Hàng trăm người dân liều mình lao xuống dòng lũ chảy xiết vớt củi
Do mưa kéo dài liên tục trong nhiều ngày qua, làm cho mực nước ở con sông Nậm Mộ dâng cao đột ngột. Một lượng lớn các cây cối, gỗ, củi từ thượng nguồn ào ạt theo dòng nước về. Nhiều người dân ở xã Tà Cạ ( Kỳ Sơn) đã bất chấp nguy hiểm lao ra dòng lũ chảy xiết để vớt củi.
Những ngày này, mực nước sông Nậm Mộ chảy qua địa bàn bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An dâng cao đột ngột do mưa lớn đổ xuống từ thượng nguồn. Kéo theo đó, dòng sông ngổn ngang những cây gỗ to, nhỏ được người dân vớt lên để dọc hai bên bờ sông Nậm Mộ.
Nước lũ càng mạnh, lượng củi trôi về càng nhiều. Bất chấp dòng nước lũ cuồn cuộn nhiều người ở đây vẫn lao xuống để chao vớt được càng nhiều củi, gỗ càng tốt.
Anh Lữ Văn Dương, bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, Kỳ Sơn nói: “Biết nguy hiểm nhưng thấy củi nhiều quá nên cũng xuống vớt về để bữa sau khỏi vào rừng lấy”.
Người đứng trên bờ, người thì bất chấp dòng nước lũ đang cuồn cuộn bơi ra giữa dòng để lôi, vớt những thân gỗ, củi lớn vào bờ. Dù biết, dòng nước lũ cuồn cuộn của dòng Nậm Mộ dễ uy hiếp đến tính mạng nhưng nhiều người dân vẫn cứ mặc nhiên làm như không có chuyện gì xảy ra.
Không chỉ có thanh niên trai tráng, mà còn có cả phụ nữ, trẻ em cũng tham gia vào việc làm nguy hiểm này. Phương thức vớt củi cũng khá đơn giản: chỉ một chiếc sào tre dài từ 3-4m có ngoắc một đoạn thép ở đầu sào là đã có thể tham gia vớt củi, gỗ từ dòng sông này.
Đối với những cây gỗ to, thì có người bơi ra giữa dòng để kéo vào. Mỗi ngày, người dân ở đây có thể vớt được từ 1-2m3 gỗ các loại.
Ông Lương Văn Việt, bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn nói: “Không có ai nhắc nhở gì cả, ta và mọi người thấy gỗ trôi xuống sông nhiều quá thì ra đi làm thôi. Cứ thấy gỗ trôi trên sông tự do thì ta xuống lấy thôi”.
Sau một ngày làm việc vất vả, những chuyến xe củi, gỗ như thế này, là thành quả của hàng giờ đồng hồ mà người dân bản Cầu Tám đem sự sống của bản thân ra đùa với thủy thần hung dữ trên dòng sông Nậm Mộ mỗi mùa nước lũ về. Mặc cho nguy hiểm, nhưng vì cái lợi trước mắt, dù không được trang bị bất cứ một vật dụng cứu sinh nào nhưng nhiều người vẫn lao vào dòng nước lũ vớt củi.
Để bảo vệ an toàn tính mạng bản thân, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ chính mình, và thiết nghĩ chính quyền sở tại cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi mà mùa mưa lũ đang bắt đầu.
Hình ảnh hàng trăm người dân liều mình lao xuống dòng lũ chảy xiết vớt củi trên dòng sông Nậm Mộ:
Sông Nậm Mộ mùa lũ về khá nhiều củi và gỗ trôi từ thượng nguồn về.
Video đang HOT
Hàng trăm người đổ ra sông Nậm Mội vớt củi mùa lũ.
Cùng nhau kéo gỗ
Thân củi lớn được kéo lên từ sông.
Một thanh niên dùng dây thừng luồn qua thân cây buộc kéo thân gỗ lên bờ.
Những thanh niên lớn tuổi thì kéo những thây gỗ lớn.
Một thân cây gỗ lớn được vớt lên từ dòng nước xoáy.
Người dân tập trung hò kéo gỗ lên bờ.
Bất chấp nguy hiểm, một em nhỏ bơi ra sông giữa dòng nước lũ để vớt được một khúc gỗ ngắn.
Bất chấp dòng nước đang cuồn cuộn, một em nhỏ bơi ra vớt lấy khúc củi.
3 em nhỏ này kè một thân gỗ dài hơn 5m vào bờ.
Một khúc gỗ lớn được vớt lên sau khi nam thanh niên này bơi ra giữa dòng sông.
