCM bằng Grabbike nhưng không đặt xe qua ứng dụng nên việc tìm kiếm tài xế gặp nhiều khó khăn. Bệnh viện Quốc tế City nơi bệnh nhân 450 đón Grabbike về quận 8. Chiều 31/7, đại diện Grab cho biết, qua kiểm tra dữ...