Hàng trăm ngôi mộ bị máy xúc vùi lấp
Chỉ trong một đêm, hàng trăm ngôi mộ của ông, cha, tổ tiên của người dân làng Tứ Kỳ đã bị vùi lấp dưới hàng tấn đất cát khiến người dân vô cùng bức xúc.
Vụ việc “động trời” xảy ra vào sáng sớm hôm nay 13/3, tại khu Tứ Ký, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Khu phần mộ đã bị đất cát vùi lấp
Theo ghi nhận của PV tại hiện trường toàn bộ phần mộ nằm xen kẽ trên khu đất ruộng đã bị máy xúc vùi lấp. Những người dân ở đây phản ánh rằng gây ra sự việc này là Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế CT Việt nam – đơn vị trúng thầu một Dự án xây dựng nhà ở gần đó. Hàng trăm người dân đã bức xúc khi chứng kiến phần mộ của ông bà, tổ tiên của mình bị vùi lấp dưới đống đất, cát chỉ sau một đêm.
Người dân ra bới tìm phần mộ bị vùi lấp
Theo thông tin chúng tôi được biết, người dân ở Tứ Kỳ đúng là đã chấp nhận phần đền bù của Dự án xây dựng do Công ty trên trúng thầu. Tuy nhiên, hai bên chưa thỏa thuận được phương án di dời khoảng trên dưới 100 phần mộ của người dân trong làng và khoảng 200 phần mộ vô danh do các nghĩa trang chuyển về thì phía Công ty đã cho máy xúc vùi lấp.
Lê Tú
Video đang HOT
Theo Infonet
"Kiếm ăn" ở nghĩa địa
Hơn 3 ngày qua có hàng trăm người dân thành phố Huế đổ xô về khu quy hoạch nghĩa địa phường An Tây (dưới chân núi Ngự Bình) đào bới những ngôi mộ vừa được cất bốc lấy đá tổ ong. Một ngày có hàng trăm khối đá được đào lên và chuyển về thành phố.
Tại khu nghĩa địa vừa được cất bốc giải tỏa để quy hoạch xây dựng Trường tiểu học An Tây, thuộc khu vực 6, phường An Tây, người dân đã phát hiện ra một loại đá có hoa văn rất đẹp gọi là đá tổ ong.
Loại đá này dùng làm cảnh, trồng cây cảnh, tạo các thế non bộ... nên bán rất đắt. Do đó, hàng trăm người dân ra đây đào bới tìm kiếm đá đem bán hoặc về nhà dùng. Và đã biến khu vực này rộng chừng 1ha như một đại công trường.
Bình quân mỗi khối đá lớn có giá 1,2 - 1,5 triệu, đá nhỏ từ 800.000 - 1 triệu/khối, trung bình mỗi ngày người dân đi đào đá thu nhập xấp xỉ 500.000 đồng/người.
Ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Chủ tịch phường An Tây cho biết: "Khu vực đó đang đầu tư xây dựng trường học, sau khi cất bốc mồ mả thì người dân phát hiện ra đá. Việc đào đá là khai thác tài nguyên và phường đã xuống làm việc.
Đây là những hộ gia đình ở gần khu nghĩa địa, họ đào đá đưa về dùng chứ không có buôn bán. Chỉ khai thác trên những khu đất vừa cất bốc mồ mả, lăng tẩm xong, hiện người dân đã hứa sau khi đào sẽ trả lại mặt bằng để sang năm thi công trường tiểu học".
Một số hình ảnh phóng viên ghi lại vào chiều ngày 2/12 tại nghĩa địa phường An Tây:
Lớp đá nằm ở độ sâu hơn 1m từ mặt đất, sau khi đào bới hết đất đá nổi lên và người dân dùng xà beng, cuốc... chẻ từng hòn ra
Bình quân mỗi khối đá lớn có giá 1,2 - 1,5 triệu, đá nhỏ từ 800.000 - 1 triệu/khối, trung bình mỗi ngày người dân đi đào đá thu nhập xấp xỉ 500.000 đồng/người
Sau khi đưa lên dùng que gỡ hết đất sau đó tập kết ra đường và đưa về. Đá được bán theo từng cục, nếu cục nào có giá trị thẩm mỹ cao thì tiền nhiều và ngược lại
To nhỏ tấm miếng được lượm nhặt hết. Với loại đá này nằm ở trong lòng đất rất mềm nhưng sau đó đưa lên bỏ ngoài trời thì đá sẽ cứng
Sau khi lấy từ lòng đất, đá được vận chuyển bằng xe rùa
Với những hòn đá to để tạo cảnh đẹp và bán có giá hơn buộc họ phải tập trung người dùng đòn gánh đưa đi. Nếu gánh không cẩn thận mất cả ngày công, bởi đá rất vỡ
Xe kéo được coi là phương tiện chủ yếu để vận chuyển đi, những hòn đá này được bán cho các chủ cơ sở làm chậu cây cảnh những người chơi cây cảnh là chủ yếu
Đá cho lên ô tô chở về thành phố người đem dùng, có người bán với giá rất cao
Để có được một hòn đá to không phải là chuyện đơn giản
Đá được về nhà, sau đó dùng nước rửa sạch đất
Theo Bee