Hàng trăm người thắp hương tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Sáng 1/4, hàng trăm người đã cùng thắp hương tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại 47C Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP HCM và Nghĩa trang Gò Dưa.
Lên TP HCM cách đây hơn một tháng để thăm con và cháu, cô Dương Trần Thị Nga – 54 tuổi, quê thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang – cho biết, cô ở lại chờ đến ngày 1/4, đúng 14 năm ngày giỗ của Trịnh Công Sơn, để đến mộ nhạc sĩ tại nghĩa trang Gò Dưa thắp nén hương.
Cô Nga tham gia hoạt động của câu lạc bộ những người yêu nhạc Trịnh đã được hai năm.
Sáng 1/4, khoảng 100 cô bác, anh, chị và bạn trẻ có mặt từ rất sớm tại 47C Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP HCM để thắp nén hương tưởng nhớ cố nhạc sĩ. Sau đó, họ khởi hành đến nghĩa trang Gò Dưa, nơi nhạc sĩ yên nghỉ.
Cô Trịnh Vĩnh Trinh, em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thay mặt gia đình gửi lời cảm ơn đến bạn bè, tình nguyện viên và những người hâm mộ anh của mình. Cô cùng mọi người hát vang bài hát Nối vòng tay lớn, đây cũng là chủ đề của nhạc Trịnh năm nay.
Nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải (76 tuổi) sau khi kéo xong bài Chiêu hồn tử sĩ, xúc động nói: “Tôi yêu thích nhạc Trịnh từ năm 1975 đến giờ. Nhạc Trịnh êm ái, trữ tình, ca từ sâu sắc, rất dễ hát cũng rất dễ đi vào lòng người”.
Chương trình ca nhạc do gia đình nhạc sĩ tổ chức hằng năm vào đúng dịp giỗ của ông năm nay sẽ đến trễ hơn một tháng. Lý do vì sẽ có đến bốn đêm nhạc tại bốn thành phố: TP HCM (2/5), Bạc Liêu (9/5), Hà Nội (16/5) và Huế (23/5).
Tại nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP HCM, nơi ông cư ngụ lúc sinh thời sẽ mở cửa cho tất cả người hâm mộ đến thăm viếng từ 6-16h.
Tối 1/4, lúc 20h30, đêm nhạc Thao thức cùng Trịnh tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được tổ chức tại nghĩa trang Gò Dưa.
Cô Dương Trần Thị Nga (ngồi) xúc động khi có mặt tại nghĩa trang Gò Dưa tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng 1/4.
Video đang HOT
Bức họa chân dung của một họa sĩ vẽ đặt tại ngôi mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Người hâm mộ thắp hương tại nghĩa trang Gò Dưa.
Cô Trịnh Vĩnh Trinh cùng mọi người hát vang bài Nối vòng tay lớn.
Phòng làm việc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại 47C Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP HCM.
Một vài bức họa do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ.
Bức ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (giữa) và cố thủ tướng Võ Văn Kiệt (bìa phải) cùng phu nhân đặt tại phòng làm việc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Chiếc đàn sáng tác nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Một bạn nữ thắp hương cho cố nhạc sĩ.
Theo Quang Định/Tuổi Trẻ
Trịnh Công Sơn tiên cảm về hòa bình, hòa giải và tự do
Nhìn lại một chặng đường dài của đất nước mới thấy sức tiên cảm của Trịnh Công Sơn về một ngày hòa bình, thống nhất và ước mơ về một sự hòa giải trong tim người Việt Nam.
Trong nhiều ca khúc viết lúc đất nước còn chia cắt, Trịnh Công Sơn viết như lời tuyên xưng đức tin của một người yêu nước bằng hai tiếng "da vàng", đồng thời kêu gọi mọi người yêu nước và yêu nhau. Cũng là người Việt da vàng, cùng chung dòng máu, nhưng quay mũi súng vào nhau.
Viết Tình ca người mất trí, Trịnh Công Sơn nói về những cái chết của người lính. Ông không nói người lính ở bên phía nào. Dù là phía nào, thì cái chết của họ cũng để lại nỗi đau cho người ở lại. Họ có nhiều tên riêng nhưng họ chỉ có một tên chung - người Việt Nam.
