Hàng trăm ngôi nhà tốc mái, nhiều công nhân mắc kẹt được giải cứu
Bão số 10 với sức gió giật cấp 12, đổ bộ vào 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình quần thảo trong nhiều giờ liền gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái
Tại huyện Kỳ Anh, nơi cơn bão càn quét, quần thảo mạnh nhất tỉnh Hà Tĩnh, theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng huyện Kỳ Anh, tại huyện này đã có 278 ngôi nhà dân, nhiều trường học, trụ sở và công sở ở các xã ven biển cũng bị tốc mái, hư hỏng nặng, trong đó, 5 xã Kỳ Thư, Kỳ Nam, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh và Kỳ Phương bị ngập cục bộ.
Do gió giật mạnh kèm theo mưa lớn khiến nhiều cây cối, trụ điện ở huyện Kỳ Anh bị quật đổ, gãy. Chiều ngày 30-9 trên địa bàn huyện Kỳ Anh bị mất điện, hệ thống thông tin bị tê liệt.
Gió bão quá mạnh nên nhiều người đi tránh bão không thể đi nổi
Trên vùng biển huyện Kỳ Anh những cơn sóng mạnh cao 6-7m cuốn phăng nhiều nhà hàng kinh doanh hải sản nằm sát mép biển. Sóng đập thẳng vào những dãy nhà hàng, thổi bay mái tôn, cuốn phăng gỗ, cánh cửa, bàn ghế… xuống biển.
Còn tại huyện Cẩm Xuyên, ở vùng biển Cẩm Nhượng, gió bão giật cấp 11, sóng cao 4 đến 5m, đánh vào đê Cẩm Nhượng, khiến tuyến đê này bị sạt lở 5 điểm đê kè chắn sóng buộc chính quyền địa phương phải mang theo đá, lưới sắt chắp vá.
Mưa lớn khiến quốc lộ 1A đoạn qua huyện Kỳ Anh nhiều nơi bị ngập sâu
Cũng tại xã Cẩm Nhượng, bão đã làm tốc mái trạm y tế và UBND xã, chập điện cháy một trạm biến thế, 70 hộ dân bị tốc mái nhà và có 60 ngôi nhà bị ngập nước. Tại thị trấn Thiên Cầm, nước ngập tràn vào nhà 250 hộ dân.
Trong chiều 30-9, ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên có 185 ngôi nhà bị tốc mái, gần 150 ngôi nhà bị ngập nước. Mưa gây lũ cuốn trôi cây cầu Đùn, một người dân bị thương. Ngay tại thành phố Hà Tĩnh, nhiều nhà dân ở các xã Thạch Đồng, Thạch Hạ, Thạch Trung cũng bị tốc mái…
Video đang HOT
Nhiều hồ tôm ở xã Kỳ Nam, Kỳ Anh trước nguy cơ bị ngập lụt
Ông Nguyễn Đình Vin, Chủ tịch xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh cho biết, trong khoảng 6, 7 năm trở lại đây địa phương này mới hứng chịu một cơn bão lớn như bão số 10. Ngày 29 và sáng 30-9, chính quyền địa phương cùng Bộ đội Biên phòng đồn 176 Hà Tĩnh đã di dời dân, đặc biệt là người già và trẻ em lên Ủy ban xã để trú ẩn.
Thực hiện tốt các phương án ứng phó với bão, di dời dân các vùng xung yếu đến nơi an toàn nên đến thời điểm này trên địa địa bàn Hà Tĩnh chưa có thiệt hại về người.
Nhiều công nhân bị cô lập, mắc kẹt trong bão
Tại xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh có 10 công nhân công ty TNHH Hà Thành (HÀ Tĩnh) đang bị mắc kẹt trong mưa bão.
Sóng đánh cao phá hủy nhiều nhà dân..
Được biết, 10 công nhân thuộc công ty TNHH Hà Thành (Hà Tĩnh) đang thi công cầu Quyền, bắc qua sông Quyền trên địa bàn xã Kỳ Trinh- huyện Kỳ Anh. Do chủ quan, nhóm thợ ở lại dưới chân công trình và ở trong nhà làm bằng container để trú bão. Khi bão lũ ập đến, nước dâng quá nhanh khiến khu vực này bị cô lập, các công nhân này đành phải đội mưa, ngồi trên nóc container để cầu cứu, tình thế vô cùng nguy cấp.
Nhận được tin cầu cứu của các công nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh phối hợp cùng với Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã đến hiện trường nhưng rất khó tiếp cận với các công nhân.
Sóng cuốn phăng các nhà hàng ven biển Kỳ Anh
Trước tình hình trên, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã điều một chiếc ca nô nhưng do gió giật mạnh, mưa lớn, mực nước dâng cao và trời đã tối nên việc giải cứu 10 công nhân trên gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng trong chiều 30-9, tại khu công nghiệp Fomosa có 30 công nhân cũng do chủ quan nên đã không sơ tán tránh bão, mà ở lại trong lán trại nên khi bão ập vào làm tốc mái lán trại, mưa lớn nước dâng nhanh khiến các công nhân này bị cô lập.
