Hàng trăm nông dân kéo đến công ty đường đòi món nợ 45 tỉ
Bức xúc trước việc Công ty Cổ phần đường Bình Định (xã Tây Gian, huyện Tây Sơn, Bình Định) chậm thanh toán tiền thu mua mía, hàng trăm người dân các xã Tây Giang, Tây Thuận (huyện Tây Sơn) đã kéo đến công ty gây áp lực để đòi nợ.
Theo phản ánh của người dân, vụ mía năm 2013-2014 đã kết thúc nhưng Nhà máy đường Bình Định (thuộc Công ty CP đường Bình Định) vẫn chưa trả nợ tiền mía cho người nông dân. Số tiền công ty nợ của nông dân ở 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai lên đến trên 45 tỉ đồng.
Người dân bức xúc trước việc Công ty CP đường Bình Định chậm trả tiền mua mía của nông dân
Vì vậy, từ giữa tháng 4 đến nay, người dân liên tục kéo đến nhà máy để gây áp lực, yêu cầu công ty phải nhanh chóng trả tiền hoặc phải có một cam kết cụ thể. Đỉnh điểm là trong hai ngày 28 và 29/4 vừa qua, hàng trăm hộ dân trồng mía kéo đến nhà máy, thậm chí họ còn chuẩn bị băng rôn: “Yêu cầu Nhà máy đường Bình Định trả tiền nợ mía cho nông dân” để đòi nợ.
Ông Nguyễn Hùng (69 tuổi, ở xóm 5B, thôn Tả Giang 2, xã Tây Giang), một hộ dân trồng bán mía cho Nhà máy đường Bình Định cho biết: “Vụ mía năm nay gia đình tôi cũng trồng được 0,5 ha, cho thu hoạch 30 tấn. Với giá mía tối thiểu hiện nay cũng được 24 triệu, sau khi trừ chi phí phân bón, công thuê chặt mía… cũng kiếm lãi vài triệu trang trải cuộc sống, lo cho đứa út đang học đại học trong TP.HCM. Mọi năm, chỉ 3 ngày là công ty trả tiền, nhưng năm nay cả tháng trời mà công ty không chịu trả nên chúng tôi mới rủ nhau kéo lên công ty đòi nợ”.
Ông Nguyễn Hùng lo lắng nếu nhà máy không trả tiền thì tiền đâu trả nợ và gửi cho con gái học đại học
Anh Lập (áo trắng) bị công ty nợ trên 140 triệu đồng
Video đang HOT
Không chỉ người trồng mía đang đứng trước nguy cơ bị xù nợ mà ngay những thương lái thu mua mía của dân, sau đó bán cho nhà máy cũng đang lo lắng. Bởi số tiền công ty nợ rất lớn, người ít cũng cả trăm triệu, người nhiều lên đến cả 1 tỷ đồng.
Anh Lê Đình Lập (40 tuổi, thôn Tả Giang 2, xã Tây Giang) chuyên đi mua mía của người dân để bán lại cho công ty kiếm lời, phàn nàn: “Đến thời điểm này, Nhà máy đường Bình Định vẫn nợ tôi 180 tấn, tính ra tiền hơn 140 triệu đồng. Trong khi các hộ dân mình thu mua mía đang đòi tiền nhưng bây giờ biết cách nào. Mình cũng chờ nhà máy trả tiền rồi mới có trả cho bà con được”.
Cũng theo anh Lập cho biết, trường hợp bị công ty nợ nhiều nhất là anh Đỗ Đình Cự. Hiện công ty đang nợ anh Cự trên 1,5 tỉ đồng.
Theo ông Đỗ Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn (Bình Định), cho biết: “Ngay sau khi vụ việc xảy ra, về phía địa phương phối hợp với lực lượng chức năng gồm công an huyện, công an xã để vận động, thuyết phục người dân. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo Nhà máy đường Bình Định phải sớm thanh toán tiền cho nông dân”.
