Hàng trăm sinh viên tham dự buổi talkshow về Trí tuệ nhân tạo (AI) cùng Google
Hơn 400 sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM như KHXH&NV, Khoa học Tự nhiên, Bách Khoa… đã có cơ hội hiểu rõ những kiến thức giá trị về Trí tuệ nhân tạo (AI) và cách khai thác cho học tập và cuộc sống từ các chuyên gia Google tại talkshow “Hiểu và Vận dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cùng Google” ngày 31/8.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ tiên tiến với tiềm năng ứng dụng vô tận trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Trong vài năm trở lại đây, AI trở thành cuộc đua của nhiều ông lớn trong ngành công nghệ và là chủ đề trao đổi ở khắp mọi diễn đàn, mạng xã hội và kênh truyền thông. Tuy vậy, phần lớn người dùng phổ thông không thể hình dung những tác động cụ thể của AI đến đời sống thường nhật và gần gũi mà thường liên tưởng đến những giả thuyết hư cấu trong phim khoa học viễn tưởng.
Trên thực tế, dù sở hữu năng lực khai phá những giới hạn của công nghệ, làm nền tảng cho những phát minh có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người, AI cũng đã được ứng dụng vào rất nhiều công cụ quen thuộc chúng ta thường dùng mỗi ngày, khiến chúng trở nên ưu việt và hoàn thiện hơn. Google là một trong những cái tên đi đầu trong việc nghiên cứu, phát triển và đưa ứng dụng AI để cải thiện trải nghiệm của người dùng qua các sản phẩm, dịch vụ thông minh và thiết thực.
Trong talkshow với chủ đề “Hiểu và Vận dụng Trí tuệ nhân tạo cùng Google” ngày 31/08/2018 tại TP.HCM do Google đã phối hợp trường ĐH KHXH&NV tổ chức, các chuyên gia Google và hai khách mời đã minh hoạ cụ thể những lợi ích của Trí tuệ nhân tạo đã và đang đem lại những giá trị giúp ích thiết thực cho học tập lẫn cuộc sống của sinh viên, và tất cả mọi người trong xã hội.
Tham dự tại buổi talkshow có các vị khách mời gồm chuyên gia Phạm Xuân Hoàng Ân, travel blogger Đinh Hằng và giảng viên Trần Tuấn Đạt. Các vị khách mời đã giao lưu và chia sẻ với các bạn sinh viên những kinh nghiệm lẫn trải nghiệm cá nhân của mình về cách công nghệ đang chạm đến từng khía cạnh và thay đổi cuộc sống nhanh chóng như thế nào chỉ trong vài thập kỷ qua và hiện Trí tuệ nhân tạo là trọng tâm cần nắm bắt, khai thác, tối ưu cho cuộc sống của mỗi người.
Để làm rõ hơn về cải tiến trong các sản phẩm thân thuộc với sinh viên như Google Translate, GMail, Google Search, Google Maps…, hai chuyên gia đến từ Google gồm anh Nguyễn Quang Duy và anh Lê Duy Khánh đã đem đến những kiến thức giá trị, giúp sinh viên hiểu về nhiều vấn đề “tưởng rằng đã hiểu”, cũng như cách tận dụng hiệu quả hơn.
Video đang HOT
“Trí tuệ Nhân tạo (AI) không còn là một khái niệm xa vời chỉ dành riêng cho những lập trình viên, chuyên gia, hay công ty công nghệ. Trí Tuệ Nhân Tạo đã và đang rất gần gũi với tất cả mọi người, đã được áp dụng vào trong nhiều lĩnh vực cuộc sống con người.”, anh Nguyễn Quang Duy, chuyên gia phân tích Chất lượng Tìm kiếm Cấp cao từ Google.
“Đưa những lợi ích của Trí tuệ Nhân tạo đến với tất cả mọi người là sứ mệnh của Google, và chúng tôi thực hiện điều này theo ba phương thức: Cải thiện trải nghiệm của người dùng qua những sản phẩm của Google; Chia sẻ những công nghệ mới nhất về AI/ML như thư viện phần mềm mã nguồn mở về Máy học (Machine Learning) TensorFlow, Google Cloud AI để giúp các công ty và tổ chức sáng tạo hơn; Giúp giải quyết những thách thức của nhân loại như bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lương, chăm sóc sức khoẻ…”, tiến sĩ Lê Duy Khánh, chuyên gia phân tích cấp cao về AI/ML từ Google chia sẻ.
Nhiều câu hỏi thú vị từ các sinh viên tham dự sau khi được trải nghiệm và tiếp nhận nhiều thông tin giá trị về sức mạnh của công nghệ AI khi ứng dụng vào các công cụ quen thuộc của Google như Google Dịch, Google Tìm kiếm với những trò chơi hết sức thú vị.
Trong bối cảnh công nghệ liên tục phát triển như hiện nay, việc liên tục cập nhật, tìm hiểu và nghiên cứu về những xu hướng công nghệ mới là vô cùng thiết yếu, đặc biệt đối với các bạn sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự chuyển giao của xã hội trong thời đại Công nghiệp 4.0 đồng thời giúp tối ưu tiện ích của các công nghệ mới cho cuộc sống con người. Nắm bắt và vận dụng chúng sẽ giúp sinh viên có được hành trang kiến thức và kỹ năng công nghệ phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại.
Theo Techsign
Chuyên gia Google chỉ cách Việt Nam làm trí tuệ nhân tạo
Thế giới cần một triệu nhân lực làm AI, nhưng chỉ có khoảng 10.000. Để đáp ứng, thuật toán, máy học, lập trình cần được học từ phổ thông.
