Hàng trăm phụ huynh “quây”, tố trường làng lạm thu “khủng” trước khai giảng
Chiều 4/9, ngay trước ngày khai giảng, hàng trăm phụ huynh Trường tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) đã đồng loạt đứng dậy phản đối cuộc họp đầu năm do nhà trường tổ chức đột xuất.
Nhiều người lao lên phòng họp Hội đồng, yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường tôn trọng và trả lời phụ huynh vì khoản thu lên tới gần 8 triệu đồng/học sinh đầu năm.
Bức xúc vì nhiều khoản thu chưa hợp lý
Mặc dù cuộc họp phụ huynh đột xuất được nhà trường thông báo diễn ra vào 16h chiều 4/9 nhưng đầu giờ chiều, nhiều phụ huynh đã bức xúc, tụ tập ngay cổng trường.
“Hầu hết phụ huynh đều bức xúc mấy hôm nay. Chúng tôi không thể đồng ý vì một trường làng lại có thể thu đầu năm tới 8 triệu đồng mỗi học sinh.
Một số khoản cao hơn so với các trường trên địa bàn. Đặc biệt, các khoản này đều không có phiếu thu mà chỉ là kí tên vào danh sách”, chị K. C, phụ huynh học sinh đang học lớp 2 của trường cho biết.
Trao đổi với PV chị L.T.H cho biết, các khoản thu năm nay được giáo viên chủ nhiệm phát đến tay phụ huynh gồm: Tiền lớp chất lượng cao 600.000 đồng, bảng tính thông minh 650.000 đồng, học hè 800.000 đồng, Tiếng Anh tăng cường 1.170.000 đồng… Tổng cộng các khoản tiền phải nộp đầu năm lên đến hơn 8 triệu đồng/học sinh.
Phụ huynh đang trao đổi về khoản thu gần 8 triệu đồng, trong đó nhiều khoản chưa hợp lý. Ảnh: Mỹ Hà.
Cũng theo chị H., phụ huynh không đồng tình với một số khoản như tiền học hè. Với họ, số tiền 800.000 đồng cho một tháng không hợp lý. Theo tìm hiểu của nhóm phụ huynh, khoản tiền này ở các trường lân cận trên địa bàn như: Trường Song Phương 500.000 đồng, trường Tiền Yên 750.000 đồng, Trường Trạm Trôi 680.000 đồng.
Video đang HOT
“Họ không đồng tình với việc thu khoản máy chiếu và máy tính bảng thông minh vì trong cuộc họp năm ngoái, cha mẹ học sinh không đồng ý áp dụng. Nhà trường không có quyền áp đặt phụ huynh ký, để con họ thử nghiệm chương trình này.
Việc đăng kí tham gia hoạt động trông giữ ngoài giờ lên lớp được nhà trường huy động “tự nguyện” bằng cách soạn sẵn đơn để phụ huynh kí”, chị H. cho hay.
Còn theo chị K.C, khoản tiền đồng phục và phí vệ sinh gây bức xúc khi có thông tin nhà trường yêu cầu đổi mẫu mã, màu sắc của đồng phục (phụ huynh cho rằng đồng phục năm ngoái vẫn dùng được) và dù đóng 90.000 đồng/em phí vệ sinh, nhà vệ sinh vẫn bẩn, các em không dám đi.
Hàng nghìn phụ huynh có mặt trong chiều 4/9 đã đồng loạt đứng dậy phản đối khi Hiệu trưởng nhanh chóng rời bục giảng và chưa lắng nghe ý kiến của phụ huynh Ảnh: Mỹ Hà.
Về khoản đồng phục, chị H. nói thêm hai vợ chồng đều làm công ăn lương, nuôi hai con đi học. Thấy đồng phục cũ của con còn dùng được, chị không mua mới. Giáo viên chủ nhiệm đã trực tiếp liên hệ, thuyết phục chị mua để “lấy chỉ tiêu”.
Phụ huynh cũng cần nhà trường giải thích trong số 16 khoản thu, khoản nào là quy định của bộ, khoản nào do trường lớp đề ra. Nếu do trường, lớp đề ra, trường đã nhận được sự đồng thuận từ phía phụ huynh chưa và đồng thời phải có hóa đơn.
Hiệu trưởng “thoái lui” phụ huynh
Tại cuộc họp phụ huynh được Nhà trường tổ chức ở sân Trường tiểu học Sơn Đồng chiều 4/9, bà Nguyễn Kim Oanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Đồng giải thích, trên các trang mạng xã hội hiện đang có những thông tin sai lệch về các khoản thu đầu năm học. Với tư cách là Hiệu trưởng, bà Oanh cho biết, các khoản thu được đăng tải trên mạng không đúng so với dự kiến của nhà trường.
“Các khoản thu này sẽ được tiến hành theo 4 bước nhưng hiện tại, nhà trường đang mới tiến hành đến bước thứ 2 đó là lấy ý kiến của phụ huynh học sinh. Sau bước này, nhà trường mới tiến hành tập trung toàn bộ các ý kiến của phụ huynh từ 30 biên bản họp phụ huynh của 30 lớp”.
