Hàng trăm nhân viên y tế Malaysia nhiễm COVID sau khi tiêm vaccine
40 nhân viên y tế Malaysia được xác nhận mắc COVID-19 dù trước đó đã tiêm đầy đủ 2 liều vaccine. Ngoài ra, 142 nhân viên y tế khác nhiễm virus sau khi tiêm 1 liều vaccine.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Malaysia. Ảnh: Reuters
Trang Straits Times dẫn nguồn giới chức Malaysia ngày 17/4 cho biết, 40 nhân viên y tế Malaysia đã mắc COVID-19 sau khi tiêm vaccine, tuy nhiên họ chỉ xuất hiện ít triệu chứng nặng.
Theo Tổng giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia, Noor Hisham Abdullah, 40 nhân viên y tế nói trên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 dù đã được tiêm vaccine đủ liều. Trong số này, 9 trường hợp nhiễm virus hơn 2 tuần sau khi tiêm liều vaccine thứ hai và 31 trường hợp nhiễm bệnh không đầy 2 tuần sau khi được tiêm liều 2.
Trong bài đăng trên trang Facebook cá nhân ngày 17/4, Tiến sĩ Noor Hisham Abdullah cũng cho biết, ngoài 40 nhân viên y tế kể trên, còn có 142 nhân viên y tế khác nhiễm bệnh sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên. Ngoài ra, Malaysia cũng ghi nhận 244 nhân viên y tế nhiễm COVID-19 chưa được tiêm vaccine.
Diễn biến nói trên tại Malaysia được cho là không bất thường bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho biết, việc tiêm chủng bảo vệ các cá nhân khỏi mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19.
WHO cũng cho biết, trong 14 ngày đầu sau khi tiêm chủng, một cá nhân sẽ không có mức độ bảo vệ đáng kể trước khi khả năng miễn dịch tăng dần lên.
“Với vaccine một liều, khả năng miễn dịch thường xảy ra sau 2 tuần kể từ khi tiêm chủng. Đối với vaccine hai liều, cả hai liều đều cần thiết để cung cấp mức độ miễn dịch cao nhất có thể”, WHO khẳng định.
Thông tin về việc tiêm chủng, Tiến sĩ Noor Hisham nói rằng không ai an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn, đồng thời khuyến cáo mọi người tiếp tục tuân thủ tất cả các biện pháp phòng ngừa sức khỏe cộng đồng.
“Mặc dù vaccine mang lại tia hy vọng trong cuộc chiến chống COVID-19, đừng lầm tưởng rằng chúng ta có thể nới lỏng tất cả các biện pháp y tế công cộng sau khi tiêm chủng”, ông Noor Hisham cảnh báo.
Malaysia hiện đã hoàn thàn giai đoạn 1 của chương trình tiêm phòng COVID-19, bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 dành cho đối tượng ưu tiên ở tuyến đầu. Giải đoạn 2, ưu tiên người cao tuổi, người có bệnh lý nền, sẽ bắt đầu từ ngày 19/4. Giải đoạn 3 bắt đầu từ tháng 5 dành cho những người nguy cơ thấp từ trên 18 tuổi.
Video đang HOT
COVID-19 tại ASEAN hết 14/3: Philippines vượt Indonesia số ca mới; Campuchia dịch lan nhanh
Ngày 14/3, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 11.200 ca mắc mới, nâng tổng ca bệnh lên xấp xỉ 2,6 triệu người. Philippines vượt qua Indonesia số ca nhiễm mới, trong khi dịch tại Campuchia lan nhanh trong cộng đồng.
Một khu dân cư bị phong toả ở thành phố Mandaluyon, Philippines ngày 12/3. Ảnh: Philstar
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 14/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 11.203 ca mắc COVID-19 và 164 ca tử vong.
Như vậy, các nước ASEAN hiện ghi nhận tổng cộng 2.598.168 ca mắc COVID-19 trong đó có 55.821 ca tử vong và 2.330.813 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 97 ca, mặc dù con số này đã giảm mạnh so với tuần trước. Philippines ghi nhận số ca tử vong tăng lên 63 và Malaysia thêm 4 ca.
Với 4.714 ca nhiễm mới Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN với số ca tử vong lên tới 38.426 người, trong tổng số 1.419.455 ca bệnh. Tuy vậy nước này đang chứng kiến dịch hạ nhiệt dần.
Philippines đang phải xử lý một đợt bùng phát lây nhiễm mới, với số ca nhiễm mới cao hơn cả Indonesia, được cho là một phần do các biến thể mới đang lây lan tại nước này.
Tình hình Malaysia cũng có xu hướng hạ nhiệt với số ca nhiễm mới trong ngày 14/3 là 1.354. Xu hướng này đã cho phép nước này dỡ bỏ Lệnh kiểm soát dịch chuyển từ đầu tháng 3.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia: Dịch tiếp tục lan nhanh trong cộng đồng
"Sự cố cộng đồng ngày 20/2" dẫn đến đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ ba tại Campuchia đã làm lây lan virus SARS-CoV-2 ra 10 tỉnh, thành. Ngày 14/3, Campuchia công bố thêm 41 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc liên quan đến sự cố ngày 20/2 lên 792 ca. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia hiện là 1.305 người, trong đó có 647 người bình phục và 1 người tử vong.
