Hàng trăm người mắc kẹt trên đỉnh Everest chờ cứu hộ
Hơn 700 nhà leo núi đang bị mắc kẹt trên đường lên đỉnh núi Everest. Họ phải chờ máy bay trực thăng đến cứu sau khi bị một vụ lở tuyết chặn tất cả các lối xuống lại chân núi.
Được biết, trận tuyết lở này là hệ quả của trận động đất 7.8 độ Richer làm rung chuyển thủ đô Kathmandu của Nepal.
Theo thông tin ban đầu, có từ 17 đến 19 người đã thiệt mạng do băng và đá trong vụ lở tuyết nghiền nát trại của họ vào ngày 25-4.
Một máy bay trực thăng đang đưa người bị thương đến Kathmandu trước khi thời tiết xấu làm gián đoạn quá trình cứu hộ
Vào sáng ngày 26-4, một phi đội gồm sáu máy bay trực thăng đã đưa 22 người bị thương nặng nhất đến Kathmandu điều trị. Tuy nhiên thời tiết xấu cộng với dư chấn và hệ thống liên lạc trục trặc ngăn cản máy bay ứng cứu hiệu quả, khiến cho hàng trăm người còn lại bị kẹt trên núi.
Các trận tuyết lở bắt đầu trên núi Kimori, làm băng và đá từ trên lao xuống các trại với tốc độ chóng mặt. Dư chấn khoảng 6 độ Richter khiến tuyết tiếp tục chất cao trên những con đường mòn còn lại, khiến việc leo xuống trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Hình ảnh các nhà leo núi hoảng hốt bỏ chạy khi cơn lũ tuyết ập đến với tốc độ chóng mặt
Video đang HOT
Một người hướng dẫn tên Daniel Mazur đã kịp cập nhật trên Twitter về một con đường xuống núi khác. Tuy nhiên, con đường này được biết cũng đã bị hư hỏng nặng. Hầu hết các người dẫn đường (Sherpa) đi cùng đã chạy kịp sang ngôi làng Namche gần đó.
Adrian Ballinger, cập nhật twitter từ phía Tây Tạng của dãy Himalaya, cho biết những người sống sót đang cố động viên nhau và chờ đợi cứu hộ. Bác sĩ tim mạch Mỹ Ellen Gallant đang cố hết sức trợ giúp y tế cho các nhà leo núi bị thương vẫn còn bị kẹt trên núi. Tuy nhiên một người đàn ông Nepal đã chết do thiếu thuốc men.
Thục Trang
Theo_PLO
Số phận những công dân nước ngoài mất tích ở Nepal giờ ra sao?
Ngày 26/4, nhà chức trách Nepal cho biết, thi thể của 18 nhà leo núi cùng các Sherpa (hướng dẫn viên bản địa) đã được tìm thấy tại vùng núi Everest.
Như tin đã đưa, vụ động đất kinh hoàng tại Nepal đã khiến gần 2.000 người thiệt mạng và con số này có thể sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Trong số những người chết, có cả người nước ngoài đi du lịch đến Nepal để khám phá đỉnh Everest, hoặc đến Nepal để làm những công việc từ thiện.
Theo Daily Mail, ước tính có khoảng 50 công dân người Anh đã mất tích nhưng con số thực tế có thể cao hơn. Còn theo Reuters, có khoảng 300.000 công dân nước ngoài ở Nepal vào thời điểm xảy ra thảm hoạ động đất.
Nhiều du khách nước ngoài bị mất tích có thể là do mắc kẹt trên Everest sau vụ lở tuyết. (Ảnh: AP)
Ông John Carroll, 59 tuổi, cha của cô Julia Carroll, 22 tuổi đến từ Suffolk, Anh cho biết, cô đã gọi về nhà cho ông chỉ vài giờ trước khi thảm hoạ xảy ra. Cô Julia Carroll đã chúc ông một sinh nhật hạnh phúc và sau đó ông John đã không còn một chút tin tức nào từ cô.
