Hàng trăm “quái xế” đua xe “trả nợ quỷ thần”
Người dân TP Biên Hòa bức xúc bởi cứ đến rằm tháng Giêng hằng năm là nạn đua xe tái diễn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hằng năm cứ vào rằm tháng Giêng âm lịch, các “quái xế” từ các lò “độ” xe ở TP.HCM và Bình Dương kéo về TP Biên Hòa để đua xe. Chúng gọi cuộc đua này là “ trả nợ quỷ thần”. Chính vì vậy, các xe đua đều không được nổ máy kể từ khi xuất phát từ lò “độ” mà phải đẩy bằng một chiếc xe khác. Thậm chí có tay đua mê tín dắt bộ xe về Biên Hòa.
Xe tháo thắng mới được đua
Liên tục trong hai đêm 4 và 5-2, hàng trăm thanh niên đã tụ tập đua xe trái phép gây náo loạn các tuyến đường trong nội ô tại TP Biên Hòa (Đồng Nai). Phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM đã có mặt, đeo bám tại các đường đua để ghi nhận.
Video đang HOT
Đám đông thanh niên tụ tập bên đường cổ vũ cho các nhóm thanh niên lạng lách, đua xe. Ảnh: DUY ĐÔNG
14 giờ ngày 4-2, trên quốc lộ 1K, nhiều tốp thanh niên kéo về TP Biên Hòa trên các xe đời cũ được các lò biến hóa máy, xoáy nòng, đôn dên. Cứ một xe máy đẩy một xe “độ” (dùng để đua) ém tại các nhà nghỉ hoặc quán cà phê dọc đường. Theo ghi nhận của phóng viên, các phương tiện được quái xế sử dụng là Mio, Wave, Dream.
Khoảng 17 giờ, tại quán cà phê TP trên đường Võ Thị Sáu, một thanh niên tên Hưng ra giá cho sáu “quái xế” bắt độ. Một vòng đua chỉ hơn 500 m được bắt độ ăn thua tới vài chục triệu đồng. Hưng cam kết tất cả xe đua đều đã tháo thắng (còn gọi là thả phanh).
Bắt đầu từ 19 giờ, tại khu vực Văn miếu Trấn Biên, đường Cách Mạng Tháng Tám, hàng trăm thanh niên tụ tập dọc hai bên đường để cổ vũ cho hơn 10 tay đua biểu diễn bốc đầu, nằm bẹp trên xe, thậm chí dùng chân hoặc ngồi ngược để điều khiển xe. Theo H., một tay đua đã giải nghệ thì đây chỉ là màn biểu diễn mà dân đua gọi là màn chào hỏi.
Báo tin giả qua mặt công an
Sau màn biểu diễn chào hỏi, đến 22 giờ 30, các “quái xế” tập trung về cầu Đồng Tràm, điểm hẹn của những cuộc đua tan xác (xe không có thắng đua độ). Khoảng 50 xe máy được dàn dọc hai bên đường trong tiếng reo hò cổ vũ inh ỏi. Dưới đường, hai chiếc xe Dream chạy tới chạy lui với tốc độ cao để dọn đường. Sau 15 phút chuẩn bị, sáu chiếc xe nổ máy rú ga lao với tốc độ chóng mặt. Mới ba vòng đua, tất cả tản ra hai hướng khi hay tin lực lượng 113 và “bồ câu trắng” của CSGT xuất hiện.
Ngay sau đó, chúng tôi nắm được tin có hàng trăm thanh niên với các loại xe “độ” chạy thành từng đoàn về hướng núi Châu Thới chuẩn bị cho các cuộc đua sau 0 giờ.