Mỗi ngày, người dân ở bản Cầu Tám vớt được từ 1-2m3 gỗ, củi.
Khi kéo được gỗ vào bờ, mọi người cùng nhau khiêng lên đường lớn để chia phần.
Chở củi về nhà.
Thành quả của một ngày vớt củi trên dòng Nậm Mộ. Họ không biết rằng, mình đang đánh cược mạng sống mình với thuỷ thần.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
NSND Đình Quang sẽ yên nghỉ lại nghĩa trang Lạc Hồng Viên
GS.TS- NSND Đình Quang- nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch), nguyên Hiệu trưởng ĐH Sân khấu Điện ảnh Việt Nam sẽ yên nghỉ tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hòa - huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình).
Lễ viếng GS.TS- NSND Đình Quang sẽ diễn ra từ 7h30-9h30 sáng mai 16/7 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng. Lễ an táng diễn ra cùng ngày tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình). Tang lễ được tổ chức theo nghi thức cấp nhà nước dành cho cán bộ cấp cao.
GS.TS - NSND Đình Quang (tên thật là Nguyễn Đình Quang, sinh ngày 16/7/1928 tại Hà Nội) nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Việt Nam. Ông là Hiệu trưởng đầu tiên của trường ĐH Sân khấu Điện ảnh VN.
GS.TS-NSND Đình Quang
GS.TS- NSND Đình Quang từng theo học đạo diễn tại Học viện Hý kịch Trung ương Bắc Kinh (Trung Quốc). Sau đó ông tiếp tục tu nghiệp bằng Tiến sĩ ở đại học Humboldt ở Berlin (Đức). Ông được biết đến với sự tài hoa, uyên bác và những tâm huyết đặc biệt dành cho sân khấu.
Nói về GS.TS-NSND Đình Quang, nhà báo- nhà biên kịch sân khấu Lê Quý Hiền chia sẻ: "GS.TS-NSND Đình Quang ra đi để lại một khoảng trống không thể bù lấp được. Ông là người không thể thay thế. Là người đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của ĐH Sân khấu Điện ảnh VN. Là người thấy của hàng loạt nghệ sĩ hàng đầu của sân khấu. Với sân khấu, ông vừa là nhà quản lý, vừa tham gia đào tạo, vừa dàn dựng, biểu diễn, lại vừa là một nhà lý luận phê bình. Vị trí và đóng góp của ông với sân khấu là quá lớn".
Hình ảnh những học trò tóc bạc đứng đợi linh cữu thầy giáo Quang trước nhà tang lễ khiến nhiều người xúc động...
Ngày 14/7, hàng loạt những học trò ưu tú của GS.TS-NSND Đình Quang như NSND Thế Anh, NSND Doãn Châu, NSƯT Mỹ Dung... đã đứng trước nhà tang lễ Bộ Quốc phòng đợi thi hài "thầy giáo" từ Đà Nẵng "trở về" Hà Nội. Nhắc đến "thầy Quang", các nghệ sĩ đều vô cùng xúc động. NSND Thế Anh nói, "Ngoài tình thầy trò, tôi còn là một người hâm mộ tài năng, sự uyên bác của thầy Quang. Thầy am hiểu, uyên bác và đầy đam mê, nhiệt huyết với nghề. Thầy Quang mất đi là một thiệt thòi lớn cho sân khấu, điện ảnh... Chúng tôi vừa mất đi một người thầy tài năng. Sân khấu, điện ảnh vừa mất đi một người giỏi".
GS.TS- NSND Đình Quang GS.TS - NSND Đình Quang (tên thật là Nguyễn Đình Quang, sinh ngày 16/7/1928 tại Hà Nội)qua đời ngày 13/7 tại bệnh viện Đà Nẵng. Theo thông tin từ phía gia đình, NSND Đình Quang có chuyến đi chơi Hội An- Đà Nẵng, khi đang ở Hội An, NSND Đình Quang thấy mệt, ông được đưa đến bệnh viện Đà Nẵng và qua đời tại đây.
H.H
Theo Dantri
Rang mình ở "chảo lửa" Đông Dương Cửa Rào thuộc huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An là nơi có nền nhiệt được xác định là cao nhất 3 nước Đông Dương Lào, Việt Nam, Campuchia. Mỗi mùa hè, đây được ví như một "chảo lửa khổng lồ" với cái nắng nóng đến ngạt thở. Cửa Rào thuộc huyện miền núi Tương Dương - Nghệ An, mỗi mùa nắng nóng...