Hàng trăm người bị lừa vì chiêu “hỗ trợ lấy lại tiền” trên mạng xã hội
Công an TP Gia Nghĩa (Đắk Nông) vừa triệt phá một nhóm đối tượng là thanh niên vừa tốt nghiệp THPT lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hàng trăm người bằng thủ đoạn “hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo” trên mạng xã hội.
Ngày 2/8, Cơ quan CSĐT Công an TP Gia Nghĩa cho biết, đã ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Tấn Tr (SN 2005), Phùng Tuấn D, Hoàng Văn T, Nguyễn Ngô Thanh T, Nguyễn Quý H và Trần Khắc L (đều SN 2006, cùng trú tại TP Gia Nghĩa) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng khai nhận, sau khi học được cách thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức hỗ trợ “lấy lại tiền cho các nạn nhân đã bị lừa đảo”, nhóm này đã sử dụng điện thoại di động, laptop có kết nối internet hoặc đến các tiệm internet truy cập vào tài khoản mạng xã hội Facebook, theo dõi các phiên live trực tiếp của một số trang Facebook có nội dung lừa đảo. Khi nắm được thông tin, nhóm thanh niên trên tìm cách liên hệ với người bị hại, nhắn tin cho những người này, thông báo họ đã bị lừa và tìm cách tiếp tục lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.
Nhóm lừa đảo đã bị Công an tạm giữ hình sự.
Bước đầu, Cơ quan CSĐT Công an TP Gia Nghĩa xác định, với thủ đoạn trên, từ tháng 3/2024 đến 25/7, các đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt trên 721 triệu đồng của 135 bị hại trên địa bàn TP Gia Nghĩa và các địa phương khác trong cả nước. Công an đã thu giữ 13 điện thoại di động các loại cùng nhiều tang vật, tài liệu liên quan.
Video đang HOT
Theo Trung tá Võ Trung Kiên, Phó Trưởng Công an TP Gia Nghĩa, để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả hành vi lừa đảo trên không gian mạng, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của Công an và các ngành chức năng, người dân tuyệt đối không nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng, không liên hệ với các website, fanpage, tài khoản mạng xã hội… Không chuyển tiền cho các đối tượng để được hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ….
Khi bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, người dân cần đến cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo hoặc gửi đơn, thư theo đường bưu điện để cơ quan Công an được tiếp nhận, giải quyết.
Triệt phá đường dây làm giấy tờ giả
Sử dụng chứng minh nhân dân giả lập tài khoản mạng xã hội, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng..., đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức do Vũ Mạnh Tuấn (sinh năm 1989, trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội), điều hành đã thu lời bất chính hàng tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án trên, ngày 23/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Mỹ Hào đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Vũ Mạnh Tuấn và Lý Văn Xuân (sinh năm 1988, trú tại xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) để làm rõ hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Đối tượng Vũ Mạnh Tuấn bị dẫn giải tại cơ quan Công an
Cơn lốc đô thị hóa tràn qua, các khu công nghiệp dần mọc lên, mang lại diện mạo mới cho thị xã nằm dọc quốc lộ 5A, thị xã Mỹ Hào. "Có cầu, ắt có cung", các nhà máy đi vào hoạt động, nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, người lao động bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và chứng chỉ nghề... Từ đó, một "thị trường ngầm" liên quan đến việc mua bán bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và các loại giấy tờ giả khác được hình thành. Một đồn mười, mười lại đồn trăm, người lao động trên địa bàn rỉ tai nhau về đường dây mua bán bằng cấp và chứng chỉ nghề mà không cần học.
Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, đối tượng chỉ giao dịch với khách hàng là người thân, quen. Về phía người có nhu cầu sử dụng thì do lo sợ bị phát hiện, cũng tìm cách che giấu thông tin. Các giấy tờ này được làm giả với phương thức và thủ đoạn tinh vi mà nếu nhìn bằng mắt thường rất khó có thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Vụ án mở ra ngày 15/11, khi Công an thị xã Mỹ Hào phối hợp cùng Công an phường Nhân Hòa, tiến hành kiểm tra, phát hiện và bắt giữ Lý Văn Xuân, khi đang bán cho L.Đ.T (ở tỉnh Hưng Yên) 1 bằng tốt nghiệp THPT mang tên L.Đ.T và 2 bản sao bằng tốt nghiệp THPT nêu trên với số tiền là 2 triệu đồng.
Quá trình đấu tranh, Xuân khai nhận đã mua các giấy tờ trên của một người đàn ông tên là Kiên, ở Hà Nội. Mọi giao dịch của Xuân với người đàn ông này đều thực hiện qua mạng xã hội, anh ta không biết Kiên làm gì, ở đâu?
