Hàng trăm người dắt díu xuống lòng hồ mưu sinh vì hạn hán
Trước tình trạng hạn hán đang diễn ra khốc liệt khiến đất đai thiếu nước sản xuất, hàng trăm người dân kéo xuống lòng hồ Sông Sắt, tỉnh Ninh Thuận mưu sinh.
Người dân thôn Ma Nai, xã Phước Thành (Bác Ái) xuống lòng hồ cất chòi tạm ở lại sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Tư Huynh
Sông Sắt là hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Ninh Thuận với dung tích thiết kế 70 triệu m3. Hạn hán đang kéo dài khiến nước trong lòng hồ xuống thấp, chỉ còn 1/4, trơ ra những khoảng đất ẩm ướt, có thể trồng tỉa cây ngắn ngày. Để có cái ăn trong mùa hạn, hai năm nay, nhiều gia đình đã rời làng kéo xuống lòng hồ canh tác nông nghiệp.
Từ cuối năm ngoái, gia đình bà Pinăng Thị Nhém ở thôn Ma Nai đã xuống lòng hồ “xí phần” được một hecta đất ẩm. Họ cất chòi tạm để ở và trồng trọt. Mùa bắp vừa rồi, do không có tiền đầu tư phân thuốc, cuối vụ, gia đình bà thu hoạch với số bắp ít ỏi, bán được 6 triệu đồng. “May mà thu được ít bắp trồng dưới này, chứ không cả nhà đói rồi. Hạn hán, đất ở trên làng đâu có sản xuất được”, bà Nhém thở dài.
Cách nhà bà Nhém khoảng 300 m là căn chòi của đại gia đình bà Katơh Thị Ném với ba thế hệ tá túc. Con cháu bà đều đến đây làm rẫy. Vài ba ngày, bà hoặc con gái mới về làng một lần, chủ yếu để mua gạo và đồ dùng. “Sống trong này không có tivi, buồn hơn ngoài làng. Lúc đầu buồn lắm, nhưng giờ chúng tôi cũng quen rồi. Sồng trong đây ai cũng như mình cả”, bà Ném nói.
Những hộ dân có con nhỏ thì vất vả hơn. Cả ngày cha mẹ ở trong lòng hồ, con cái ở nhà phải tự túc nấu ăn, đi học. Làng Ma Nai giờ vắng bóng người lớn. Con nít tụm ba tụm bảy chơi với nhau. “Ban đêm, mình phải ở đây trông rẫy, còn vợ về nhà xem mấy đứa nhỏ thế nào. Mấy đứa còn đi học, mình cũng lo”, anh Chamalé Sơn nói.
Quanh lòng hồ đã có gần trăm hộ dân ở huyện Bác Ái di chuyển vào đây làm hàng rào và chòi tạm. Nước rút xuống, ai chiếm được khoảng nào liền làm hàng rào sở hữu tạm thời đến đó. Họ trồng các loại cây ngắn ngày chịu hạn như: bắp, đậu xanh, đậu ván.
Một phụ nữ Raglai thu hoạch đậu ván trồng ở lòng hồ Sông Sắt. Ảnh: Tư Huynh
Ngoài thu nhập từ nông sản bán được, phụ phẩm từ cây trồng còn được sử dụng cho chăn nuôi bò và dê. Ngoài ra, mỗi buổi chiều, người dân sống trong lòng hồ còn tranh thủ đi câu cá ở các khe nước còn lại để có thức ăn dùng cho ngày hôm sau. Khó khăn, vất vả, nhưng nhờ đó mà gia đình có miếng ăn sống qua ngày.
Ông Mẫu Thái Phương, Chủ tịch UBND huyện Bác Ái cho biết, chính quyền địa phương đã nắm được tình trạng người dân dắt díu xuống lòng hồ sinh sống. Nhưng trong mùa hạn, địa phương rất thông cảm cho việc mưu sinh của đồng bào.
Video đang HOT
“Bà con chỉ được phép sản xuất tạm thời để cứu đói trong lúc hạn hán khó khăn. Tới mùa mưa, qua khỏi đợt hạn hán này, bà con phải trở về làng mình sinh sống”, ông Phương cho biết.
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, việc thiếu nước sinh hoạt sẽ xảy ra ở nhiều địa phương do nguồn nước cấp bị nhiễm mặn hoặc hết ở một số trạm bơm. Lượng nước tích tại 20 hồ chứa trên địa bàn tỉnh hiện chỉ còn 50 triệu m3, xấp xỉ 26% dung tích thiết kế. Dự báo trong vụ hè thu năm nay có khả năng 10 hồ chứa nước nhỏ sẽ cạn, do vậy nguồn nước sản xuất chủ yếu dựa vào hồ Đơn Dương xả qua nhà máy thủy điện Đa Nhim; lượng nước ít ỏi ở các hồ còn lại chủ yếu dành cho chăn nuôi và sinh hoạt.
