Hàng trăm người “phong tỏa” nhà máy xử lý rác suốt hơn nửa tháng
Sáng 15/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã có buổi đối thoại với người dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) sau hơn nửa tháng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đức Phổ bị hàng trăm người dân “phong tỏa”.
Kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, người dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) yêu cầu phải di dời nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đi nơi khác. Nếu không di dời thì nhà máy chỉ được tiếp nhận, xử lý rác thải trên địa bàn xã Phổ Thạnh và hơn 22.000 m3 rác tồn đọng trước khi nhà máy được xây dựng.
Sáng 15/8, hàng trăm người dân xã Phổ Thạnh đến dự buổi đối thoại với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
Dù cơ quan chuyên môn khẳng định vị trí xây dựng nhà máy cách khu dân cư gần nhất trên 500m là đúng quy định, tuy nhiên người dân cho rằng khoảng cách này vẫn quá gần; khiến không khí ở các khu dân cư lân cận nhà máy xử lý rác bị ô nhiễm.
“Chúng tôi rất cảm thông với chính quyền nhưng thực tế là khoảng cách từ nhà máy đến khu dân cư quá gần nên mùi hôi ảnh hưởng đến người dân. Người dân chúng tôi thật sự lo ngại về lâu dài không khí và nguồn nước ngầm sẽ bị ảnh hưởng”, ông Nguyễn Xuân Ba bày tỏ.
Người dân xã Phổ Thạnh cho rằng khoảng cách từ nhà máy xử lý rác đến các khu dân cư quá gần nên lo sợ môi trường sống bị ô nhiễm
Cùng nỗi lo đó, ông Ngô Văn Liêu cho rằng: địa bàn xã Phổ Thạnh đất chật, người đông; đặc biệt là khu vực thôn La Vân, Thạch By nằm sát biển nên nguồn nước hầu hết bị nhiễm mặn. Vì vậy, người dân lo ngại việc đặt nhà máy xử lý rác tại khu vực này khiến nguồn nước ngầm đang sử dụng bị ô nhiễm.
“Chỉ một vài khu vực có nguồn nước ngọt lại đi xây nhà máy gần đó. Sau này nguồn nước bị ô nhiễm dân chúng tôi lấy nước ở đâu sử dụng?”, ông Liêu bày tỏ.
Hầu hết ý kiến người dân tham dự buổi đối thoại yêu cầu chính quyền phải di dời nhà máy xử lý rác đến địa điểm khác vì lo ngại ô nhiễm môi trường.
“Nhà máy phải di dời còn lượng rác tồn đọng trước khi có nhà máy người dân chúng tôi sẽ cùng nhau xử lý. Nếu không di dời thì chỉ được tiếp nhận rác tại xã Phổ Thạnh, không được đưa rác nơi khác đến”, nhiều người dân quả quyết.
Thông tin với người dân, ông Nguyễn Thịnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, nhấn mạnh: quy trình, thủ tục xây dựng và hoạt động của nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đức Phổ đúng quy định nên không có cơ sở để di dời nhà máy này.
Video đang HOT
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ngoài việc xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đức Phổ, nhà máy còn xử lý trên 22.000 m3 rác tồn đọng từ năm 2005.
Nếu hố rác tồn đọng không được xử lý sớm và đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Riêng khoảng cách từ nhà máy đến khu dân cư gần nhất trên 500 m là đúng quy định, đảm bảo quy chuẩn cho nhà máy xử lý rác hoạt động.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng chỉ đạo các cơ quan chức năng phải giám sát, đảm bảo hoạt động của nhà máy xử lý rác không ảnh hưởng đến đời sống người dân
Thay mặt chính quyền, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng chia sẻ nỗi lo với người dân, mong muốn người dân đồng thuận với chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý rác thải.
Đối với lo ngại của người dân, ông Căng yêu cầu chủ đầu tư nhà máy xử lý rác phải tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Đồng thời cam kết sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động xử lý rác thải của nhà máy để không gây ảnh hưởng đến người dân.
