Hàng trăm người đổ xô đi đổi giấy phép lái xe vì tin đồn
Hàng trăm người dân bỗng dưng ồ ạt kéo đến Sở GTVT Thanh Hóa xin cấp đổi lại giấy phép lái xe (GPLX) khiến bộ phận cấp đổi GPLX của Sở quá tải. Nguyên nhân là do người dân nghe tin đồn đã sắp hết hạn, nếu không đổi sẽ phải thi và học lại.
Mặc dù còn 4 năm nữa, lộ trình đổi giấy phép lái xe (GPLX) mô tô từ giấy sang vật liệu PET mới kết thúc, nhưng do một số người nghe thông tin sắp hết hạn đổi GPLX nên ngày 24/11, hàng trăm người dân đã tập trung ở phòng cấp đổi giấy phép lái xe của Sở GTVT.
Ông Ngô Doãn Lãm (61 tuổi, ngụ tại xã Xuân Thiên, H.Thọ Xuân) cho biết: “Tôi cũng không biết quy định mới của nhà nước cụ thể như thế nào. Nhưng mấy ngày qua, nghe các cháu ở quê nói nếu không đổi GPLX sang bìa cứng (PET) trong năm 2016 thì sang năm phải học và thi lại. Vì vậy mặc dù rất bận nhưng tôi vẫn phải tranh thủ đến Sở GTVT để đổi lại cho chắc ăn”.
Rất đông người dân do tin đồn mà đổ xô đi đổi bằng lái xe máy.
Ông Lãm là một trong số những người dân từ sáng sớm đã phải lặn lội hàng chục cấy số xuống thành phố làm thủ tục cấp đổi GPLX, nhưng đến cuối giờ trưa mới hoàn thành thủ tục cấp đổi.
Video đang HOT
Không những trong buổi sáng mà sang đến buổi chiều của ngày, rất đông người dân vẫn tập trung tại đây. Tại phòng làm thủ tục, hàng chục người chen lấn, xếp hàng dài chờ đến lượt. Rất nhiều người đến từ sáng sớm, nhưng đến cuối buổi chiều mới chen chân nộp được hồ sơ.
Ông Phan Quốc Vinh, Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái (Sở GTVT Thanh Hóa) cho biết: “Khoảng 1 tuần nay, số lượng người đến đổi tăng gấp đôi bình thường, có ngày đến hơn 400 người làm thủ tục đổi. Chúng tôi phải động viên anh em phục vụ tối đa, thậm chí phải làm thêm giờ. Hiện tại, để chất lượng phục vụ tốt thì mỗi ngày chỉ giải quyết được khoảng 250 người”.
Cũng theo ông Vinh, lộ trình của Bộ GTVT về việc chuyển đổi GPLX mô tô đến năm 2020 mới kết thúc. Người dân không nắm được thông tin, nghe lời đồn thổi cho rằng đến hết ngày 31/12/2016, nhà nước sẽ kết thúc việc cấp đổi GPLX mô tô, nên mới sốt ruột đổ xô đi đổi.
“Trước tình trạng trên, Sở GTVT Thanh Hóa đang khuyến cáo người dân nào có GPLX mô tô các hạng A1, A2, A3 đang sử dụng tốt, không bị nhòe mờ thông tin thì tiếp tục sử dụng và lựa chọn thời gian hợp lý để thực hiện đổi GPLX từ nay đến năm 2020″ – ông Vinh nói.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Xe đặc chủng phơi nắng: Sở GTVT Thanh Hóa nói gì?
Về việc sao không lấy người của TTGT điều khiển xe "đặc chủng" mà cần lấy người ở ngoài vào điều khiển, Sở GTVT cho biết vì lực lượng TTGT không ai có bằng FC.
Chiếc xe "đặc chủng" được sắm cho TTGT để phơi nắng hơn 2 tháng qua trước cổng của trụ sở TTGT
Liên quan đến thông tin phản ánh một xe đặc chủng của UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư cho thanh tra giao thông phơi nắng gần 2 tháng qua, ông Vương Quốc Tuấn - Phó giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa cho PV Báo Giao thông biết, hiện xe chưa thể hoạt động được vì chưa có người điều khiển được xe.
Theo ông Vương Quốc Tuấn, để điều khiển được chiếc xe "đặc chủng" này thì cần có người có bằng lái FC, cộng thêm đó là phải có khả năng điều khiển các chức năng khác của xe như cẩu, kéo...
Theo ông Vương Quốc Tuấn - Phó giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa, để điều khiển được chiếc xe "đặc chủng" này thì cần có bằng lái FC, trong khi đó lực lượng TTGT không ai có bằng.
Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, thời gian vừa qua, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt cho lực lượng TTGT (thuộc Sở GTVT Thanh Hóa) mua một chiếc xe "đặc chủng" với giá trên 3 tỷ đồng, xe có hệ thống điều khiển cần cẩu, lôi kéo các phương tiện có trọng tải lớn.
Mục đích của việc mua sắm chiếc xe này là nhằm "trị" xe quá tải, cứu hộ giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng được xem là một trong những giải pháp cứng rắn của ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa trong việc kiên quyết xử lý xe quá tải, quá khổ trên địa bàn.
Tuy nhiên, từ khi đưa xe về cách đây khoảng hơn 2 tháng trước, chiếc xe chỉ "án binh bất động" trước cổng ra vào của trụ sở TTGT khiến dư luận thắc mắc.
Giải thích lý do vì sao chiếc xe không hề thấy hoạt động, ông Trịnh Ngọc Minh -Chánh TTGT (thuộc Sở GTVT Thanh Hóa) cho rằng, hiện nay đang chờ UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý nhận hợp đồng với người lái xe chuyên dụng này. "Khi có vụ việc mới đem ra, chứ không thể mang ra chạy lung tung được xe vì tốn nhiều dầu", ông Minh nói.
Lý giải việc tại sao không lấy người của chính lực lượng TTGT để điều khiển phương tiện trên, ông Vương Quốc Tuấn cho hay: "Lực lượng TTGT không có ai có bằng FC cả, nên cần phải tuyển người. Vì chỉ có người có bằng FC mới có thể điều khiển vận hành được chiếc xe chuyên dụng này. Việc tuyển dụng người hợp đồng là do UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định".
Theo Phúc Tuấn (Báo Giao thông)
Điều tra hình ảnh đôi nam nữ lấy cá chết Hồ Tây cho vào hộp xốp UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã đề nghị Công an quận này vào cuộc xác minh làm rõ việc một đôi nam nữ lấy cá chết ở thùng rác cạnh Hồ Tây cho vào hộp xốp, mà người dân nghi vấn là có ý đồ mang đi tiêu thụ. Đôi nam nữ đang tiến hành cho cá chết bốc mùi ở Hồ...