Hàng trăm người sập bẫy khi đổ tiền vào dự án “ma”
Theo cơ quan điều tra, tính đến thời điểm hiện tại đã có 397 người ký hợp đồng với nhóm do Phạm Thị Tuyết Nhung cầm đầu.
Theo đó, đã thanh toán 534 tỷ đồng, để mua đất nền của các dự án “ma” ở TPHCM.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Phạm Thị Tuyết Nhung và 4 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết luận điều tra, Phạm Thị Tuyết Nhung có quan hệ làm ăn chung với bà Trần Thị Mỹ Hiền (58 tuổi). Năm 2017, bà Hiền tìm mua những thửa đất có diện tích lớn tại quận 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Bình Chánh.
Bị can Nhung (đứng) làm việc với cơ quan điều tra. (Ảnh: CACC).
Video đang HOT
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, thanh toán một phần tiền cho chủ đất, bà này cho người thiết kế, lập bản vẽ hàng loạt dự án rồi rao bán.
Để có pháp nhân thực hiện ký kết hợp đồng, bà Hiền chỉ đạo Phạm Thị Tuyết Nhung và đồng phạm đứng tên làm giám đốc và đại diện pháp luật công ty đất Vàng Hoàng Gia. Tiếp đó, Nhung thành lập công ty Angel Lina, nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đất Vàng Hoàng Gia từ bà Hiền và thuê người đứng tên giám đốc.
Từ đây, Nhung tiếp tục vẽ các dự án dân cư không có thật, tự phân lô tách thửa trái pháp luật, quảng cáo gian dối để ký hợp đồng góp vốn, chuyển nhượng cho nhiều người.
Bằng thủ đoạn trên, Nhung và đồng phạm đã ký 546 hợp đồng góp vốn, thỏa thuận chuyển nhượng cho 397 khách hàng, chiếm đoạt hơn 534 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định bị can Nhung có vai trò là người chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt đối với toàn bộ hoạt động của Công ty Hoàng Gia (giai đoạn từ tháng 3/2018 về sau) và Công ty Angel Lina.
Riêng bà Hiền đang chữa bệnh bắt buộc (chưa bệnh tâm thần – PV) theo quyết định của Viện KSND TPHCM do liên quan trong một vụ án lừa đảo khác.
Cựu cảnh sát giao thông nhận tiền tỷ để "bảo kê" xe quá tải
Ngày 6/12, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Cảnh Chân, cựu cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Đồng Nai) về tội môi giới hối lộ.
Liên quan tới vụ án, bị can Nguyễn Văn Thới (44 tuổi), Trần Quốc Thái (50 tuổi), Lê Thị Cẩm Vân (39 tuổi) cùng 6 đồng phạm về tội đưa hối lộ.
từ tháng 1/2014 đến 8/2015, Nguyễn Văn Thới, Lê Thị Cẩm Vân và các đồng phạm đã cấu kết với một số tài xế, chủ xe tải thường lưu thông trên các tuyến đường thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM góp tiền đưa hối lộ cho thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông để không bị xử phạt.
Bị can Nguyễn Cảnh Chân nhận hơn 1 tỷ đồng để môi giới lộ.
Các bị can tổ chức in logo có số "68" và chữ "Garage Thành Đô"; Vân in logo chữ "xe chở hàng" bán cho chủ xe, tài xế giá từ 2,5-3 triệu đồng/logo, dán làm mật hiệu nhận biết khi bị thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông kiểm tra.
Cơ quan điều tra xác định, Thới đã bán được khoảng 15.000 logo. Từ tháng 7/2014 - 8 tháng 2015 Thới đã đưa hối lộ gần 5 tỷ đồng và thu lợi bất chính 1,3 tỷ đồng. Còn Lê Thị Cẩm Vân đã đưa hối lộ 477 triệu đồng, hưởng lợi 1,6 tỷ đồng.
Thới đã chủ động đặt vấn đề, bàn bạc thống nhất với bị can Nguyễn Cảnh Chân về việc bảo kê xe vi phạm quá tải có dán logo "garage Thành Đô" chạy trên địa bàn do Đội cảnh sát giao thông số 1 quản lý, để nhận tiền hối.
Cơ quan công tố xác định bị can Nguyễn Cảnh Chân đã nhận 1,26 tỷ đồng. Sau đó, cựu cảnh sát này sử dụng 960 triệu đồng môi giới hối lộ, số còn lại sử dụng vào mục đích cá nhân.
Trước đó, tháng 10/2018, Tòa án nhân dân (TAND) TPHCM đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Nguyễn Cảnh Chân 8 năm tù về tội môi giới hối lộ, Nguyễn Văn Thới 14 năm tù, Trần Quốc Thái 10 năm tù, Lê Thị Cẩm Vân 9 năm tù về tội đưa hối lộ.
Các bị cáo còn lại có mức án từ 1 năm 6 tháng 23 ngày tù đến 4 năm tù về tội đưa hối lộ.
Sau đó, TAND cấp cao tại TPHCM tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm đối với 80 cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông.
Cấp phúc thẩm cho rằng lời khai của các bị cáo, trong các kết luận điều tra, cáo trạng đều nêu rõ tên, chức vụ của những người nhận hối lộ và số tiền nhận hối lộ nhưng cơ quan điều tra căn cứ vào việc 80 cán bộ cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM không thừa nhận đã nhận hối lộ để kết luận không đủ căn cứ xử lý đã gây bức xúc trong dư luận.
Tuy nhiên, sau khi vụ án được trả để điều tra lại, cơ quan điều tra vẫn cho rằng không có đủ căn cứ để khởi tố đối với 80 cán bộ cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông trên.
Cựu cán bộ công an "đạo diễn" vụ cướp 37 tỷ đồng tiền ảo Bị can Nguyễn Quốc Dũng được xác định là người tư vấn cách tạo ra vụ va chạm xe, trực tiếp phân công, chỉ đạo đồng phạm va chạm với xe của anh Lê Đức Nguyên trong vụ cướp 37 tỷ đồng tiền ảo. VKSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Hồ Ngọc Tài (32 tuổi, ngụ TP...