Trước tình hình trên, ngay chiều 29/4, UBND tỉnh Bình Định đã có cuộc họp khẩn cấp yêu cầu Công ty CP Đường Bình Định phải khẩn trương trả nợ tiền mua mía cho người dân.
Công ty CP đường Bình Định đang nợ trên 45 tỷ tiền mua mía của nông dân 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai
Đại diện phía Công ty CP đường Bình Định hứa sẽ trả hết số nợ trên 45 tỉ trước ngày 7/6. Cụ thể: từ ngày 21 đến 31/5 sẽ trả 25 tỉ. Sau đó, nông dân phải để công ty bán số đường tồn trong kho sẽ trả 10 tỉ vào ngày 31/5. Đến ngày 7/6 công ty sẽ trả hết 10 tỉ đồng nợ còn lại của nông dân.
Liên quan đến vụ việc trên, theo một lãnh đạo Công ty CP đường Bình Định cho biết, hiện tại Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc công ty này đang phải đi nước ngoài vay tiền để trả nợ cho nông dân để duy trì hoạt đồng nhà máy.
Doãn Công
Theo Dantri
Hành trình đạo nghĩa: Hồi hương
Chiếc C17 to kềnh càng cất cánh, mang theo trên đó 3 hài cốt và di vật ít ỏi, đó là ba con người sau nhiều năm nằm lại ở một chiến trường mà họ, với một lý do nào đó đã tham chiến.
Chuẩn bị đưa hài cốt và di vật người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở VN lên máy bay - Ảnh: Nguyễn Thế Thịnh
Ba con người trong số 58.256 người trên bức tường ở Washington, ba số phận nghiệt ngã trong chiến tranh hôm nay đã trở về nơi họ đã ra đi...
Trở lại chiến trường xưa
Ngày 2.4, tôi gặp lại Gregory Jones, Phó văn phòng MIA Mỹ tại Hà Nội (DET2) ở sân bay quốc tế Đà Nẵng. Trong quân phục cấp hàm trung tá, trông Jones khác hẳn so với hôm cùng ngồi với anh trên chuyến trực thăng bay từ Đà Nẵng lên huyện Ngọc Hồi (Kon Tum). Hôm đó, dù được đại tá Đào Xuân Kính, Chỉ huy trưởng Cơ quan MIA (Bộ Quốc phòng) - Phó giám đốc Cơ quan VN tìm kiếm người mất tích (VNOSMP), giới thiệu tên tuổi và chức vụ, nhưng không hiểu sao, tôi vẫn có cảm giác Jones như một thanh niên hiếu động. Suốt chuyến bay, Jones mải mê chơi game và thỉnh thoảng lại cười một mình.
Ngày 2.4 là một ngày quan trọng đối với trung tá Gregory Jones, ngày mà đồng đội của anh theo chiếc C17 từ Mỹ bay sang để tiếp nhận 3 bộ hài cốt và di vật người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở VN được tìm thấy trong đợt tìm kiếm trên.
Trước đó, ngày 18.3, đại tá Đào Xuân Kính, trung tá Gregory Jones, một người phiên dịch và một người ngoại đạo là tôi bay từ Đà Nẵng lên Ngọc Hồi. Từ trực thăng, chúng tôi thấy rõ một dãy lán lợp bạt màu xanh dựng lên trên đỉnh đồi. Đại tá Kính cho biết đó là khu vực tìm kiếm hài cốt một người lính Mỹ mất tích trong chiến tranh nằm trong đợt hoạt động hỗn hợp Việt - Mỹ lần thứ 114 được tiến hành từ ngày 17.2 đến 2.4 với 4 đội khai quật tại 5 tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Khánh Hòa, Gia Lai và ở đây, Kon Tum.