Trung tá Ngô Mạnh Hùng, Đội trưởng CSGT – Công an TP Biên Hòa, cho biết trước khi đua các “quái xế” gọi vào tổng đài 113 để báo tin giả “có tụ tập đua xe tại đường này, chỗ kia”… nhằm đánh lạc hướng, qua mặt lực lượng chống đua xe. Thậm chí chúng còn bỏ tiền ra thuê người làm “ăng ten” đứng trước trước cổng trụ sở công an thăm dò động tĩnh để thông báo cho đồng bọn khi lực lượng CSGT xuất phát. Nhiều người dân địa phương bức xúc bởi năm nào cũng vậy, cứ đến rằm tháng Giêng là bị mất ngủ vì tiếng xe máy gầm rú suốt đêm.
Ngay trong đêm 5-2, Công an tỉnh Đồng Nai đã huy động hàng trăm cảnh sát CSGT, cảnh sát 113 cùng phương tiện ra đường chống đua xe “trả nợ quỷ thần” của các “quái xế”.
Theo PLTP
Các lái xe taxi đua quanh Bờ Hồ lĩnh án tù
Khoảng 20 xe ô tô a dua cùng nhau chạy với tốc độ cao, mở nhạc, bấm còi inh ỏi gây náo loạn khu vực hồ Hoàn Kiếm. Một số kẻ sa lưới đã phải hầu tòa.
Ngày 16/12, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử các bị cáo: Phan Công Hiếu, SN 1992, trú tại xã Tú Phương, huyện Ứng Hòa, Hà Nội; Phạm Phi Hùng, SN 1983, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội và Đặng Tiến Bằng, SN 1986, trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội về tội gây rối trật tự công cộng. Những bị cáo này là những lái xe của các hãng taxi có hành vi đua ô tô quanh Bờ Hồ và một số tuyến phố lớn ở Hà Nội.
Khi hỏi chuyện gia đình, mắt Hiếu ầng ậng nước. Bị cáo cố gắng để không khóc khi nghe tiếng mẹ sụt sịt bên dưới.
Phan Công Hiếu, là lái xe taxi của hãng taxi V. Rạng sáng 30/7, do không có khách nên Hiếu điều khiển xe đến khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội để tham gia đua. Hiếu lái xe đi từ đài phun nước phố Lê Thái Tổ - Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng với tốc độ khoảng 80km/h. Khi lái xe, Hiếu mở nhạc xe to hết cỡ, hạ cửa kính hai bên xe ô tô, bấm còi inh ỏi để gây sự chú ý của người đi đường. Hiếu đánh xe 4 vòng quanh Bờ Hồ. Sauu khi khơi mào cho những lái xe khác, Hiếu lái xe về ga Hà Nội đón khách. Ngày 31/7, Hiếu bị bắt giữ.
Khoảng 23h ngày 29/7, Đặng Tiến Bằng, điều khiển xe ô tô của hãng taxi TC đến khu vực đài phun nước hồ Hoàn Kiếm. Bằng phát hiện có 5 xe máy loại chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng từ phố Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng rẽ về đài phun nước. Thấy vậy, Bằng điều khiển xe ô tô taxi đi về đường Lý Thái Tổ rẽ phố Hàng Khay. Khi gần đến ngã tư Hàng Khay thì phát hiện 3 xe ô tô, trong đó có 1 xe ô tô Kia Morning, 1 xe ô tô Camry màu đen, 1 xe ô tô Innova màu trắng bạc chạy tới với tốc độ 70km/h, bấm còi inh ỏi. Bằng cũng tăng ga chạy theo đường đua với tốc độ 70km/h đến cuối phố Đinh Tiên Hoàng rồi rẽ phố Hàng Dầu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khoảng 18h ngày 29/7, Phạm Phi Hùng, đi xe taxi của hãng taxi Thành Công đi đón khách. Đến khoảng 3h30 ngày 30/7/2011, Hùng thấy khoảng 20 xe ô tô, xe máy các loại đua từ phố Thái Phiên ra phố Huế lên hồ Hoàn Kiếm, Hùng phóng xe ô tô theo đoàn đua về đài phun nước ở khu vực hồ Hoàn Kiếm thì anh Nguyễn Văn Chiến, SN 19878, anh Nguyễn Đức Tài, SN 1993, đều trú tại xã Văn Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội, vẫy xe. Khi anh Chiến, Tài lên xe, Hùng tăng ga chạy theo đoàn đua với tốc độ 70km/h, chạy 2 vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Sau đó, Hùng cho xe chạy về phố Bà Triệu trả khách rồi về Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Trước tòa, cả 3 bị cáo đều chỉ khai nhận rằng mình chạy nhanh chứ không có ý định đua xe. Thế nhưng khi vị chủ tọa hỏi lý do gì vào thời gian nửa đêm, đường phố vắng vẻ, các bị cáo có hành vi chạy tốc độ cao, mở nhạc lớn, bấm còi inh ỏi thì các bị cáo không trả lời được. Riêng Hùng thì còn đổ cho việc hai vị khách bảo chạy theo đoàn đua nên đã chạy theo chứ không có ý định đi đua.
