Hàng trăm sinh vật lạ lúc nhúc bò ra từ miếng rửa chén
Khi lấy miếng rửa chén ra để sử dụng, anh Đức hốt hoảng phát hiện hàng trăm sinh vật lạ, giống con đỉa lúc nhúc bò ra.
Lúc 8h sáng 11/10, trong lúc rửa chén, anh Lê Minh Đức (ở phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) hốt hoảng thấy hàng trăm sinh vật lạ, giống con đĩa lúc nhúc bò ra từ miếng rửa chén.
Hàng trăm sinh vật lạ lúc nhúc bò ra từ miếng rửa chén.
Theo anh Đức, cách đây khoảng tuần, vợ anh mua 3 miếng rửa chén (cùng một loại) tại siêu thị. Gia đình đã sử dụng hết 2 miếng, miếng còn lại anh để trên bồn rửa chén.
Sáng 11/10, anh lấy miếng rửa chén còn lại ra sử dụng thì phát hiện nhiều sinh vật lạ bò ra. Nhìn bằng mắt thường, những sinh vật này nhỏ như con giòi, thân mềm và có màu đen giống con đỉa. Cũng theo anh Đức, đây là lần đầu tiên anh gặp trường hợp này.
Đây là một trong số 3 miếng rửa chén mà gia đình anh Tính mua.
Các đồ dùng trong gia đình anh đều mua ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ và phần nhiều trong số đó mua ở siêu thị BigC Đà Nẵng. Sau khi phát hiện sự việc, anh Đức đã chụp ảnh làm bằng chứng để làm việc với lãnh đạo siêu thị.
Theo Tri Thức
Video đang HOT
Côn trùng sinh sôi trong quần áo: Nỗi khiếp sợ chưa giải
Áo ngực nghi có đỉa bò lúc nhúc, khăn tắm chứa đầy ấu trùng, quần áo may sẵn đầy sinh vật lạ... gần đây, nhiều vụ việc tương tự được phát hiện khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.
Hoảng hồn áo ngực nghi có đỉa bò lúc nhúc
Ngày 19/6, một tài khoản mạng xã hội có nickname T.L. ở Quảng Ngãi đã chia sẻ những bức xúc kèm 7 hình ảnh chiếc áo ngực có "đỉa bò lúc nhúc" khiến người xem không khỏi rùng mình. Chị L. mua chiếc áo giá 100.000 đồng này ở chợ quê. "Áo ngực này có đệm dày nhưng không phải là cao su. Mình về giặt ngâm vào nước, không ngờ có 2 con đỉa con lúc nhúc trong thau...", chị L. sợ hãi chia sẻ.
Rất nhiều sinh vật lạ trong chậu ngâm quần áo.
Hình ảnh được đăng tải trên facebook cá nhân của T.L
Xem hình ảnh trên, cư dân mạng khẳng định 2 sinh vật lạ trong bức ảnh không phải đỉa. Phần lớn mọi người cho rằng đó là con trùn đỏ (giun đất). Nhiều khả năng, 2 con giun này theo nguồn nước mà chị T.L múc vào chậu để giặt đồ. Cũng có ý kiến cho rằng, sinh vật lạ đó có thể là con lăng quăng, một loại sinh vật thường làm thức ăn của loài cá lia thia.
Tuy nhiên, do chị T.L không mang mẫu vật đi giám định nên câu hỏi "sinh vật lạ" kia là con gì vẫn còn bỏ ngỏ.
Khăn tắm chứa đầy ấu trùng lạ
Ngày 12/3, chị Nguyễn Thị Thu Thảo (khu phố 5, phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đem bốn chiếc khăn tắm mới giặt bằng xà bông ngâm vào trong thau nước xả thì thấy xuất hiện nhiều ấu trùng lạ bám vào khăn và bơi trong nước. Các ấu trùng này có màu đen, bơi như đĩa con. Chị Thảo khẳng định bốn chiếc khăn trên chị giặt riêng không ngâm, giặt chung bất với cứ bất cứ đồ gì.
Những sinh vật lạ trong 4 chiếc khăn tắm mà chị Thảo đã mua
Chị Thảo cho biết chị mua khăn tại khu vực chợ Tân Hiệp (phường Tân Hiệp) từ cách đó khoảng một tháng nhưng giờ mới sử dụng. Theo thông tin ghi trên nhãn mác thì chúng được làm bằng 100% chất liệu cotton. Đây là loại khăn mặt, khăn tắm bày bán tràn lan ngoài chợ với giá chỉ vài nghìn đồng/chiếc.