Người già và trẻ em được sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn
Trung tá Phan Mạnh Tâm, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 176 cho biết, sau khi nhận được thông tin cầu cứu của các công nhân nói trên, Đồn Biên phòng 176 đã huy động hơn chục chiến sỹ và 2 xe ô tô tiếp cận hiện trường để giải cứu các công nhân.
Công tác tiếp cận hiện trường gặp rất nhiều khó khăn, phải mất hơn 1 giờ đồng hồ thì các chiến sỹ mới tiếp cận được hiện trường. Trung tá Phan Mạnh Tâm, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 176 đã nối máy với các công nhân để cập nhật tin tức và được biết số công nhân nói trên chủ yếu là người Nghệ An.
Bằng nhiều nỗ lực các chiến sỹ Đồn Biên phòng đã đưa được các công nhân thoát khỏi nguy hiểm và về tại trạm cân trong khu công nghiệp Fomosa. Sau khi được giải cứu các công nhân này được xe buýt của CTCP vận tải ô tô Hà Tĩnh đưa về nơi trú bão an toàn.
Lê Trình
Theo ANTD
Sau bão, miền Trung lo mưa lớn, lũ về
Sức hủy diệt của bão số 10 (tương đương bão Xangsane đổ bộ vào Đà Nẵng đầu tháng 10.2006) khiến cho khúc ruột miền Trung bị tàn phá nặng nề. Không những thế, dự báo về đợt mưa diện rộng sau bão nhiều khả năng sẽ làm các hồ chứa nước miền Trung mất an toàn...
Bão số 10 tàn phá Quảng Bình vào hôm qua 30.9
Trả lời Thanh Niên Online, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, nhận định mưa lớn sau bão thực sự là thử thách lớn đến khả năng tích nước, đe dọa mất an toàn ở các công trình hồ chứa nước khu vực miền Trung.
* Thưa ông, ngay sau bão số 10 đổ bộ, diễn biến mưa bão ở miền Trung diễn ra như thế nào?
- Ông Bùi Minh Tăng: Sau khi bão số 10 đổ bộ, mưa sẽ không nhiều lắm. Mưa ở các tỉnh miền Trung chỉ rả rích kéo dài đến hết đêm 30.9. Đến sáng nay (1.10) thì tạm ngớt khi tàn dư cơn bão ra khỏi nước ta.
Tuy nhiên, bắt đầu chiều nay, mưa sẽ trở lại do dải nhiệt đới thiết lập lại qua Trung Trung bộ. Dải nhiệt đới này tác động sẽ khiến các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và Nam bộ có mưa. Mưa không dồn dập như trong bão nhưng sẽ từng cơn một, nơi ít nhất có lượng mưa 30 - 40 mm, mưa nhiều nhất lên đến 100 mm.
Nhiều tỉnh miền Trung thiệt hại nặng nề sau bão số 10
* Theo ông, các địa phương bị ảnh hưởng cần chú ý gì để tránh thiệt hại người và của?
- Đợt mưa này sẽ làm lũ trên các sông, suối ở miền Trung dâng lên trở lại. Mưa trên diện rộng có thể dự báo được nhưng định lượng ra sao thì rất khó nên cần đề phòng hiện tượng lũ quét, sạt lở đất ở miền núi.
Hiện tượng này cũng không dự báo trước được, chỉ có người dân, chính quyền địa phương ấy mới rõ. Qua kinh nghiệm, họ biết vùng nào có nguy cơ cao về sạt lở đất, hay lũ quét để sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, cũng như ngăn chặn không cho phương tiện qua lại.
Ở khu vực miền núi, cần đặc biệt đề phòng lũ quét. Người dân vẫn có tâm lý chủ quan khi đi qua các ngầm, suối trong mùa lũ. Bình thường thì ngầm khô, suối cạn nhưng mưa như trong những ngày vừa qua khiến lũ có thể ập về bất ngờ. Ở các ngầm, suối có nhiều người và phương tiện qua lại, chính quyền nên có biện pháp cảnh báo người dân đảm bảo an toàn.
* Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư có thống kê, trong bão số 10, từ Thanh Hóa trở vào Thừa Thiên-Huế đang có 27 hồ chứa xung yếu. Đợt mưa này liệu có đủ sức uy hiếp hay đe dọa các công trình này không?
- Còn tùy thuộc vào lượng nước chảy về trong các hồ này với lưu lượng bao nhiêu. Trong điều kiện các hồ này đã đầy nước theo công suất thiết kế, lại đang xung yếu, mất an toàn thì nhìn chung với lưu lượng mưa từ 50 mm trở lên thực sự là thử thách lớn, gây áp lực không nhỏ đến các công trình này, cần có sự chuẩn bị tốt, phương án xử lý đề phòng các sự cố tràn, vỡ hồ chứa.
* Xin cám ơn ông!
Theo TNO
TP HCM: Gần 300 căn nhà bị lốc xoáy đánh sập, bay mái Ít nhất 253 căn nhà trên địa bàn 11 xã, thị trấn huyện thuộc huyện Bình Chánh, TP HCM bị lốc xoáy kèm theo mưa lớn làm sập hoàn toàn, bay mái. Một căn nhà bị gió lốc đánh sập hoàn toàn Chỉ chưa đầy 1 ngày, tính từ chiều 6 đến trưa 7/9 tại địa bàn huyện Bình Chánh đã có 30...