Qua thông tin của quần chúng cung cấp và sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, Đội điều tra tổng hợp Công an thị xã Mỹ Hào đã phát hiện một người thanh niên thường xuyên có dấu hiệu nghi vấn. Lần theo hành trình di chuyển của đối tượng, tổ công tác đã xác định Kiên có tên đầy đủ là Vũ Mạnh Tuấn, ở tại quận Long Biên
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Mỹ Hào đã phối hợp với Công an quận Long Biên tổ chức lực lượng bắt giữ Tuấn. Khám xét khẩn cấp chỗ ở của đối tượng tại chung cư Lotus Sài Đồng, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội, tổ công tác thu giữ 3 phong bì thư, bên trong có chứa các loại bằng giả do đối tượng làm nhưng chưa kịp gửi cho người nhận. Đồng thời, Cơ quan điều tra đã phát hiện, thu giữ 1 ổ cứng, 1 thẻ ATM mang tên Đặng Văn Kiên, 1 bằng cử nhân Trường Đại học Hải Phòng, 1 bằng cử nhân Trường ĐH Kiến trúc, 2 phiếu kết quả học tập, 2 điện thoại di động. Trong quá trình khám xét còn thu giữ một bộ quần áo cảnh sát cơ động, một chứng minh nhân dân giả.
Theo lời khai của Tuấn, số giấy tờ giả trên được đối tượng làm tại căn hộ thuê ở khu đô thị Sài Đồng, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội. Quá trình khám xét tại căn hộ này, cơ quan điều tra thu giữ 27 con dấu ghi nội dung của các trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Ngoại Ngữ; Đại học Quốc gia; Công ty Cổ phần nông sản Greenfarm Tây Bắc; 2 dấu chứng thực, 1 dấu bản sao, 1 dấu chức danh, 19 dấu chữ ký các loại; 34 khuôn dấu lưới các loại và hàng chục tờ dán nhiều con tem các loại; 102 phôi học bạ THPT chưa được điền thông tin, họ tên học sinh.
Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu nhiều phôi bằng tốt nghiệp cao đẳng, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin và tin học cơ bản, bằng tốt nghiệp THPT, bằng thạc sĩ, bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số, bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp... cùng nhiều tờ giấy đã được đóng dấu sẵn của một số cơ sở giáo dục cùng các dụng cụ để in ấn bằng, chứng chỉ. Quá trình khám xét đồng thời đã thu giữ được một bộ quần áo của lực lượng Công an mà theo lời khai của đối tượng thì đã mua trên mạng Internet để sử dụng khi đi giao hàng và một số giấy tờ khác...
Trước khi trở thành bị can trong vụ án này, Tuấn từng có thời gian phục vụ trong một đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. Sau khi rời quân ngũ, anh ta theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin... Trong quá trình này, Tuấn nắm bắt được nhu cầu sử dụng bằng tốt nghiệp phổ thông trung học và chứng chỉ nghề giả nên đã nảy sinh ý định phạm tội.
Khoảng năm 2020, qua mạng xã hội, Tuấn quen biết Xuân. Ban đầu, Xuân đặt mua bằng giả tốt nghiệp phổ thông trung học của Tuấn với giá 1,5 triệu đồng/chiếc. Vì Xuân là khách quen nên sau đó, tất cả các loại giấy tờ như bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học, cao đẳng..., Tuấn chỉ lấy của Xuân với giá 1 triệu đồng; các loại giấy tờ nhỏ như giấy xác nhận việc làm thì bán cho Xuân với giá khoảng 300 nghìn đồng. Xuân đặt mua nhiều loại giấy tờ giả, có tháng ít nhất là 1 bộ, có tháng nhiều lần đến 20 bộ.
Trên cơ sở thông tin của khách hàng do Xuân cung cấp, Tuấn đã sản xuất các loại giấy tờ giả trên. Sau khi làm xong, đối tượng gửi mẫu ảnh trước cho Xuân, chuyển cho khách hàng kiểm tra. Về phần Tuấn, khi có khách làm giấy tờ giả, đối tượng thường chủ động làm 2 bộ, để khách không phải mang ra công chứng, tránh bị phát hiện. Hiện vụ án đang được Công an thị xã Mỹ Hào tiếp tục điều tra, mở rộng.
"Sugar baby - Sugar daddy" có phải là hành vi mua bán dâm? Bộ Công an đánh giá hệ lụy của những mối quan hệ Sugar baby - Sugar daddy thể hiện sự lệch lạc về suy nghĩ và lối sống buông thả xuống cấp, suy đồi về mặt đạo đức của một số đối tượng Phân tích về hành vi pháp lý về hành vi mua bán mại dâm "Sugar baby - Sugar daddy", ngày...