“Trước mắt chủ đầu tư phải xử lý ngay nước rỉ từ hố rác tồn đọng không để thấm xuống mạch nước ngầm. Cái này cần làm ngay và tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí cho việc này. Sở Tài nguyên – Môi trường, Công an tỉnh phải kiểm tra, giám sát thường xuyên đảm bảo nhà máy thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường”, ông Căng nhấn mạnh.
Đến trưa ngày 15/8, hàng trăm người dân vẫn chặn đường vào nhà máy xử lý rác
Tuy vậy, người dân xã Phổ Thạnh không đồng tình với kết luận của người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Ngãi. Đến trưa ngày 15/8, người dân vẫn tiếp tục chặn đường vào nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đức Phổ.
Quốc Triều
Theo Dantri
Những dự án BĐS nào bị "bêu" tên tại phiên giải trình của Hà Nội?
Hàng loạt chủ đầu tư được đánh giá là có năng lực trên địa bàn TP.Hà Nội đã được các đại biểu bêu tên vì sử dụng đất, triển khai dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai.
Sáng 13.8, Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội.
161 dự án vi phạm
Tại đây, trả lời câu hỏi của các đại biểu (ĐB), Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, với các dự án chậm trễ 5-10 năm, có thể nói các dự án trên địa bàn TP.Hà Nội được giao đất, cho thuê đất cơ bản được triển khai đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, song bên cạnh đó có những dự án chậm tiến độ thậm chí vi phạm luật Đất đai.
Các nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án chậm triển khai gồm: Thứ nhất, nhiều dự án chậm GPMB do thay đổi chính sách đất đai. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư (CĐT) chậm, không quyết liệt chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các sở ngành để tháo gỡ các chính sách GPMB, tập trung nguồn lực, thời gian GPMB các dự án.
Giám đốc Sở TNMT Nguyễn Trọng Đông tại phiên giải trình
Thứ hai, do giai đoạn 2012-20215, thị trường BĐS trầm lắng là nguyên ngân để các CĐT tập trung vốn, thị trường trầm lắng nên khó kêu gọi đầu tư cũng như giải ngân để ngân hàng cho vay.
Thứ ba, về quy hoạch, sau khi sáp nhập Thủ đô, Chính phủ chỉ đạo TP lập quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Chính phủ phê duyệt, sau đó triển khai quy hoạch này thì TP tổ chức lập quy hoạch phân khu. Quá trình rà soát có trên 240 dự án phải điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu.
Ngoài ra, Giám đốc Sở TNMT cho rằng, nguyên nhân chủ quan là do các dự án trên địa bàn, sau khi được phê duyệt giao đất, các ban ngành một số nơi chưa phối hợp hậu kiểm chặt chẽ và chưa quyết liệt xử lý.Thứ tư, liên quan đến Luật đê điều quy định không xây dựng nhà cao tầng trong khu nội đô cũng một phần ảnh hưởng đến các dự án đã đầu tư trước đây.
Riêng với dự án Văn La-Hà Đông của Công ty CP Sông Đà, tỉnh Hà Tây trước đây giao đất từ 2008 và hiện còn hơn 1,6 ha chưa được GPMB. Năm 2015, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh quy hoạch, được TP phê duyệt, hiện đơn vị đang điều chỉnh lại dự án đầu tư, sau đó mới được tiếp tục điều chỉnh quyết định giao đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung. Sau đó sở TNMT và các sở ngành sẽ tiếp tục rà soát, tổ chức thanh tra cụ thể và báo cáo lại - Giám đốc Sở TNMT cho hay.
Đối với các dự án chậm tiến độ, ông Đông cho biết: do năng lực tài chính và sự chủ động của các đơn vị. Đối với những đơn vị đã xử lý vi phạm và có kết luận của thanh tra, Sở đã thực hiện công bố công khai các đơn vị này trên cổng thông tin điện tử của Sở và của Bộ TNMT.
Đây là căn cứ để xem xét giao đất chấp thuận dự án đối với các dự án tiếp theo. Vì thế, trong quá trình tham gia liên thông để cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án, thì Sở luôn kiểm tra thông tin này. Nếu các đơn vị có vi phạm chưa được khắc phục thì dứt khoát không được chấp thuận dự án mới - ông Đông nói.
