Hàng trăm người đội mưa rét vây nhà máy phân bón ô nhiễm
Bất chấp trời mưa rét, hàng trăm người dân xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa lần thứ hai kéo đến tập trung trước cổng nhà máy phân bón Sao Nông để phản đối, yêu cầu đóng cửa nhà máy với lý do gây ô nhiễm môi trường.
Suốt đêm qua và sáng nay (11/3), hàng trăm người dân thôn Đa Sĩ, xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa căng băng rôn, biểu ngữ trước cổng nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông (thuộc Công ty sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát) để phản đối việc nhà máy hoạt động trở lại.
Cổng nhà máy phân bón Sao Nông bị người dân vây kín sáng 11/3. Ảnh: Đa Sỹ.
Người dân hò la, khua chai lọ huyên náo cả một vùng. Họ mang theo bánh mỳ, mỳ tôm, nước uống để sử dụng tại chỗ. Đêm khuya mưa lạnh, một nhóm đốt lửa sưởi ấm ngay trước cổng nhà máy, không chịu dời đi. Hàng chục cảnh sát được huy động để ổn định tình hình. Giao thông qua cổng nhà máy vẫn bị ách tắc cục bộ.
Theo người dân, nguyên nhân khiến họ kéo đến phản đối nhà máy phân bón Sao Nông hoạt động trở lại vì trước đó nhà máy này đã gây ô nhiễm nặng, khiến cuộc sống của bà con bị đảo lộn. “Bất chấp lệnh dừng hoạt đông của cơ quan chức năng có hiệu lực, nhà máy vẫn lén lút sản xuất”, một người dân nói.
Trưa 11/3, ông Ngô Xuân Nhàn, Chủ tịch UBND xã Đông Vinh cho biết, khoảng 200 người dân vây nhà máy phân bón Sao Nông suốt hai ngày nay. “Đêm qua, chúng tôi đã nỗ lực động viên bà con về nhà vì trời mưa rét, nhưng mãi đến 23h bà con mới chịu giải tán. Sáng sớm nay, bà con lại tiếp tục kéo đến. Chính quyền địa phương đang vận động nhằm vãn hồi trật tự nhưng chưa có kết quả”, ông Nhàn nói.
Video đang HOT
Đêm qua, bất chấp trời mưa rét, hàng trăm người vẫn tụ tập, đốt lửa vây nhà máy Sao Nông. Ảnh: Đa Sỹ.
Từ sau Tết Nguyên đán, hàng trăm người dân thôn Đa Sỹ, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa) kéo đến trước cổng Nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông để phản đối hoạt động sản xuất phân hóa học gây ô nhiễm môi trường. Những tấm băng rôn lớn với nội dung: “Đề nghị nhà máy phân lân Sao Nông trả lại hơi thở sức sống cho người dân”, “Môi trường ô nhiễm phá tan cuộc sống yên bình”… được giăng trước cổng nhà máy.
Trước bức xúc của người dân và kiến nghị của chính quyền xã, ngày 18/2, đoàn liên ngành gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Thanh Hóa, Cảnh sát Môi trường Thanh Hóa đã về làm việc trực tiếp tại Nhà máy. Theo biên bản làm việc cùng ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa kết luận, công ty này chưa thực hiện đầy đủ giải pháp xử lý bụi, khí thải tại dây chuyền vê viên. Trước khi đi vào hoạt động, công ty không báo cáo vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất; chưa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại…
Giao thông qua nhà máy phân bón Sao Nông ách tắc cục bộ. Ảnh: Đa Sỹ.
Đoàn liên ngành sau đó yêu cầu Công ty Cường Phát tạm dừng hoạt động Nhà máy phân bón Sao Nông để khắc phục vấn đề xử lý chất thải, báo cáo cơ quan chức năng. Khi chưa được cấp phép hoạt động trở lại, doanh nghiệp bị người dân tố cáo đã lén lút sản xuất.
