Hàng trăm người Indonesia chết khi chờ nhập viện
Trong lúc số ca nhiễm và tử vong liên tục lên kỷ lục, các bệnh viện quá tải và thiếu oxy, nhiều người bệnh tử vong tại nhà do không được điều trị.
Họ qua đời trong khi đang tự cách ly chờ nhập viện, và cũng không được ghi nhận vào dữ liệu chính thức.
“Đồng nghiệp của tôi, một thanh niên 35 tuổi, tử vong tuần trước. Gia đình không thể tìm cho anh một bệnh viện trong thành phố. Anh qua đời ngay sau đó”, một viên chức chính phủ nói.
“Một nữ đồng nghiệp 50 tuổi cũng ra đi vì Covid-19. Tuần trước nữa, người khác mất cha mẹ vì căn bệnh. Hiện cô ấy phải tự cách ly trong nỗi đau tinh thần”, cô kể thêm.
Truyền thông địa phương công bố đoạn video về trải nghiệm nghiệt ngã của một nam bệnh nhân 52 tuổi ở thị trấn Pacitan, Đông Java. Ông đã chết khi đang tự cách ly sau xét nghiệm dương tính. Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ phải chuyển thi thể của ông từ tầng hai bằng cọc tre và ròng rọc vì cầu thang quá hẹp.
Cuối tuần, hai người đàn ông 40 và 50 tuổi tử vong trong một ngôi nhà ở Tasikmalaya, tỉnh Tây Java. Họ tự cách ly sau khi 4 thành viên khác của gia đình dương tính nCoV.
Những câu chuyện tương tự tràn ngập sóng truyền hình và mạng xã hội Indonesia trong hai tuần qua. Số ca nhiễm và tử vong ở nước này gần như đạt kỷ lục mới sau mỗi ngày. Nguyên nhân chủ yếu là lễ hội Eid al-Fitr và biến thể Delta.
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á ghi nhận hơn 29.000 ca nhiễm mới và 558 người tử vong ngày 5/7, cao hơn kỷ lục trước đó là 27.000 ca. Đến nay, cả nước có hơn 2,3 triệu người mắc Covid-19 và 61.000 ca tử vong.
Video đang HOT
Công nhân chất quan tài dành cho bệnh nhân Covid-19 lên một chiếc xe cứu thương tại Jakarta, ngày 3/7. Ảnh: Reuters
Dịch bệnh leo thang khiến bệnh viện đảo Java, thành phố Jakarta và các khu vực đông dân quá tải. Nhiều bệnh nhân bị từ chối điều trị. Người có triệu chứng nhẹ thường được yêu cầu tự cách ly. Song do chính quyền địa phương giám sát lỏng lẻo, tình trạng của một số bệnh nhân xấu đi nhanh chóng.
Lực lượng chuyên trách địa phương LaporCovid-19 báo cáo ít nhất 265 người chết khi tự cách ly tại nhà trong tháng qua. Bệnh nhân tập trung tại tỉnh Tây Java, Yogyakarta và Banten.
“Họ tử vong khi đang tìm kiếm bệnh viện công, chờ đợi được vào phòng cấp cứu. Điều này cho thấy bức tranh trần trụi về sự sụp đổ của hệ thống y tế. Các con số không phản ánh tình hình thực tế vì không phải ai nhiễm nCoV cũng được ghi nhận, đưa tin. Chúng tôi lo ngại đây chỉ là phần nổi của tảng băng”, LaporCovid-19 viết trên trang web.
Khoa hồi sức tích cực kín chỗ, bệnh nhân phải vào tạm khoa cấp cứu. Nhiều bệnh viện thậm chí dựng lều cấp cứu trong bãi gửi xe.
Khi các ca nhiễm nặng liên tục đổ về, cơ sở y tế đối mặt với tình huống khẩn cấp khác đó là khủng hoảng oxy y tế. Điều này khiến 30 bệnh nhân tại tỉnh Yogyakarta tử vong trong đêm.
Ở Bandung, thủ phủ của tỉnh Tây Java, một bệnh viện thông báo sẽ không tiếp nhận thêm bất cứ bệnh nhân nào đến hết 7/7 vì “không có nguồn cung oxy”. Ở một số thành phố, bao gồm Jakarta, người dân xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng bán bình oxy với giá cao. Nhiều cơ sở tạm đóng vì không đáp ứng đủ nhu cầu.
Chính phủ trước đó cam kết sẽ duy trì sản xuất để phục vụ các bệnh viện ngày càng đông đúc. Song hôm 5/7, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan, thừa nhận tình trạng thiếu hụt oxy.
