Hàng trăm ngôi mộ ở Huế bị đóng đinh
Nhiều người dân ở xã Lộc Thủy (Thừa Thiên – Huế) phát hiện các ngôi mộ của người thân bị đóng đinh mà không rõ nguyên nhân.
Người dân nhặt đinh kẻ xấu đóng ở mộ người thân. Ảnh: Công Tuyển.
Mấy ngày vừa qua, nhiều người dân ở xã Lộc Thủy ( huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) bức xúc khi phát hiện hàng loạt ngôi mộ của người thân bỗng nhiên bị đóng hàng chục chiếc đinh vào phía đầu phần mộ.
Ông Trần Bá Ngọc ở thôn Nam Phước cho biết, trong lúc đi tảo mộ phát hiện hàng chục chiếc đinh, kích cỡ khoảng 10 cm bị đóng ngập sâu xuống phần mộ. Vội vàng tìm kiếm các ngôi mộ xung quanh, ông Ngọc ghi nhận tình trạng tương tự.
Số đinh người dân nhặt được trên các phần mộ. Ảnh: Võ Thạnh.
Bà Nguyễn Thị Phú, thôn Thủy Yên Thôn cho hay cũng phát hiện hàng loạt đinh được đóng vào phần mộ của bà nội, mẹ và em mình. Bà Phú đã đem số đinh nhặt được đến trình báo UBND xã Lộc Thủy.
Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy, ông Trần Văn Hữu, cho biết khoảng 10 hộ gia đình phản ánh đến chính quyền tình trạng trên, xã đã tổ chức lực lượng làm rõ.
Video đang HOT
Võ Thạnh
Theo VNE
Lúng túng việc kê khai đối tượng thiệt hại do ô nhiễm biển miền Trung
Việc kê khai cho các đối tượng bị thiệt hại ở sự cố biển miền Trung đã xảy ra chuyện khi cả chính quyền và người dân đều nói mình làm đúng. Sự việc xảy ra ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dân "tố" bị loại khỏi danh sách đền bù
Tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, khi tiến hành lập danh sách các đối tượng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển, một số trường hợp phản ánh họ đúng đối tượng hỗ trợ nhưng lại bị loại ra khỏi danh sách.
Theo đó, người dân đã gửi 6 đơn thư về UBND huyện Phú Lộc yêu cầu giải quyết.
Ở thôn Phú Hải, gia đình anh Lê Anh Nhân và chị Trương Thị Quyên phản ánh có chiếc thuyền công suất 24 CV hành nghề trên biển hàng chục năm nay. Chị Quyên cũng tham gia đi biển cùng chồng. Vừa qua gia đình anh Nhân kê khai lao động trực tiếp bị thiệt hại là anh Nhân và chị Quyên, nhưng khi chốt danh sách thì chị Quyên bị gạch tên.
Các thuyền bè nằm "đắp chiếu" không đi biển được vì nguồn hải sản ô nhiễm tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong số các đơn thư có đơn của ông Trương Công Tùng (thôn Phú Hải). Ông Tùng có ý kiến rằng hơn 10 năm nay đã đánh bắt tôm hùm trên biển khu vực cảng Chân Mây. Sau sự cố môi trường biển, việc đánh bắt không được nên phải chuyển sang làm nghề khác, nhưng chính quyền đã loại ông ra danh sách hỗ trợ là không thỏa đáng.
5 đơn thư còn lại là của người dân trú thôn Cảnh Dương, cho rằng việc đánh bắt ở đầm phá, cửa sông là hoàn toàn xứng đáng được đền bù, nhưng họ lại không có trong danh sách.
Chính quyền nói một số người dân kê gian
Ngày 21/9, PV Dân trí đã làm việc với lãnh đạo xã Lộc Vĩnh về việc này. Ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh trao đổi, trường hợp gia đình anh Nhân chị Quyên, anh Nhân không những kê chị Quyên (vốn không tham gia đánh bắt trên thuyền trực tiếp) mà còn kê tên anh Trương Đình Phúc (làm nghề buôn bán), anh Dương Lanh (làm nghề giáo viên) vào danh sách bạn thuyền. Ông Minh cho rằng việc loại chị Quyên và những người trên ra khỏi danh sách đền bù là hợp lý.
"Về ông Trương Công Tùng, do ông đã nghỉ đi biển 2 năm nay mà chỉ đi chăn trâu nên không rơi vào thời điểm bị thiệt hại do sự cố biển. Do đó xã không đưa ông Tùng vào danh sách người bị thiệt hại.
5 hộ làm nghề ở Cảnh Dương, xã thừa nhận có thiếu sót. Đây là đối tượng sẽ được hỗ trợ, chúng tôi đang làm đơn trình lên huyện để giải quyết cho 5 hộ này" - ông Minh trao đổi.
Ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh, cho rằng có những trường hợp người dân kê gian.
Ông Minh cho biết thêm, khi làm theo Quyết định 772, do thời gian gấp rút nên đã bị một số thiếu sót. Đến khi thực hiện công văn 6851 đã làm chặt theo quy trình, trường hợp nào đúng hay không đúng đều được xã, thôn làm khách quan, không nhầm lẫn.
Tuy nhiên theo ông Minh, một số người dân vẫn lợi dụng việc đền bù lần này để kê gian.
Trường hợp gia đình anh Nhân bị gạch 3 người ở dưới vì không đủ điều kiện
Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho hay, chủ trương của huyện là trường hợp nào đúng mà chưa được đưa vào danh sách thì sẽ rà soát để đưa vào, tránh sót người bị thiệt hại. Nhưng trường hợp nào không đúng thì việc không đưa vào danh sách là chính xác.
Hiện huyện Phú Lộc có 9 xã vùng biển bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển; huyện đã hoàn thành việc thống kê số lượng tàu thuyền, số nhân khẩu bị mất việc làm hoặc mất thu nhập do hiện tượng hải sản chết bất thường.
Người dân xã Lộc Vĩnh đã hơn 3 tháng nay không đi biển được
Các ngư lưới cụ, thuyền bè đã từ lâu xa biển làm đời sống người dân ở đây rất cực khổ vì có nhiều hộ sống dựa vào biển
Đại Dương
Theo Dantri
Bò nhà húc chết một phụ nữ Ra mở dây cột đàn bò sau vườn cho đi ăn, bà Kính ở Thừa Thiên - Huế bất ngờ bị con bò đực nhà hàng xóm lao đến húc liên tiếp. Sáng 8/9, bà Lê Thị Kính ở xã Lộc Thủy (Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) ra mở dây cột đàn bò sau vườn để chúng đi ăn thì bất ngờ...