Mặc dù cuộc họp đã tan từ lâu nhưng hàng trăm phụ huynh không ra về, họ nắn lại để yêu cầu hiệu trưởng trả lời cụ thể. Ảnh: Mỹ Hà.
Hiện chúng tôi đang tập trung cho lễ khai giảng nên chưa có câu trả lời cho phụ huynh. Sau khai giảng, chúng tôi sẽ tập hợp ý kiến của phụ huynh học sinh, sau đó báo cáo và được các cấp phê duyệt, nhà trường sẽ niêm yết công khai các khoản thu công khai này ở cổng trường 2 tuần. Sau đó phụ huynh học sinh sẽ nhận được thông báo các khoản thu theo tháng hoặc theo năm”, bà Oanh cho hay.
Cũng theo bà Oanh, phụ huynh không nên hoang mang vì các thông tin ở trên mạng xã hội bởi việc đưa các thông tin sai lệch trên mạng xã hội với các bình luận, bà nhận thấy chưa đúng.
Sau khi kết thúc bài phát biểu, một đại diện cho phụ huynh đứng dậy để có ý kiến về điều này, bà Oanh đã vội vã bước khỏi bục sân khấu và yêu cầu các giáo viên về phòng họp Hội đồng.
“Chúng tôi đã rất yên lặng nghe Hiệu trưởng nói cả buổi, nhưng Hiệu trưởng không nghe chúng tôi. Tôi nghĩ, Hiệu trưởng đã không tôn trọng phụ huynh, không cho phụ huynh được trình bày ý kiến”, một phụ huynh bức xúc nói.
Ảnh: Mỹ Hà.
Các khoản thu mà phụ huynh cho là quá cao và không hợp lý với gần 8 triệu đồng, chưa kể tiền tin học.
Do bức xúc trước khoản thu lên đến gần 8 triệu đồng, trước đó, chị H. và một số phụ huynh cũng đăng bài lên mạng xã hội với hy vọng trường đưa ra lời giải thích. Tuy nhiên, thay vì trả lời ý kiến của cha mẹ học sinh, một giáo viên đến nhà gặp, đề nghị gỡ bài vì ảnh hưởng uy tín tập thể và giáo viên nhà trường.
Chị H. cho biết thêm, hôm qua (ngày 3/9), nhiều cha mẹ học sinh lớp con chị đã tự họp, nêu các thắc mắc và sẽ gửi lên trường để giải quyết. Họ cũng nhờ luật sư tư vấn đề tìm ra câu trả lời hợp lý.
Theo Dân trí
BOT: Thu lợi hàng ngàn tỷ đồng nếu thu giá tự động
Từ nay đến năm 2019, các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ sẽ áp dụng hình thức thu giá tự động. Cách làm này được Bộ GTVT cho biết sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Đây là thông tin được đại diện Bộ GTVT đưa ra tại Hội nghị triển khai Quyết định 07/2017/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 06/CT-TTG về thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, tổ chức vào chiều 12.4 tại TP.HCM.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng Cục Đường bộ (Bộ GTVT) cho biết, từ nay tới ngày 31.12.2018, tất cả các trạm thu giá trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh sẽ áp dụng việc thu giá tự động không dừng. Đến hết năm 2019, việc thu giá tự động sẽ được áp dụng ở toàn bộ các trạm thu giá còn lại trong cả nước.
Từ năm 2019, các trạm thu phí BOT sẽ áp dụng thu phí tự động.
Để thực hiện điều này, Bộ GTVT cho biết, từ nay đến hết năm 2018, nhà đầu tư phải bàn giao toàn bộ các trạm thu giá đang vận hành trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh để thực hiện thu giá theo hình thức tự động không dừng. Đối với những trạm xây dựng sau ngày 1.1.2019, nhà đầu tư phải bàn giao ngay sau khi được nghiệm thu, đưa vào sử dụng để áp dụng mô hình trên.
"Việc thu giá theo hình thức điện tử tự động không dừng là chủ trương của Nhà nước nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch trong thu giá sử dụng đường bộ. Mô hình này cũng góp phần giảm ùn tắc giao thông và tiết kiệm chi phí. Lợi ích mà hệ thống này mang lại mỗi năm khoảng 3.400 tỷ đồng", đại diện Bộ GTVT nêu.
Theo Bộ GTVT, hiện nay, cả nước có 24 trạm thu giá không dừng, trong đó có 19 trạm đã vận hành thương mại, 5 trạm còn lại sẽ hoạt động chính thức từ tháng 5 năm nay. Riêng tuyến quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, tháng 10.2018 sẽ triển khai thêm 8 trạm khác sau khi đấu thầu với các nhà cung cấp dịch vụ không dừng.
Theo Danviet
Đề án thu phí ô tô vào trung tâm thành phố quá sơ sài! Nhiều đại biểu tại hội nghị phản biện về dự thảo Đề án thu phí xe ô tô lưu thông vào trung tâm thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông, do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức ngày 12.12 đã có nhận định như vậy. Góp ý về đề án trên, LS Trương Thị Hòa nhận định, với đề...