Hàng trăm nghìn người Mỹ biểu tình chống bạo lực súng đạn
Hàng trăm nghìn người đã đổ xuống các tuyến đường để tham gia cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ kêu gọi tăng cường kiểm soát bạo lực súng đạn sau hàng loạt vụ xả súng đẫm máu gần đây.
Chiến dịch mang tên “ Tuần hành vì Mạng sống của chúng ta” (March for our lives) trong tuần này đã thu hút sự tham gia của hàng trăm nghìn người tại Mỹ. Các cuộc biểu tình diễn ra tại hơn 700 địa điểm trên toàn nước Mỹ, bao gồm các thành phố lớn như Washington, New York, Chicago, Los Angeles…
Ngoài Mỹ, hơn 140 sự kiện tương tự cũng được tổ chức tại 37 quốc gia, gồm Canada, Australia, New Zealand, Iceland, Nhật Bản và khu vực châu Âu. March for our lives là hoạt động mới nhất trong chuỗi các cuộc biểu tình phản đối bạo lực súng đạn tại Mỹ trong thời gian qua.
Hôm 24/3, những người ủng hộ chiến dịch này đã đồng loạt xuống đường, mang theo khẩu hiệu yêu cầu chính phủ Mỹ tăng cường kiểm soát sử dụng vũ khí để tránh các vụ bạo lực do súng đạn gây ra.
Cuộc biểu tình do các học sinh may mắn sống sót trong vụ xả súng tại trường trung học phổ thông Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida hôm 14/2 khởi xướng. Vụ xả súng khiến 17 học sinh thiệt mạng và làm dấy lên phong trào phản đối súng đạn mạnh mẽ tại Mỹ.
Video đang HOT
Ngoài những nạn nhân sống sót sau vụ xả súng đẫm máu tại Parkland, người thân của những học sinh bị thiệt mạng trong vụ tấn công này cũng tham gia biểu tình. Đây là một trong những vụ xả súng tại trường học đẫm máu nhất tại Mỹ. Trong ảnh: Tấm biển thống kê số người thiệt mạng trong từng vụ xả súng tại Mỹ.
“Tất cả những ai cất tiếng nói đều là những người trẻ. Chúng tôi không có bất kỳ ai quá 20 tuổi vì đây là câu chuyện của chúng tôi. Thế hệ chúng tôi phải giải quyết vấn đề này. Thời đại của chúng tôi phải lên tiếng”, Cameron Kasky, một nạn nhân sống sót sau vụ xả súng ở Parkland, nói với NPR.
Mục đích của những người biểu tình nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, từ đó thuyết phục các chính trị gia Mỹ có hành động quyết liệt hơn trong việc cấm mua bán các loại vũ khí tấn công. Họ cũng chỉ trích hoạt động của Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA).
Những người biểu tình mong muốn Quốc hội Mỹ thông qua luật cấm mua bán các loại băng đạn có thể được sử dụng trong các vụ tấn công tại trường học, đồng thời thắt chặt quy trình kiểm tra lý lịch của những người mua súng. Trong ảnh: Người biểu tình mang theo chân dung của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại Mỹ.
“Thành thật mà nói, tôi sợ biểu tình. Đây là cuộc biểu tình phản đối bạo lực súng đạn, nhưng tôi sợ sẽ có bạo lực súng đạn xảy ra trong chính cuộc biểu tình này. Đó là tâm lý của tôi khi sống ở nước này, nhưng đó cũng là lý do chúng tôi cần biểu tình”, Carly Novell, học sinh trường Stoneman Douglas, nói.
Ở khu vực gần trụ sở Quốc hội Mỹ, người biểu tình mang theo khẩu hiệu với nội dung như “Giáo viên trong tương lai sẽ không bao giờ phải mang súng” hay “Công việc của tôi là giảng dạy, không phải nổ súng”.
Chính phủ Mỹ cam kết sẽ tăng cường việc kiểm soát súng đạn cũng như lý lịch của những người mua súng, đồng thời thực thi các biện pháp đối phó với bạo lực súng đạn tại các trường học như cấm sử dụng báng súng liên thanh.
