Hàng trăm phụ nữ đụng độ cảnh sát khi tuần hành 8/3
Cuộc tuần hành 8/3 đòi quyền lợi cho nữ giới ở Mexico City bất ngờ biến thành bạo động, khiến ít nhất 81 người bị thương.
Hàng trăm phụ nữ Mexico hôm 8/3 mang theo kèn, gậy gộc, búa đinh và cả con nhỏ, xuống đường tuần hành ở thủ đô Mexico City để phản đối tình trạng bạo lực tràn lan với nữ giới nước này. Đám đông còn chuẩn bị sẵn sàng cho nguy cơ xảy ra đụng độ với cảnh sát.
Cuộc tuần hành quy mô lớn được thúc đẩy do sự phẫn nộ của phụ nữ Mexico với Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador, sau khi ông thể hiện sự ủng hộ với Felix Salgado Macedonio, một chính trị gia bị cáo buộc hiếp dâm ít nhất hai phụ nữ.
Đám đông tập trung tại các khu vực quanh cung điện quốc gia, nơi cư trú và làm việc của Tổng thống Obrador. Họ chiếu khẩu hiệu nữ quyền khắp mặt tiền của cung điện quốc gia, bao gồm cả khẩu hiệu “kẻ hiếp dâm sẽ không làm thống đốc”, ám chỉ Salgado đang chạy đua ghế thống đốc bang Guerrero.
“Chúng ta chiến đấu ngay bây giờ để ngày mai không phải chết. Chúng tôi không có lỗi, chúng tôi không phải mặc cảm vì nơi mình ở hay những thứ mình mang trên người”, các phụ nữ hô vang khẩu hiệu khi diễu hành tới cung điện quốc gia.
Video đang HOT
Khi những người phụ nữ bịt mặt tiến tới khu vực rào chắn quanh cung điện quốc gia, cảnh sát Mexico đã xịt hơi cay và bắn lựu đạn choáng, khiến một vài người bị thương.
Cơ quan an ninh khu vực thủ đô Mexico City cho biết tới tối 8/3, cuộc tuần hành đã biến thành bạo loạn, khiến ít nhất 81 người đã bị thương, gồm khoảng 62 sĩ quan cảnh sát và 19 dân thường.
Người biểu tình phun sơn vào mặt cảnh sát ở Mexico City, Mexico, hôm 8/3. Ảnh: Reuters .
Irma Quesada, một phụ nữ 39 tuổi có mặt trong đoàn biểu tình, cho biết con gái 12 tuổi của cô đang điều trị trong bệnh viện sau khi bị một người đàn ông 45 tuổi cưỡng hiếp và đâm vào mặt hồi tuần trước. Nghi phạm đã bị bắt, song giới chức cũng thông báo không thể giam quá lâu vì “thiếu bằng chứng”.
“Tôi tới đây để cất lên tiếng nói của mình, công lý phải được thực thi. Hôm qua là con gái của tôi, ngày mai sẽ là một cô gái khác”, Quesada nói.
Dữ liệu của chính phủ Mexico cho thấy nước này đã xảy ra 939 vụ giết người với nạn nhân là nữ năm 2020. Tỷ lệ tội phạm Mexico tăng gần 130% giai đoạn 2015-2020
Mỹ chuẩn bị thêm biện pháp trừng phạt Myanmar
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ đang chuẩn bị thêm một số biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Myanmar để phản ứng với tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình gần đây.
Cảnh sát được triển khai ở Yangon nhằm ngăn dòng người tuần hành phản đối tình trạng bế tắc chính trị tại Myanmar ngày 26/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Đài Sputnik (Nga) dẫn phát biểu ngày 28/2 của ông Sullivan cho hay: "Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới để buộc những người chịu trách nhiệm về tình trạng bạo lực phải giải trình, đồng thời củng cố sự ủng hộ của chúng tôi đối với người dân Myanmar".
Theo ông, để đạt được mục tiêu, Mỹ đang chuẩn bị các hành động bổ sung để áp đặt thêm lệnh trừng phạt vào những người chịu trách nhiệm cho tình trạng bạo lực và chính biến tại quốc gia Đông Nam Á này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng lên án tình trạng bạo lực trên.
Ngày 28/2, người dân Myanmar đã tổ chức tuần hành quy mô lớn tại nhiều thành phố lớn. Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền, ít nhất 18 người đã thiệt mạng và trên 30 người bị thương do đụng độ riêng trong ngày hôm đó.
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric cho biết Tổng Thư ký Guterres khẳng định việc sử dụng vũ khí sát thương là không chấp nhận được. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy sát cánh và truyền đi một thông điệp rõ ràng yêu cầu chấm dứt bạo lực tại Myanmar.
Ngày 1/2, quân đội Myanmar nắm chính quyền sau khi bắt giữ Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước San Suu Kyi cùng nhiều quan chức cấp cao khác thuộc đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm.
Người biểu tình Thái Lan kêu gọi nhà vua đối thoại Người biểu tình Thái Lan hôm nay tiếp tục đổ xuống đường tuần hành, kêu gọi Quốc vương Maha Vajiralongkorn ra mặt đối thoại. "Chúng tôi hy vọng ngài sẽ thay đổi hành vi một lần và mãi mãi, trở thành nhà vua của tất cả người dân", lãnh đạo biểu tình Arnon Nampa viết trong bức thư gửi tới Quốc vương đăng...