“Nhu cầu đang tăng gấp ba, bốn lần. Vì vậy, việc phân phối gặp vấn đề. Có tình trạng khan hiếm, nhưng sau khi đàm phán với 5 nhà sản xuất, chúng tôi sẽ chuyển 100% lượng oxy sang mục tiêu y tế”, ông nói, đồng thời thông báo chính phủ sẽ hợp tác với 11 nền tảng y tế trực tuyến giúp theo dõi và kê đơn cho những bệnh nhân Covid-19 tự cách ly.
Biện pháp khẩn cấp tại Indonesia sẽ kéo dài đến hết ngày 20/7. Tại một số nút giao thông, cảnh sát đặt trạm kiểm tra người đi lại. Chỉ những ai làm việc trong nhóm ngành nghề thiết yếu mới được lưu thông.
Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati ngày 3/7 cho biết chính phủ sẽ bổ sung 21,09 nghìn tỷ rupiah (1,46 tỷ USD) vào chi tiêu y tế. Khoản ngân sách dành cho xét nghiệm, truy vết, động viên nhân lực y tế và mua vaccine.
Hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã tiêm vắc xin Trung Quốc
Hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã được tiêm vắc xin hãng Sinovac của Trung Quốc. Hầu hết bác sĩ không có triệu chứng, nhưng cũng có hàng chục bác sĩ phải nhập viện với các triệu chứng như sốt cao.
Ông Jeje Jaenudin, 68 tuổi, được tiêm liều vắc xin COVID-19 đầu tiên của hãng Sinovac (Trung Quốc) tại huyện Cianjur, tỉnh Tây Java, Indonesia hôm 15-6 - Ảnh: REUTERS
Hãng Reuters ngày 17-6 đưa tin hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã được tiêm vắc xin, trong đó có hàng chục bác sĩ đã nhập viện.
Các bác sĩ trên đã được tiêm vắc xin COVID-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc). Diễn biến này được ghi nhận trong bối cảnh có nhiều lo ngại về hiệu quả của một số loại vắc xin trong việc đối phó với các biến thể của virus SARS-CoV-2 (gây dịch COVID-19).
Ông Badai Ismoyo, trưởng văn phòng y tế huyện Kudus ở tỉnh Trung Java, cho biết hầu hết các bác sĩ trên không có triệu chứng và đang tự cách ly ở nhà. Tuy nhiên, có hàng chục người phải nhập viện, với các triệu chứng như sốt cao và độ bão hòa oxy trong máu giảm.
Huyện Kudus đang đối phó với đợt bùng phát dịch được cho là gây ra bởi biến thể Delta (phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ) có mức độ lây nhiễm cao hơn. Đợt dịch này đã đẩy tỉ lệ sử dụng giường bệnh tại huyện Kudus lên hơn 90%.
Được xem là nhóm ưu tiên, các nhân viên y tế Indonesia nằm trong số những người đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 khi chương trình tiêm chủng của Indonesia khởi động hồi tháng 1 năm nay.
Gần như tất cả các nhân viên y tế này đã được tiêm vắc xin COVID-19 do hãng Sinovac của Trung Quốc phát triển, theo Hiệp hội Y khoa Indonesia (IDI).
Số nhân viên y tế Indonesia tử vong do COVID-19 đã giảm đáng kể, từ 158 ca tử vong hồi tháng 1 xuống còn 13 ca tử vong hồi tháng 5. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế đánh giá số ca nhập viện trên đảo Java hiện nay là nguyên nhân gây lo ngại.
Ông Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Griffith của Úc, nói rằng dữ liệu cho thấy các nhân viên y tế ở huyện Kudus đã nhiễm biến thể Delta. "Phần đông nhân viên y tế ở Indonesia tiêm vắc xin hãng Sinovac và chúng ta vẫn chưa biết được vắc xin này hiệu quả ra sao trong việc đối phó biến thể Delta", ông nói.
Theo Reuters, người phát ngôn của Sinovac và Bộ Y tế Indonesia hiện chưa bình luận về hiệu quả của vắc xin CoronaVac (vắc xin bất hoạt) của hãng Sinovac trong việc đối phó các biến thể virus.
Giáo hoàng đáp ứng tốt với ca phẫu thuật đại tràng Vatican cho hay Giáo hoàng Francis đáp ứng tốt với ca phẫu thuật gây mê toàn thân sau khi nhập viện để điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng. Giáo hoàng Francis phải phẫu thuật vì đại tràng có triệu chứng bất thường. Ca phẫu thuật diễn ra tối 4/7 tại Bệnh viện đa khoa A.Gemelli tại Rome, Italy, do bác sĩ...