Việt Nam cần làm gì, chọn sản phẩm mũi nhọn nào, đào tạo nhân lực ra sao... để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) là đặt hàng của Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy sáng 21/8 với các chuyên gia người Việt trở về từ nhiều quốc gia. Hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội.
Là diễn giả thứ hai phát biểu tại hội thảo, TS Lê Viết Quốc, chuyên gia của Google trở về từ Mỹ, đã nêu xu hướng thế giới và chỉ ra khoảng cách Việt Nam phải lấp đầy nếu tham gia "cuộc chơi". Các nghiên cứu và ứng dụng AI đang thay đổi từng ngày, tạo ra những ứng dụng khó tin khi máy đang tiến sát đến khả năng, thậm chí có phần vượt con người.
Cách đây mười năm, khi một cuốn sách đưa ra dự báo 50 năm nữa loài người sẽ có máy tính nhận dạng hình ảnh tốt như mắt người. Thời điểm đó thông tin này gây sốc, nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện máy tính nhận dạng được hình ảnh. Đến năm 2016 máy đã vượt ra khả năng nhận diện hình ảnh của con người. Một vấn đề khoa học tưởng chừng như khó khăn nhất nhưng đã có bước đột phá.
Tiếp đến là mảng dịch thuật, nhận diện giọng nói, trong đó Google Translate (công cụ dịch của Google) được xem là sản phẩm tiện ích khó tin cho người dùng. Sản phẩm bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không thể, từ chỗ người nói 10 từ máy nhận diện sai hai từ, sau khoảng 8 đến 10 năm mười từ người nói, Google chỉ sai nửa từ.
Ở mảng y tế, đa phần bác sĩ nhận dạng hình ảnh chụp cơ thể con người phải giỏi mới chẩn đoán đúng bệnh. Nhưng nghiên cứu của Stanford đã chứng minh dùng thuật toán nhận dạng về bệnh ung thư gan, máy chẩn bệnh ngang tầm chuyên gia.
Hiện nay AI được ứng dụng để sản xuất các xe tự lái. Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đang đầu tư mạnh cho mảng này và dự kiến sẽ là thị trường tạo ra hàng trăm tỷ đôla thời gian tới.
TS Lê Viết Quốc. Ảnh: Anh Tuấn.
TS Quốc đánh giá Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển AI nhưng thiếu nhiều vật liệu xây dựng cho ngành. Anh cũng chỉ ra hai mô hình có thể lựa chọn. Một như Mỹ, để các doanh nghiệp phát triển theo tự nhiên, Chính phủ không tham gia đầu tư. Hai là như Trung Quốc đầu tư mạnh cho cả nghiên cứu và doanh nghiệp khởi nghiệp AI.
Nhưng dù theo mô hình nào thì đầu tư đào tạo nguồn nhân lực vẫn là cốt lõi, tham gia giải quyết cả bài toán trong nước và đóng góp cho thị trường thế giới. Hiện thế giới cần một triệu nhân lực chất lượng cao, nhưng thực tế chỉ có khoảng 10 nghìn người.
Để đào tạo, những chương trình thuật toán, máy học, lập trình cần có từ phổ thông. "Lên đại học mới học về lập trình là quá trễ, nên bắt đầu dạy từ cấp ba", TS Quốc gợi ý.
Bước tiếp theo là dữ liệu. Dữ liệu quan trọng giống như cổ chai, khi rót nước buộc phải chảy qua nó nên phải tìm cách tạo ra dữ liệu mở về y tế, giao thông, nông nghiệp, khí hậu. Đây là khâu khó khăn nhất cần đầu tư dài hơi mất nhiều thời gian nên phải nghiên cứu làm sao lấy được dữ liệu nhanh.
Điểm quan trọng nữa là tập trung nghiên cứu và có những bài báo công bố quốc tế uy tín. "Nên tập hợp những thứ tinh hoa có thể viết được bài báo tham gia hội nghị lớn nhất thế giới, tạo ra tiền đề để Việt Nam gia nhập viện đại học lớn nhất thế giới của ngành AI", TS Quốc nói.
Lê Viết Quốc sinh năm 1982 tại Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Tốt nghiệp trường chuyên Quốc học Huế, Lê Viết Quốc tiếp tục theo học tại Đại học Quốc gia Australia. Năm 2007, anh sang Đức làm nghiên cứu với Viện Max Planck Biological Cybernetics. Cùng thời gian đó, anh nộp hồ sơ làm tiến sĩ ở Stanford và được chấp nhận. Quốc đến Stanford làm việc về machine learning (máy học) dưới sự hướng dẫn của GS Andrew Ng, nhà khoa học nổi tiếng chuyên nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.
Năm 2011, anh sang làm việc cho Google, thành lập ra nhóm nghiên cứu chuyên về trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ. Những sản phẩm như Google Translate (công cụ dịch của Google) và Google Search (công cụ tìm kiếm của Google) đều có đóng góp của Quốc.
Năm 2014, TS Quốc là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá của Mỹ Technology Review (TR35) dành cho 35 nhà sáng tạo tuổi đời dưới 35, có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực công nghệ, y sinh học, điện toán, viễn thông, năng lượng, vật liệu, thiết kế web và giao thông vận tải.
Những người được trao giải có công trình nghiên cứu được giới khoa học đánh giá cao và hứa hẹn sẽ được áp dụng trong tương lai.
Theo vnexpress
Trí tuệ nhân tạo: Những hứa hẹn và hiểm nguy Máy tính và robot hiện đang học cách đưa ra quyết định! Tất nhiên, "quyết định" là một từ dường như quá khó đối với máy móc vốn không có ý thức và mức độ "lý luận" thậm chí không được phát triển bằng loài ếch. Nhưng những phát triển mới nhất trong lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo) đủ để làm...