Sau đó, Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai đã cử cán bộ xuống nơi ở của chị Nguyễn Thị Thu Thảo để lấy mẫu sinh vật lạ đem đi kiểm nghiệm. Theo ghi nhận ban đầu, đây là loài sinh vật lạ chưa từng thấy ở địa bàn Đồng Nai. Nó có màu đen vàng, mình có gai, nhọn hai đầu và bò loăng quăng như con sâu với tốc độ khá nhanh.
Ngày 19/3, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai thông báo kết quả xét nghiệm của Viện Sốt rét ký sinh trùng (TP.HCM) về những "sinh vật lạ" trên. Đó là loại côn trùng bù mắt (giai đoạn ấu trùng) thuộc bộ cánh Diptera, lớp côn trùng Insecta. Côn trùng này không gây hại cho người, hay xuất hiện vào ban đêm nơi có ánh sáng như bóng đèn, tivi...
Sinh vật lạ lúc nhúc trong quần áo may sẵn
Ngày 13/1/2013, bà Nguyễn Thị Phụng (55 tuổi, trú thôn Quang Hưng, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, Phú Yên) mua bộ quần áo mới ở chợ Hạnh Lâm (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) với giá 115.000 đồng cho cô con gái. Ngâm bộ đồ trong nước có xà phòng khoảng 15 phút, bà Phụng bỗng phát hiện nhiều đốm nhỏ màu trắng nổi lên. Khi giặt bà phát hoảng khi thấy có hàng nghìn sinh vật, nhìn giống như đỉa, nhỏ bằng hạt gạo, bò lúc nhúc.
Nhiều sinh vật lạ giống đỉa trong bộ quần áo may sẵn do bà Nguyễn Thị Phụng (huyện Phú Hòa - Phú Yên) mới mua về.
Theo ông Ngô Đình Thi (chồng bà Phụng), với kinh nghiệm làm nông hơn 40 năm của mình, ông thấy sinh vật lạ này giống như loài đỉa. "Nhưng nó lớn rất nhanh đẻ cũng rất nhanh. Chỉ sau một ngày đêm, từ con vật bằng đầu que tăm lớn gần bằng đầu đũa và đẻ trứng màu trắng hình bầu dục" - ông Thi cho biết. Cũng theo gia đình bà Phụng, các sinh vật này được xử lý bằng cách đốt, đổ dầu hỏa nhưng không diệt được nên đã đem chôn lấp và lấy mẫu trình báo cơ quan chức năng.
Ngay sau đó, các ngành chức năng của xã Hòa Quang Nam đã lấy mẫu sinh vật lạ gửi đi kiểm tra. Ngày 25/1, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, mẫu "sinh vật lạ" chỉ là ấu trùng của 2 loại ruồi thuộc họ ruồi giả ong.
Hàng ngàn sinh vật lạ chui ra từ bộ quần áo mới
Vào cuối năm 2012, chị Phạm Thị Tâm ở phường Đông Hải 1, quận Hải An (Hải Phòng) cho hay đã mua 1 bộ quần áo cho cô con gái tại một shop bán quần áo trẻ em, khi đem giặt đã phát hiện trong chậu có hàng nghìn sinh vật lạ rất nhỏ màu xám, có chiều dài khoảng 0,5cm.
Chị gọi hàng xóm đến xem thì mỗi người một ý kiến khác nhau. Người cho rằng là đỉa con, người lại cho rằng là con lăng quăng. Chị Tâm đã đem đổ chậu nước và vứt bỏ bộ quần áo. Sau đó, chị lấy một chiếc quần khác của con đem ngâm thử và theo dõi. 3 ngày sau phát hiện trong chậu nước xuất hiện những sinh vật lạ giống hệt sinh vật xuất hiện trước đó.
Chiếc quần này rất nhiều sinh vật lạ bám vào
Sinh vật lạ ở Hải Phòng đến nay vẫn chưa được xác định là loài nào và có nguy hại đến cộng đồng hay không.
Theo Vietnam
Cận cảnh sinh vật lạ hủy diệt cá hàng loạt ở Kiên Giang Biển Kiên Giang đang xuất hiện một loài sinh vật lạ gây chết cá hàng loạt. Chúng thường xuất hiện dày đặc vào ban đêm, tạo ra một loại nhớt, có mùi hôi tanh phủ kín mặt nước làm cá không có ô xi để thở. Do thân mềm loại sinh vật này rất dễ gãy thành nhiều đoạn nhỏ nên khi mắc...