Cả 3 bị cáo phạm tội gây rối trật tự nhưng là phạm tội riêng lẻ, không có tổ chức nên sau khi bị bắt, xét hành vi phạm rội, hai bị cáo Hùng và Bằng được tại ngoại, Hiếu bị tạm giam.
Có mặt tại tòa, bà Nguyễn Thị Tâm, mẹ của Hiếu run run khóc thương con. Bà Tâm sụt sùi kể, gia đình làm ruộng nên từ nhỏ, Hiếu rất chăm chỉ giúp mẹ công việc đồng áng. Vì học kém, không thi vào được lớp 10 nên Hiếu ở nhà rồi bố mẹ cho đi học nghề. Ban đầu, Hiếu đi học nghề sửa chữa ô tô. Nhưng chưa tới đầu tới đũa thì Hiếu nghỉ vì có ông trẻ bảo xin cho đi học lái xe rồi kiếm việc làm giúp. Nghĩ rằng công việc nhàn hạ, đỡ lấm chân tay như khi làm ruộng nên chị Tâm mừng rỡ cho con đi học. Hiếu vừa đi học, vừa đi làm ở hãng xe taxi hơn 1 năm nhưng cũng chưa đưa tiền về giúp bố mẹ chút nào. Gia đình làm nông nghiệp, chỉ có 2 con nên bà Tâm nghĩ để kệ con làm việc, mọi việc đã có ông trẻ ngoài này giúp. Người mẹ quê không ngờ, con trai sớm sa ngã. "Cháu nó hiền lành lắm mà, mùa màng, tôi vẫn bắt nó đi cấy. Ở ngoài này, cháu ở nhà ông trẻ nên vợ chồng tôi yên tâm. Vậy mà cháu lại đua đòi chúng bạn. Từ khi bị bắt tới giờ tôi mới nhìn thấy cháu, nó gầy còm quá chị ạ" - bà Tâm vừa kể, vừa khóc.
Vị chủ tọa nhận định, hành vi gây rối trật tự công cộng của các bị cáo là nghiêm trọng. Vì đó không chỉ gây mất trật tự trị an xã hội mà còn có thể là nguy cơ gây tai nạn đối với người khác. Việc xử nghiêm đối với các bị cáo sẽ là bài học cho những người khác có thái độ coi thường pháp luật.
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên Hiếu 5 tháng tù giam, Hùng và Bằng mỗi bị cáo 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Nhật mai
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ai là nạn nhân của băng cướp tốc độ? Như Báo CATP đã thông tin, sau ba tháng xác lập chuyên án đấu tranh, chiều 24-11-2011, trinh sát hình sự đặc nhiệm thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội bắt quả tang Lê Tâm Khải Huy (tức Tý "điện", SN 1987, ngụ Q10, tạm trú Q. Thủ Đức) giật dây chuyền của chị Đàm Thị Tuyết...