Theo thống kê, đã xảy ra 49 vụ xả súng tại Mỹ từ đầu năm đến nay. Con số thương vong do bạo lực súng đạn trong 3 tháng đầu năm 2018 lên tới 9.000 người, trong đó có khoảng 596 người trong độ tuổi từ 12-17.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
7.000 đôi giày của trẻ em thiệt mạng vì súng đạn phủ đầy trước quốc hội Mỹ
7.000 đôi giày đã phủ kín Điện Capitol (Quốc hội Mỹ) trong một chiến dịch nhằm tưởng nhớ 7.000 trẻ em đã thiệt mạng trong các vụ xả súng trên khắp nước Mỹ từ tháng 12/2012 tới nay.
7.000 đôi giày xuất hiện trước nhà Quốc hội Mỹ. (Ảnh: AFP)
Theo Dailymail, tổ chức dân sự phi lợi nhuận Avaaz (trụ sở tại Mỹ) ngày 13/3 đã tổ chức sự kiện đặt 7.000 đôi giày trẻ em trên bãi cỏ trước tòa nhà Quốc hội Mỹ. Mỗi đôi giày đại diện cho 1 trẻ em là nạn nhân thiệt mạng trong các vụ xả súng tại Mỹ kể từ vụ xả súng tại Sandy Hook hồi tháng 12/2012.
Theo Avaaz, sự kiện này nhằm tưởng nhớ và gợi nhắc về "hệ lụy đau lòng của bạo lực súng đạn" ngay trước bậc thềm dẫn tới Quốc hội Mỹ. Hầu hết các đôi giày được quyên góp chỉ trong khoảng thời gian 2 tuần và một số đôi do chính người nhà của những nạn nhân trực tiếp đóng góp cho chiến dịch.
Một trong những phụ huynh tham dự sự kiện là anh Tom Mauser, cha của Daniel, 15 tuổi, người đã vĩnh viễn ra đi trong vụ xả súng Columbine năm 1999. Anh mang đôi giày Vans màu xám mà Daniel đã mang khi cậu bị trúng đạn. "Tôi cho rằng những sự kiện như vậy với những đôi giày xuất hiện có sức lay động mạnh mẽ, thể hiện nỗi nhớ của chúng tôi tới những nạn nhân từng mang những đôi giày đó. Đó cũng là mong muốn của chúng tôi nhằm kiếm tìm sự thay đổi, để sẽ không ai phải đi vào con đường đau khổ đó nữa", anh Mauser cho biết.
Theo thông cáo báo chí của Avaaz, con số 7.000 được lấy từ thống kê của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ. Tổ chức Avaaz cho biết cứ mỗi năm súng đạn đã giêt chết 1.300 đứa trẻ Mỹ.
Cùng với chiến dịch mang giày tới trước Quốc hội, khắp nước Mỹ, các phong trào biểu tình phản đối bạo lực súng đạn đang nổ ra mạnh mẽ. Dự kiến 10h sáng ngày 14/3 theo giờ địa phương, các sinh viên nước Mỹ sẽ tuần hành đúng 17 phút nhằm tưởng nhớ 17 nạn nhân vụ xả súng trường trung học ở Parkland, Florida xảy ra hồi tháng trước. Ngày 24/3, các sinh viên Mỹ sẽ tụ tập ở thủ đô Washington, D.C. nhằm phản đối bạo lực súng đạn.
Biểu ngữ của Avaaz, đơn vị tổ chức sự kiện. (Ảnh: EPA)
Đức Hoàng
Theo Dantri
Hàng trăm nghìn người Mỹ biểu tình chống Trump Đúng dịp kỷ niệm một năm ngày ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, nhiều cuộc biểu tình diễn ra trên khắp các thành phố lớn. Người biểu tình ở thành phố New York ngày 20/1. Ảnh: New York Times. "Hãy ra đường để mừng chiến thắng lịch sử, thành tựu kinh tế chưa có tiền lệ lẫn sự giàu có được tạo...