Hồ Sông Sắt cạn gần trơ đáy. Ảnh: Tư Huynh
Hạn hán khốc liệt đã tác động lớn đến tình hình kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Vừa qua, tổng diện tích phải dừng sản xuất do thiếu nước tưới trong vụ đông xuân là 5.775 ha. Tỉnh cần 6 nghìn tấn gạo để cứu đói do người dân không thể sản xuất. Hiện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình kế hoạch xin hỗ trợ đợt 1 trên địa bàn tỉnh là 1.954 tấn gạo để hỗ trợ cho hơn 30 nghìn hộ (hơn 130 nghìn nhân khẩu).
Đến cuối tháng 3, số gia súc phải di chuyển là 3.815 con. Trong đó, 690 con trâu – bò; 3.125 con dê – cừu. Dự kiến trong tháng 4, nếu không có mưa số lượng gia súc phải di dời tăng lên khoảng 20.000 con.
Tư Huynh
Theo VNE
Tây Nguyên trong 'chảo lửa' hạn hán
Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng... là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên và ngày càng khốc liệt.
Những ngày này các tỉnh ở Tây Nguyên đang đối mặt với "cơn khát" đỉnh điểm khi hầu hết ruộng đồng nứt nẻ, cây cối chết khô... Là nơi khắc nghiệt nhất, hàng nghìn người dân Gia Lai đang tìm đủ mọi cách vét kênh, đào đất, chắt chiu từng giọt nước để cứu mùa màng. Tuy nhiên, nhiều nơi người dân đã buông tay bất lực.
Vẻ mặt rầu rĩ nhìn vườn cà phê 3 ha cháy lá, cành chết khô, anh Phùng Văn Thanh (xã Ia Đreng, huyện Chư Pứh, Gia Lai) cho biết, mấy tháng nay vườn cà phê của gia đình không có nước tưới dù bỏ ra gần 100 triệu đồng khoét sâu, đào thêm 3 cái giếng.
"Một tháng nữa không có mưa thì vườn cà phê gần 10 tuổi của tôi đành vứt bỏ. Nhiều nhà may mắn hơn vẫn còn nước để tưới nhưng họ phải kéo ống nước dài mấy cây số mới mua được nước. Chưa có năm nào tôi chứng kiến cảnh khô hạn như thế này", anh Thanh nói.
Những cánh đồng nứt nẻ, lúa khô héo để bò ăn ở Tây Nguyên. Ảnh: Nhật Hạ
Còn anh Lê Văn Phương ở thôn Thiên An, xã Ia Blứ (huyện Chư Pứh) cho hay những người trồng tiêu ở khu vực cũng gặp cảnh khốn đốn vì thiếu nước. Cây tiêu có giá trị cao nên người dân vẫn ra sức cứu, riêng cây cà phê bị chặt bỏ gần hết. Nhà nào may mắn thì mỗi ngày có nước tưới từ một đến hai giờ, còn đa số rơi vào tình trạng "sắp nhổ trụ tiêu đi bán".
"Không có nước tưới thì chỉ có chết thôi. Từ đầu mùa đến giờ tôi ăn ngủ không yên. Ngày nào tưới không đủ thì phải thức đêm canh nước. Giếng tôi đào gần 30 m, từ đáy giếng tiếp tục khoan ngang thêm 4 mũi sâu gần 300 m hy vọng có đủ nước qua khỏi mùa khô", anh Phương nói.
Thống kê của tỉnh Gia Lai cho thấy, tình trạng thiếu hụt nguồn nước đang diễn ra trên diện rộng khiến hơn 25.000 ha lúa, 21.000 ha cây công nghiệp và hoa màu bị ảnh hưởng nghiêm trọng (tăng hơn 810 ha so với cùng kỳ năm trước). Ước tính thiệt hại trên 151 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 3, toàn tỉnh có gần 15.000 hộ với hơn 64.000 nhân khẩu thiếu đói.
Nhận định về tình hình khô hạn tại Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng cho rằng đây là đợt El Nino kéo dài nhất trong lịch sử quan trắc nước ta. Điều này khiến nhiệt độ tăng cao, lượng mưa ít gây thiếu nước nghiêm trọng, đe dọa đến sản xuất và đời sống của người dân.