Thông cáo của Bộ Y tế Campuchia cho biết trong số các ca mắc mới có 28 ca phát hiện tại tỉnh Kandal nằm sát thủ đô Phnom Penh. Tính đến sáng 14/3, Campuchia ghi nhận tổng cộng 1.305 ca mắc COVID-19, trong đó 647 ca hồi phục và một ca tử vong.
Theo thông báo cùng ngày của Bộ Y tế Campuchia thì bệnh nhân mắc COVID-19 này đã tử vong vì tim mạch. Trước đó, bệnh nhân đã được điều trị từ 17h30 chiều 13/3 sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trước đó 1 ngày. Thông cáo báo chí của Bộ Y tế Campuchia khẳng định: "nam bệnh nhân này qua đời do nhồi máu cơ tim".
Cảnh sát phát khẩu trang miễn phí cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan nhanh ngoài cộng đồng, Bộ trưởng Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia Hang Chuon Naron đã ký ban hành hướng dẫn 4 điểm về an toàn đi lại đối với những người làm trong ngành giáo dục. Theo đó, yêu cầu ngừng tất cả các chuyến công tác chính thức và tránh di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, tránh tụ tập đông người như tổ chức đám cưới, lễ lạt, tránh các điểm có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 như đám đông hoặc địa điểm kín; tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Kể từ sau "sự cố cộng đồng ngày 20/2", Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã yêu cầu tạm đóng cửa các trường học ở Phnom Penh, Kandal và Sihanoukville. Mới đây, ngày 12/3, Bộ đã quyết định tạm ngừng dạy học trên toàn tỉnh Prey Veng và đến ngày 13/3 đóng cửa toàn bộ cơ sở giáo dục công lập và tư thục ở tỉnh Koh Kong.
Trong chiến dịch tiêm phòng COVID-19 triển khai từ ngày 10/2 đến ngày 13/3, hơn 170.800 người dân Campuchia đã được tiêm vaccine, trong đó hơn 9.000 người được tiêm mũi thứ hai và 161.800 người tiêm mũi đầu tiên. Hai loại vaccine được sử dụng là Sinopharm và AstraZeneca. Cũng trong thời gian trên, hơn 108.00 quân nhân và công an đã được tiêm vaccine Sinopharm, trong đó hơn 47.700 người đã tiêm mũi thứ hai.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 10/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Philippines: Ca nhiễm mới vượt qua Indonesia
Ngày 14/3, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 4.714 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 97 ca tử vong.
Hiện tổng số ca nhiễm và tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này lần lượt là 1.419.455 và 38.426. Indonesia là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, cùng ngày, với 4.899 ca nhiễm mới và 63 ca tử vong, tổng số ca nhiễm và tử vong tại Philippines đã lên lần lượt là 621.498 và 12.829.
Trong những tuần gần đây, Philippines đã hứng chịu làn sóng lây nhiễm mới dịch COVID-19, giống như trong tháng 7-8/2020, khi số ca nhiễm mới liên tục đạt đỉnh. Trước tình hình trên, giới chức nước này khuyến cáo các chính quyền địa phương tăng cường các nỗ lực truy vết COVID-19.
Cảnh sát làm nhiệm vụ tại một chốt kiểm tra y tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 ở Manila, Philippines, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, ngày 12/3, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã thông qua khoản vay 400 triệu USD giúp Philippines mua vaccine ngừa COVID-19.
Philippines là quốc gia đầu tiên được hỗ trợ tài chính trong khuôn khổ Chương trình Tiếp cận Vaccine châu Á - Thái Bình Dương (APVAX) trị giá 9 tỷ USD của ADB. Khoản vay mới sẽ giúp Bộ Y tế Philippines mua và phân phối các loại vaccine được Cơ chế tiếp cận vaccine COVID-19 toàn cầu (COVAX) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận, và vaccine của các nhà cung cấp song phương đáp ứng được tiêu chuẩn của APVAX.
Khoản cho vay của ADB sẽ hỗ trợ Philippines mua 110 triều liều vaccine ngừa COVID-19.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 12/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan phát hiện chùm lây nhiễm mới tại chợ
Theo hãng thông tấn Bernama (Malaysia), ngày 14/3, Thái Lan đã phát hiện một chùm lây nhiễm COVID0-19 mới có liên quan đến một khu chợ ở ngoại ô Bangkok.
Ổ dịch nói trên đẩy số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua tại Thái Lan lên 170 ca mắc, chủ yếu thông qua việc xét nghiệm chủ động. Trong số các ca mắc mới, có tới 156 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Riêng tại tỉnh Samut Sakhon và thủ đô Bangkok là 136 ca. Đặc biệt, có tới 90 ca mắc đến từ khu chợ đông người ở quận Bang Khae của Bangkok. Khu chợ này đã phải đóng cửa do hàng chục người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 thông qua hình thức xét nghiệm chủ động từ ngày 13/3.
Tính đến nay, Thái Lan có tổng cộng 26.927 ca mắc, trong đó có 86 ca không qua khỏi.
COVID-19 tại ASEAN hết 8/3: Toàn khối trên 54.590 ca tử vong; Campuchia ra thông điệp khẩn Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 8/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 11.910 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 54.590 người. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Serdang, Malaysia, ngày...