Từ bãi đáp của trực thăng, phải leo qua mấy ngọn đồi để đến chỗ đội hỗn hợp đang tìm kiếm. Giữa đường, trung tá Gregory Jones và một cộng sự từ đội tìm kiếm dừng lại bên một hố bom lớn hầu như còn y nguyên vì nó ở trên đỉnh đồi nên không bị bồi lấp, không biết họ đã nói gì với nhau rất lâu. Còn tôi, không nói cho đại tá Kính và trung tá Gregory Jones biết nhưng trong lòng dấy lên một cảm xúc khó tả, đây là chiến trường xưa tôi từng chiến đấu, nhiều đồng đội của tôi cũng đã ngã xuống nơi này. Nhưng oái oăm thay, hôm nay tôi không có chủ đích đi tìm đồng đội của mình mà cùng họ đi tìm người ở phía bên kia, đồng đội của Jones.
Đoàn đại diện của Tổng lãnh sự quán Mỹ và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương trên chiếc vỏ lãi khi thăm hiện trường ở ấp 1A, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu - Ảnh: Độc Lập
Lúc chúng tôi đến, cả đội tìm kiếm với sự giúp sức của rất nhiều người dân địa phương đang làm việc. Đại tá Kính cho biết hiện trường khai quật ở đây thuộc địa bàn xã Đak Dục, huyện Ngọc Hồi. Quy trình tìm kiếm được tổ chức theo mô hình VRT là sáng kiến của phía VN. Mô hình này đã giúp phía Mỹ tìm kiếm thành công nhiều vụ mất tích nơi địa hình khó khăn, phức tạp và rất tiết kiệm về mặt chi phí nên được đánh giá cao.
Trở về
11 giờ trưa ngày 2.4, tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, đại tá Đào Xuân Kính, chủ trì lễ trao trả 3 bộ hài cốt và di vật người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở VN cho đại diện chính phủ Mỹ. Tham dự buổi lễ có đại diện Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, Lực lượng hỗn hợp kiểm kê tù binh và người mất tích Mỹ (JPAC), trung tá Julian Tran, Trưởng văn phòng MIA Mỹ tại VN...
Trên một chiếc bàn đặt ngay giữa sân bay có ba cái hòm nhỏ, được đánh dấu từ 1 đến 3. Đó là 3 bộ hài cốt và di vật người Mỹ mất tích trong chiến tranh được các đội hỗn hợp tìm kiếm Việt -Mỹ tìm thấy trong đợt hoạt động thứ 114 ở các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai và Bạc Liêu. Theo kết luận của chuyên gia pháp y hai nước khi giám định chung tại Đà Nẵng, các hài cốt và di vật tìm thấy có liên quan đến các trường hợp quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh và đề nghị chuyển về Hawaii (Mỹ) để xác minh thêm. Một chuyên gia nhân chủng học cùng các cộng sự đang làm những thủ tục cần thiết.
Các hòm đựng hài cốt và di vật được chuyển lần lượt vào từng chiếc hòm kẽm lớn, phủ quốc kỳ Mỹ. Đội danh dự từ phía máy bay tiến ra. Sau phần nghi thức, đội danh dự đã đưa lần lượt từng hòm kẽm lên chiếc C17. Phi hành đoàn và các quân nhân Mỹ đứng nghiêm trang, tay đưa lên vành mũ, chào theo kiểu nhà binh.
Hoạt động tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở VN là hoạt động nhân đạo giữa hai chính phủ Việt - Mỹ. Đây là đợt trao trả hài cốt thứ 130 kể từ năm 1973. Phát biểu tại buổi lễ, đại diện phía Mỹ cám ơn và đánh giá cao chính sách nhân đạo, thiện chí và sự hợp tác tích cực, sự giúp đỡ ngày càng có hiệu quả của Chính phủ và nhân dân VN trong hoạt động tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh.
Theo TNO
Người nông dân gặp khó vì... trạm cân xe Nông dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên đang bước vào cao điểm cuối vụ thu hoạch mía đường. Các nhà máy đường trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ đang đẩy nhanh tiến độ ép đường; nhưng quy định về cân tải trọng đang khiến người nông dân gặp khó. Đang vụ sản xuất mà xe chở mía về nhà máy...