Ông cất tiếng hát gọi cái tên thiêng liêng đó: "Tôi muốn yêu anh yêu Việt Nam. Ngày gió lớn tôi đi môi gọi thầm. Gọi tên anh Việt Nam. Gần nhau trong tiếng nói da vàng".
Trịnh Công Sơn.
Mơ ước hòa bình, mong tìm hòa giải và khát khao tự do là ba mối suy tư lớn của Trịnh Công Sơn. Trong nhiều bài hát, ông nhắc đến quyền tự do, sự tự do cho con người. Ông đòi tự do một cách tha thiết, khẩn thiết và tuồng như, ông lo sợ điều đó không đến, hoặc đến không như mong đợi.
Sự mẫn cảm của người nghệ sĩ thôi thúc ông nhắn gửi với cộng đồng về điều này. Hòa bình, thống nhất phải đi liền với tự do, ông nói lên điều đó trước khi đất nước thống nhất. "Chờ nhìn quê hương sáng chói" không chỉ là chờ có một ngày hòa bình, mà ngày đó cất lên được tiếng nói tự do: "Chờ trống dồn tin mừng khắp phố làng ta. Chờ nghe từ đất dậy tiếng ca tự do".
Trong Đồng dao hòa bình, ông tin "Đường Việt Nam hôm nay có bước chân tự do". Ông nhắc nhớ như vậy có lẽ vì ông lo lắng người ta sẽ quên đi điều quan trọng nhất, tự do là một phần không thể thiếu của hòa bình.
Mơ về ngày thống nhất để xây dựng đất nước, xây những con đường cho dân ta đi. Nhưng có một con đường, một căn nhà mà Trịnh Công Sơn kiên trì kêu gọi phải xây cho được, đó là con đường Việt Nam và căn nhà tự do. Căn nhà tự do cũng chính là con đường Việt Nam: "Hòa bình nào vừa bay về trong gió lớn. Rừng núi ta ơi đi dựng lại con đường Việt Nam. Mầm hòa bình nở trên đời dân khốn khó. Cùng đứng lên ta đi dựng lại căn nhà tự do" (Dân ta vẫn sống).
Trịnh Công Sơn đã để lại những ca khúc bất hủ cho nhạc Việt.
Trong ca khúc Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Trịnh Công Sơn hai lần nhắc đến "tự do", ông chờ mong tự do như chờ mong hòa bình. Lòng như lửa đốt chờ đợi một giá trị cao quý nhất dành cho dân mình: "Từ Trung Nam Bắc chờ mong nung đốt. Những bó đuốc reo vui tự do" và "Ngựa bay trong gió lòng reo muôn vó. Cho dân ta bừng lớn trong tự do". Đúng là chỉ có tự do dân mình mới bừng lớn lên được. Ai nói Trịnh Công Sơn không có nhãn quan chính trị thì quả là sai lầm.
Chỉ có sự tự do, chỉ vì con người, không nhân danh bất cứ thứ gì trên đời ngoài hai tiếng "con người". Trịnh Công Sơn nhìn cuộc chiến, thấy máu xương của những người anh em cùng con cái của mẹ Việt Nam đã đổ ra vì nhiều thứ nhân danh... Cho nên, ông nhất quyết phải can gián, ông cất lên tiếng gọi hòa bình và tự do, như trong bài Ta đã thấy gì đêm nay:"Dòng máu anh em đã nhuộm mặt trời. Cùng xương khô lên tiếng nói. Đời sống ấm êm nhân danh con người"...
Theo Lê Thanh Phong/Lao Động
Giang Trang lánh mình khỏi showbiz để hát nhạc Trịnh Giang Trang từng từ chối lời hát trong các đêm nhạc Trịnh Công Sơn vì không muốn xuất hiện với vai trò ca sĩ. Cô chỉ tự nhận mình là một người yêu nhạc Trịnh. Giang Trang có thể là một cái tên khá xa lạ trong showbiz Việt nhưng lại được nhiều khán giả yêu nhạc Trịnh biết tới. Cô từng cho...