"Năm ngoái Tây Nguyên có trên 95.000 ha cây trồng bị hạn. Dự kiến đến cuối tháng 3 này nếu không có mưa thì diện tích thiệt hại sẽ không dưới 167.000 ha. Nguy cơ cháy rừng đang cở cấp 4 và 5", ông Thắng nói.
Đập thủy lợi huyện Ia Grai, Gia Lai, trơ đáy. Ảnh: Nhật Hạ
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, đến tháng 4 hạn vẫn diễn ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp. Lượng nước trên các ao hồ, công trình thủy lợi rơi vào tình trạng cạn kiệt và sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Đến thời điểm này, con số thiệt hại do hạn ở các tỉnh Tây Nguyên đều ở mức trên 100 tỷ đồng.
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, hàng trăm hồ chứa ở các tỉnh Tây Nguyên chỉ còn khoảng 30-40% so với dung tích thiết kế, thấp hơn nhiều so với năm 2015. Tại Đăk Lăk có 115 hồ cạn nước, dự kiến đến cuối tháng 3 tăng lên 250 hồ. Tỉnh Đăk Nông 17 hồ cạn đáy, dự kiến tăng lên hơn 40 hồ, Kon Tum có 5 hồ. Đặc biệt, các hồ chứa ở Gia Lai chỉ đạt 10-50%.
Hiện có gần 28.000 hộ thiếu nước. Con số này có thể tăng lên gấp đôi trong thời gian tới, nặng nhất là Đăk Lăk với 25.000 hộ.
Ông Trần Việt Hùng - Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên - cho rằng, Tây Nguyên không còn nước dồi dào, hiện tượng tụt mạch nước ngầm xảy ra nghiêm trọng. Biện pháp bền vững là sử dụng nước ngầm hợp lý trước tình trạng người dân khai thác quá mức, không có thẩm định của cơ quan chuyên môn. Đợt hạn này cũng là cơ hội để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tránh phá vỡ quy hoạch, hạn chế thiệt hại do thiên tai.
Ông Hùng cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ nghành và các địa phương liên quan đến thủy điện thống kê lại hệ thống thủy điện ở khu vực Tây Nguyên để có giải pháp cụ thể trong việc điều phối nguồn nước. Không thể vì lợi ích trước mắt mà phát triển bằng mọi giá.
Lúa chết khô ở Tây Nguyên. Ảnh: Nhật Hạ
Riêng tại là thủy điện An Khê - Ka Nak (Gia Lai), ông Hùng kiến nghị tạm dừng hoạt động của nhà máy này để trả nước về sông Ba, đảm bảo sản xuất, sinh hoạt của người dân vùng hạ lưu. Bởi từ khi nhà máy đi vào vận hành, nguồn nước đã bị đổi dòng đưa về sông Côn - Bình Định, nước trả về lại sông Ba chỉ còn 4m3/s. Hậu quả khiến hàng nghìn hộ dân hai bên bờ sông chịu khát.
Thực hiện giải pháp chống hạn lâu dài, 5 tỉnh Tây Nguyên đều thống nhất đề nghị Chính phủ tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng mới các đập thủy lợi lớn. Nâng cấp, sửa chữa 48 các công trình thủy lợi nhỏ với kinh phí 300 tỷ đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Chính phủ cấp gần 4.000 tấn gạo cứu đói cho 200.000 nhân khẩu. Hỗ trợ 115 tỷ cho 5 tỉnh Tây Nguyên. Qua đó, đề nghị bổ sung nguồn vốn trung hạn hơn 4.000 tỷ đồng đầu tư 16 công trình thủy lợi trọng điểm.
Trong chuyến công tác, thị sát tình hình hạn hán ở Tây Nguyên mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Đến tận nơi mới thấy hạn hán nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Nếu không có biện pháp lâu dài thì trong tương lai người dân sẽ chịu thiệt hại rất lớn".
Phó Thủ tướng chỉ đạo, các địa phương không được để dân đói, khát, dịch bệnh xảy ra... Đồng thời yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện giãn nợ, khoanh các khoản vay cho người dân tập trung chống hạn. Trước mắt, sẽ đồng ý cấp mỗi tỉnh 500 tấn gạo để cứu đói cho người dân vùng hạn nặng.
Nhật Hạ
Theo VNE
Đại thủy nông... đại hạn, dân lên núi chắt từng giọt nước Hô chưa thuy lơi Ayun Ha (Gia Lai) lơn nhât Tây nguyên vơi dung tich thiêt kê 253 triêu m3 nươc đa xuông mưc nươc chêt tư nưa thang nay, khiên 13 ngan ha lua mua vung đông nam Gia Lai không thê gieo sa vi thiêu nươc. Hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ xuống đến mức nước chết - Ảnh: Trần Hiếu...