Lê Hoàng
Theo VNE
Dân quây nhà máy phân bón ô nhiễm
Cho rằng nhà máy phân bón Sao Nông gây ô nhiễm môi trường, làm đảo lộn cuộc sống, hàng chục người dân TP Thanh Hóa mang băng rôn đến vây trụ sở yêu cầu dừng hoạt động.
Chiều 19/2, hàng chục người dân thôn Đa Sỹ, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) kéo đến trước cổng Nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông (thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát) để phản đối hoạt động sản xuất phân hóa học gây ô nhiễm môi trường.
Những tấm băng rôn lớn với nội dung: "Đề nghị nhà máy phân lân Sao Nông trả lại hơi thở sức sống cho người dân", "Môi trường ô nhiễm phá tan cuộc sống yên bình"... của người dân được giăng trước cổng nhà máy.
Những tấm băng rôn lớn được người dân treo khắp cổng nhà máy phân Sao Nông. Ảnh: Lam Sơn.
Nhà máy Sao Nông đóng trên địa bàn thôn Đa Sỹ mới hoạt động khoảng 3 tháng nay và chỉ cách khu dân cư khoảng 100 m. Bà Nguyễn Thị Mai (50 tuổi) cho biết, khói thải từ nhà máy đen ngòm, mùi tanh hôi rất khó chịu. "Ai hít vào đều bị ngạt thở, tức ngực, có người còn ngất xỉu...", bà Mai nói.
Theo bà Vũ Thị Tú (45 tuổi), khói thải nhà máy theo gió tỏa ra không chỉ gây ô nhiễm đến những hộ dân sống quanh nhà máy, mà các thôn Đồng Cao, Trường Sơn, khu dân cư Đồng Sâm gần đó cũng bị ảnh hưởng. "Họ xả khói thải cả ngày lẫn đêm, chúng tôi không thể chịu được. Đề nghị cấp trên di dời nhà máy xa khu dân cư để chúng tôi được sống trong môi trường trong lành", bà Tú nói.
Phó chủ tịch xã Đông Vinh, ông Hà Văn Bắc cho biết, việc người dân phản đối diễn ra từ trước Tết Nguyên đán. Ngay sau đó, UBND xã đã có văn bản đề nghị Công ty tạm dừng hoạt động theo cam kết đến khi hết Tết Nguyên đán. Ngày 12/2 (tức mùng 5 Tết), công ty này tiếp tục hoạt động nên những ngày qua nhân dân thôn Đa Sỹ đã tổ chức phản đối.
Người dân vây kín cổng nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông gây áp lực đòi dừng hoạt động. Ảnh: Lam Sơn.
Trước bức xúc của người dân và kiến nghị của chính quyền xã, ngày 18/2, đoàn liên ngành gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Thanh Hóa, Cảnh sát Môi trường Thanh Hóa đã về làm việc trực tiếp tại Nhà máy phân bón Sao Nông.
Theo biên bản làm việc cùng ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa kết luận, công ty này chưa thực hiện đầy đủ giải pháp xử lý bụi, khí thải tại dây chuyền vê viên. Trước khi đi vào hoạt động, công ty không báo cáo vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất; chưa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại...
Đoàn liên ngành sau đó yêu cầu Công ty Cường Phát tạm dừng hoạt động Nhà máy phân bón Sao Nông để khắc phục các vấn đề xử lý chất thải, báo cáo cơ quan chức năng.
Lê Hoàng
Theo VNE
'Hố tử thần' xuất hiện giữa trung tâm TP Thanh Hóa Hố rộng gần 4 m bất ngờ xuất hiện ngay trên vỉa hè đại lộ lớn TP Thanh Hóa khiến nhiều người dân lo lắng. Trước cửa ngôi nhà số 37 đại lộ Lê Lợi (phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cách đây vài ngày bỗng xuất hiện một hố sụt lún, miệng hố có dấu hiệu loang rộng. "Hố...