Hàng trăm phách gỗ lậu trong xưởng gỗ của em trai chủ tịch xã
Tiến hành mật phục, kiểm lâm Thừa Thiên – Huế phát hiện hàng trăm phách gỗ thành phẩm không chứng từ trong xưởng gỗ của nhà em trai chủ tịch xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông).
Gỗ kiền, gõ thành phẩm đã bị kiểm lâm phát hiện trong xưởng gỗ của em trai chủ tịch xã. Ảnh: Q.Viên
Chiều 14/7, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế cho biết đơn vị vừa mật phục bắt giữ 4,2 m3 gỗ kiền và gõ (thuộc nhóm 2) tại cơ sở cưa xẻ gỗ dân dụng của ông Hoàng Văn Sơn (trú thôn 7, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông).
Tại hiện trường, lực lượng chức năng ghi nhận lô gỗ đã được xẻ thành hàng trăm phách thành phẩm, dùng làm đòn tay, chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô gỗ cũng như dấu búa của kiểm lâm. Số tang vật trên đã bị tạm giữ tại Hạt kiểm lâm Nam Đông, chờ xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo ông Tuấn, tình trạng phá rừng ở Thượng Quảng ngoài trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn chưa thực hiện tốt chức năng giám sát, còn do tình trạng các xưởng cưa tiêu thụ gỗ lậu. Ông Hoàng Văn Sơn, chủ xưởng gỗ lậu là em trai của ông Hoàng Văn Đông (Chủ tịch xã Thượng Quảng).
Video đang HOT
Cùng ngày, ông Hoàng Văn Đông, Chủ tịch xã Thượng Quảng thông tin, trước đây trên địa bàn toàn xã có đến 16 xưởng gỗ, tuy nhiên nay chỉ còn 3 xưởng và em trai ông hiện là chủ nhân của một trong các xưởng gỗ còn sót lại.
Đắc Đức
Theo VNE
Nhiều xưởng gỗ bị điều tra sau khi Bộ Công an bắt lâm tặc
Xác định đường dây phá rừng do Hà Đen cầm đầu, Bộ Công an cũng kiểm tra hàng loạt công ty, xưởng gỗ lớn ở Lâm Đồng, Bình Phước có dấu hiệu liên quan.
Cảnh sát vào rừng sâu khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Hoài Thanh
Sáng 10/7, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phối hợp cùng lực lượng của Bộ Công an, hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường khai thác rừng và tập kết gỗ trái phép đặc tại tiểu khu 390. Nhiều cơ sở sản xuất gỗ cũng bị phát hiện chứa gỗ lậu của nhóm lâm tặc này.
Nhà chức trách xác định cầm đầu nhóm lâm tặc là Lê Hồng Hà (tức Hà Đen, 48 tuổi, quê Nghệ An). Nhóm này đều có tay nghề, kinh nghiệm trong việc phá rừng ở Nghệ An và Quảng Bình. Họ được Hà kêu về làm việc với thù lao từ 6 đến 15 triệu mỗi tháng.
Cây gỗ lớn vừa bị triệt hạ trong tiểu khu 390. Ảnh: Hoài Thanh
Một cán bộ điều tra cho biết, hôm qua có hàng chục chiến sĩ phối hợp cùng các lực lượng viện kiểm sát, kiểm lâm, chủ rừng đi xuồng qua hồ thủy điện Đồng Nai 5, sau đó vượt rừng nhiều giờ mới đến được sào huyệt khai thác gỗ trái phép. "Trời mưa suốt ngày nên đường trơn trượt, khu vực rừng bị phá rất rộng khiến việc khám nghiệm hiện trường gặp nhiều khó khăn, chúng tôi phải chia ra nhiều tổ làm việc", anh này nói.
Theo Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an), đường dây phá rừng và tiêu thụ gỗ lậu của Hà Đen mở rộng ra các tỉnh lận cận. Bộ Công an cùng Công an tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước phát hiện nhiều cơ sở tiêu thụ gỗ cho Hà ở TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) và nhiều tỉnh khác như Đăk Nông, Bình Phước.
Đến sáng nay, gần 20 người trong nhóm lâm tặc bị tạm giữ để điều tra, riêng Hà Đen bỏ trốn.
Nhiều gỗ lớn chưa được lâm tặc đem ra bìa rừng. Ảnh: Hoài Thanh
Rạng sáng hai hôm trước, hàng chục chiến sĩ Cục cảnh sát môi trường và Cảnh sát cơ động hóa trang trong ôtô tải từ TP HCM lên Lâm Đồng, đột kích xào huyệt của nhóm Hà Đen.
Khi đến Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5, trinh sát lao xuống lòng hồ, khống chế hơn chục người đang tập kết gỗ lậu, đồng thời các mũi đặc nhiệm khác ập vào lán trại bắt giữ nhiều người liên quan.
Hoài Than h
Theo VNE
Mật phục bắt quả tang lâm tặc tàn phá rừng Khi thấy người lạ xuất hiện, các đối tượng lập tức chặt dây thả gỗ xuống lòng hồ bỏ chạy hoặc gọi điện thông tin cho các "thợ rừng" đang đốn hạ gỗ di tản... Lâm tặc tập kết số gỗ lậu dưới lòng hồ Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 - Ảnh: SƠN BÌNH Chiều 8-7, tổ công tác của Cục...