Hàng trăm nghìn chim di cư chết ở New Mexico
Các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân khiến chim chết hàng loạt nhưng theo quan sát, nhiều con chim có hành vi kỳ lạ trước khi bỏ mạng.
Hàng loạt chim di cư chết ở bang New Mexico. Ảnh: CNN.
Các nhà sinh vật tại Đại học Bang New Mexico đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn chim di cư bỏ mạng, CNN hôm 15/9 đưa tin. Hiện tượng bí ẩn bắt đầu từ ngày 20/8, khi lượng lớn xác chim được phát hiện ở bãi phóng tên lửa White Sands và công viên quốc gia White Sands, theo Martha Desmond, giáo sư khoa Cá, Sinh vật hoang dã và Sinh thái tại Đại học Bang New Mexico.
Ban đầu các chuyên gia cho rằng đây chỉ là hiện tượng riêng lẻ. Tuy nhiên, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi họ tìm thấy thêm nhiều xác chim tại các khu vực thuộc bang New Mexico, trong đó có Dona Ana, Jemez Pueblo, Roswell và Socorro.
“Thật khủng khiếp. Lượng xác chim lên đến 6 con số. Chỉ dựa vào những gì đã thấy, chúng tôi cũng biết đây là sự việc vô cùng nghiêm trọng. Hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu con chim đã chết”, Desmond cho biết. Xác chim di cư gồm sẻ, chim lam, hoét đen, chim đớp ruồi cũng xuất hiện ở Colorado, Texas và Mexico.
Desmond cùng đồng nghiệp và các nhà sinh vật tại bãi phóng tên lửa White Sands bắt đầu nhận dạng, phân loại và kiểm tra khoảng 300 xác chim hôm 12/9 để hiểu thêm về tình trạng của chúng khi chết.
Người dân và các chuyên gia thấy chim có hành vi kỳ lạ trước khi bỏ mạng. Ví dụ, những loài chim thường đậu trong bụi rậm hoặc trên cây lại lang thang trên mặt đất kiếm ăn và đuổi theo sâu bọ. Nhiều con tỏ ra lờ đờ, chậm chạp và bị xe đâm trúng. Số lượng này nhiều chưa từng thấy, Desmond cho biết. Ở sân golf của bãi phóng tên lửa, chim én, sinh vật chuyên ăn côn trùng trên không, chỉ ngồi trên mặt đất và để mặc con người đến gần.
Các nhà sinh vật cho rằng một trong những yếu tố góp phần khiến chim chết hàng loạt là thảm họa cháy rừng ở California và một số bang miền tây khác. Thảm họa có thể đã buộc chúng phải di cư sớm, trước khi thực sự sẵn sàng.
“Những con chim phải di cư sớm do thời tiết có thể không tích trữ đủ chất béo để sống sót. Một số thậm chí chưa kịp tích trữ năng lượng để bắt đầu chuyến bay nên bỏ mạng tại chỗ”, Desmond nhận định. Một số con chim có khả năng phải thay đổi đường di cư, trong khi số khác hít khói và bị tổn thương phổi.
Cháy rừng và thời tiết khô hạn tại New Mexico có thể làm tăng số lượng chim chết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh sự việc này. “Chúng tôi bắt đầu thấy các xác chim lẻ từ tháng 8 nên vẫn còn nguyên nhân nào đó ngoài thời tiết và chúng tôi chưa rõ đó là gì”, Desmond nói thêm.
Xác chim sẽ được chuyển đến Phòng thí nghiệm Pháp Y Cá và Sinh vật hoang dã Mỹ ở Oregon để khám nghiệm và xác định nguyên nhân cái chết. Quá trình này có thể kéo dài vài tuần. “Sự việc chim chết hàng loạt là thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu góp phần gây ra chuyện này. Chúng ta đã mất 3 tỷ con chim ở Mỹ từ năm 1970 và số lượng côn trùng cũng giảm mạnh”, Desmond nói.
Kinh hoàng cảnh cá sấu săn ngựa vằn tới mức ruột xổ ra ngoài
Mọi thứ yên lặng cho tới khi một tiếng nước bắn tung tóe vang lên, phần ruột của ngựa vằn xổ ra ngoài do bị cá sấu tấn công quá khốc liệt.
Những bức ảnh cá sấu săn ngựa vằn kinh hoàng được nhiếp ảnh gia 33 tuổi Shazmeen Hussein Bank chụp tại vườn quốc gia Masai Mara, Kenya. Ông quyết định đăng tải loạt khoảnh khắc gây ám ảnh này để mọi người hiểu được sự khốc liệt của cuộc sống tự nhiên.
Một con ngựa vằn nhỏ đang cố gắng bơi qua sông trên hành trình di cư, chúng nhận thấy nguy hiểm vì thường xuyên gặp cảnh này khi vượt sông Mara.
Không may thay, ngựa vằn đi vào vùng nước sâu, khó di chuyển và ngay gần đó cá sấu đã nhắm tới nó, nhanh chóng chộp lấy con mồi.
Con cá sấu cắn vào khu vực yếu thế nhất của ngựa vằn - dưới bụng. Phần da bụng của con vật đáng thương căng ra, cho thấy nó đang hết sức cố gắng thoát khỏi hàm cá sấu.
Bất chấp sự tấn công của cá sấu, ngựa vằn vẫn chạy thoát và nhanh chóng lên bờ thoát thân. Mọi thứ yên lặng cho tới khi một tiếng nước bắn tung tóe vang lên.
Điều gây ám ảnh nhất đã tới, phần ruột của ngựa vằn xổ ra ngoài do bị cá sấu tấn công quá khốc liệt. Dường như bị sốc, nó nhận ra khoảnh khắc tử thần đang tìm đến.
Bỏ lỡ con mồi ngon, con cá sấu to lớn quyết đuổi theo ngựa vằn đến cùng, miệng vẫn còn giữ phần ruột ngựa.
Ngựa vằn vẫn gắng gượng chạy nhanh trước khi gục ngã với phần ruột rơi gần như toàn bộ.
Con vật dũng cảm cuối cùng vẫn không chịu nổi vết thương quá nặng. Nó lăn lộn trong bùn đất rồi ngừng thở.
Sáng hôm sau xác con ngựa vằn đã không còn. Dường như đối với một số loài động vật quanh đó, miếng mồi ngon này là "món quà" mà tự nhiên đã ban tặng cho cuộc sống sinh tồn của chúng.
"Đây là thực tế của cuộc sống hoang dã. Và khoảnh khắc này sẽ theo tôi mãi mãi", nhiếp ảnh gia chia sẻ sau khi ghi lại cảnh cá sấu rượt đuổi ngựa vằn xổ ruột ra ngoài.
Ghê rợn trước bẫy săn bắt động vật hoang dã | VTC
Bí ẩn cuộc vượt biển đến Madagascar của loài vượn cáo Nằm cách lục địa châu Phi khoảng 400km về phía Đông Nam, quốc đảo Madagascar mang một hệ sinh thái độc nhất với loài vượn cáo đặc hữu. Tại sao vượn cáo chỉ tồn tại ở Madagascar và không xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới? Chúng vốn xuất hiện ở đây ngay từ đầu, hay đã di cư...