"Tôi đã nói chuyện với con bé qua điện thoại vào buổi chiều 24/4 khi nó gọi về nhà để chúc tôi sinh nhật hạnh phúc. Bây giờ, tôi đang hết sức tuyệt bọng và lo lắng. Rất nhiều người đã chết và rất nhiều ngôi nhà bị tàn phá, chúng tôi chỉ có thể hy vọng con bé an toàn và liên lạc về nhà", ông John Carroll đau xót chia sẻ.
Cô Julia Carroll, 22 tuổi đến từ Suffolk, Anh bị mất tích ở Nepal. (Ảnh: Google Finder/DM)
Một du khách người Anh khác hiện đang mất tích ở Nepal tên là Sebastian Lovera, một vận động viên môn trượt tuyết 22 tuổi.
Cha dượng của anh Sebastian, ông Greg Smye-Rumsby, cho biết: "'Sebastian là một người vô cùng sôi nổi và ưa hoạt động, đó là lý do tại sao thằng bé đã đi đến Nepal".
"Chúng tôi đã cố gọi cho thằng bé nhưng nó không nghe máy... Thằng bé không phải là người dễ đầu hàng trước khó khăn", ông Greg Smye-Rumsby chia sẻ.
Một công dân Anh khác được cho là đã mất tích tên là Laura Wood, 23 tuổi đến từ Tây Yorkshire. Cô Laura Wood được người thân mô tả là một cố gái trẻ, xinh đẹp, thường mặc kiểu quần áo hippy.
Một công dân Australia tên là Ballantyne Forder, 20 tuổi, làm việc tại trại trở mồ côi ở Nepal, gần tâm chấn của trận động đất đêm 25/4 cũng đã đột ngột mất liên lạc với gia đình.
Gia đình của cô Ballantyne Forder đã phát động một cuộc tìm kiếm tuyệt vọng để tìm kiếm cô, đồng thời đăng tải thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội.
Chị của Ballantyne Forder, Amanda-Sue Markham đã chia sẻ hình ảnh của cô lên Twitter với lời kêu gọi: "Đây là em gái tôi ở trại trẻ mồ côi. Nếu bạn có thể cầu nguyện, hãy làm điều đó cho sự an toàn của em gái tôi".
Hình ảnh của cô Ballantyne Forder do chị cô đăng tải trên Twitter. (Ảnh:Twitter/DM)
Trong diễn biến liên quan, trận động đất kinh hoàng đã làm rung chuyển khu vực vùng núi Everest tại Nepal khiến xảy ra một trận lở tuyết lớn. Thi thể của 18 nhà leo núi cùng các Sherpa (hướng dẫn viên bản địa) đã được tìm thấy.
Theo các nhà chức trách Nepal, trận lở tuyết cũng tàn phá nhiều trại dừng chân của các du khách nước ngoài dọc theo khu vực vùng núi Everest, khiến hàng chục người bị thương và mất tích.
Số phận những công dân nước ngoài mất tích ở Nepal giờ ra sao thì không ai rõ. Thân nhân của những người này vẫn đang tích cực tìm kiếm thông tin người thân trong sự lo âu, thấp thỏm và cầu mong họ sẽ bình yên trở về sau trận động đất kinh hoàng./.
Theo Phương Chi/VOV.VN/theo Daily Mail
Tường trình từ Nepal: 6 tiếng kinh hoàng giữa tâm động đất Trần Hương, cô gái gốc Nam Định, hiện đảm đương vai trò giám sát bóng đá nữ LĐBĐ châu Á (AFC), đã trải qua 6 tiếng kinh hoàng giữa tâm chấn vụ động đất tại Nepal khi đang làm nhiệm vụ tại giải bóng đá nữ U14 châu Á 2015. Từ thủ đô Kathmandu, người mẹ trẻ này chia sẻ cho báo điện...