Dự án Văn La-Hà Đông của Công ty CP Sông Đà có nhiều vi phạm. Ảnh: Trần Kháng
Theo Giám đốc Sở TNMT Hà Nội, hiện Sở đã thực hiện thanh kiểm tra với 215 dự án. Qua thanh tra, đã có 64 dự án được khắc phục; 151 dự án qua thanh kiểm tra, có 21 dự án đã kiến nghị thu hồi đất và xử lý phạt, 11 dự án vướng mắc do quy hoạch GPMB, 30 dự án thanh tra chính phủ và các ngành thanh kiểm tra, 84 dự án đang thanh kiểm tra. Các dự án ở Hoài Đức cũng nằm trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Hiện, Sở đang tiếp tục phối hợp với Thành phố xử lý vi phạm.
Sau phiên giải trình này, Sở sẽ cùng các ngành tổ chức các đoàn thanh tra xuống thanh tra cụ thể từng dự án. Trong quý 3 sở sẽ cùng các ngành Thành phố hoàn thành việc kiểm tra xử lý- ông Đông cho hay.
Mức xử phạt chưa đủ sức răn đe
Tiếp tục chất vấn Giám đốc Sở TNMT, ĐB Nguyễn Hoài Nam cho rằng, nhiều CĐT tái phạm dù không vướng mắc về quy hoạch, tài chính.
Tại phiên giải trình, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội cho rằng với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức xử phạt vi phạm đất đai hiện hành chưa đủ sức răn đe.
Đại biểu Nam nêu ra hàng loạt CĐT của các dự án như: Dự án tại số 94 Lò Đúc (Hai Bà Trưng), số 22-24 Hàng Bài hay ở Lý Thường Kiệt vẫn án binh bất động. Đặc biệt dự án tại 19 Hàng Khoai của Hapro được vẽ ra hàng chục năm nay, rất đẹp nhưng để lãng phí, gây mất trật tự, đặc biệt là an ninh PCCC.
Đây là những CĐT rất có năng lực tài chính nhưng vẫn để dự án chậm tiến độ. Có phải do chúng ta chưa quyết liệt, chưa thể hiện trách nhiệm đôn đốc, nể nang các nhà đầu tư? - ĐB Nam đặt vấn đề.
ĐB Duy Hoàng Dương cũng tái chất vấn đề nghị làm rõ: mức xử phạt 8,1 tỷ đồng đối với 256 nhà đầu tư và 243 tổ chức sử dụng đất hiện nay chưa đủ sức răn đe hay chưa? và có cần thiết ban hành Nghị quyết xử phạt gấp đôi đối với các đơn vị vi phạm về đất đai?
Trả lời câu hỏi, Giám đốc Sở TNMT cho biết, trong 161 dự án, các dự án vi phạm có thời điểm trong luật đất đai 2003, có dự án vi phạm từ thời điểm Luật Đất đai năm 2013, Sở sẽ thực hiện nghiêm túc việc công khai các dự án vi phạm, gửi Sở KHĐT để tổng hợp.
Về mức xử phạt với các dự án chậm, Giám đốc Sở TNMT cho biết: Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của Chính phủ quy định với Thủ đô Hà Nội được xử phạt tới 1 tỷ đồng với 1 dự án là mức cao nhất. Quả thực với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức này chưa đủ sức răn đe. Nên tới đây Sở sẽ cùng các ngành nghiên cứu dự thảo quy định, báo cáo UBND TP, HĐND TP để nâng mức xử phạt theo quy định của Luật Thủ đô lên gấp đôi.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: "Nghĩa địa tàu cá" ở cảng neo đậu Sa Huỳnh Hàng chục tàu cá lớn nhỏ hư hỏng được ngư dân địa phương đưa về bỏ nằm chỏng chơ kéo dài hàng trăm mét dọc bờ cảng neo đậu tàu thuyền Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, khiến nơi đây giống như nghĩa địa tàu cá. Ít thấy nơi nào ở Quảng Ngãi mà số lượng tàu cá bị hư hỏng...