Hàng trăm ngàn tấn rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm
Hiện nay nhiều khu du lịch biển ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa gây ra.
Những hành động thiết thực như nhặt rác bãi biển đang được nhân rộng nhằm góp phần bảo vệ môi trường biển, thu hút khách du lịch. Ảnh: Minh Vương.
Môi trường biển ngày càng suy thoái
Tại buổi tọa đàm về “Giữ gìn biển xanh, đón khách du lịch và Vì biển đảo xanh Tổ quốc”, nằm trong chương trình Caravan TP Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) cho biết, Việt Nam có tài nguyên biển phong phú, có thể phát triển mạnh ngành du lịch gắn với biển.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều khu du lịch biển ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa gây ra.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp, khai thác du lịch tràn lan, cùng với hoạt động nuôi trồng thủy sản bất hợp lý, thói quen thiếu văn minh của một số người dân sống tại các khu du lịch ven biển và cả du khách.
Hàng năm cả nước có đến hàng triệu tấn rác thải ra, tương đương với hàng nghìn tấn rác thải nhựa mỗi ngày đổ ra biển và môi trường khiến tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam đang ở mức báo động. Ảnh: Minh Vương.
Video đang HOT
Điều đáng nói khi hàng năm cả nước có đến 1,8 – 2,5 triệu tấn rác thải ra, tương đương với 18.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày, chiếm khoảng 8 – 12% lượng chất thải rắn sinh hoạt và 90% số rác nhựa đó không được tái chế và một phần đổ thẳng ra biển.
Do vậy, chỉ tính riêng lượng rác thải nhựa thải ra biển, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới trong năm qua, ở mức 0,28 – 0,73 triệu tấn, khiến tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam ngày càng nguy cấp.
Các nhà khoa học cảnh báo, đã đến lúc không nên dừng lại ở những khẩu hiệu kêu gọi chung chung, mà cần những cam kết có tính ràng buộc kèm với mức xử phạt nghiêm minh, những hành động thiết thực.
Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật, tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh chế tài, xử lý vi phạm về quản lý rác thải biển, hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa; khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa, ni lông sử dụng một lần tại các khu du lịch; tăng hiệu quả thu gom rác thải nhựa, thực hiện tái chế, phân loại rác tại nguồn, hạn chế chất thải chôn lấp.
Theo phân tích của TS.Phạm Hồng Mạnh, Trường Đại học Nha Trang, sự suy thoái môi trường biển được biểu hiện qua tình trạng rác thải ven bờ biển, hay tình trạng về nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy chưa qua xử lý đang ngày đêm đổ thẳng ra biển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những bằng chứng rõ ràng đối với vấn đề suy thoái môi trường biển đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cộng đồng xã hội và ngư dân ven biển cũng như hoạt động khai thác hải sản ven bờ.
“Theo tôi, các cơ quan hoạch định chính sách, chính quyền các địa phương cần xây dựng chiến lược giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường biển ven bờ. Cần quản lý chặt các nguồn rác thải, chất thải từ đất liền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, trực tiếp là ngư dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay”, TS.Mạnh chia sẻ.
Ý thức phải thay đổi
Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) cùng với Huế (Thừa Thiên – Huế) và Quy Nhơn (Bình Định) là ba thành phố của Việt Nam lần đầu vinh dự nhận danh hiệu “Thành phố du lịch sạch Asean”, danh hiệu làm nức lòng người dân thành phố và những du khách gần xa.
Cần lan rộng những hành động thiết thực vì môi trường sống và làm sạch bãi biển để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Việt Nam. Ảnh: Minh Vương.
Ông Phạm Quốc Huy, Phó Trưởng phòng Phòng TN-MT TP Vũng Tàu cho biết: “Ngay sau khi được nhận danh hiệu này, lãnh đạo TP Vũng Tàu đã ban hành chỉ thị toàn thành phố phải có trách nhiệm giữ gìn danh hiệu này, tiếp tục tập trung bảo vệ môi trường, duy trì đường phố, hạ tầng và bãi biển sạch đẹp thì mới thu hút được du khách trong thời gian tới”.
Theo ông Huy, ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế – xã hội, du lịch biển. Nhiều nơi ô nhiễm kéo dài đã trở thành “điểm nóng” như ô nhiễm từ các cơ sở chế biến hải sản; ô nhiễm do chăn nuôi trong khu dân cư; ô nhiễm từ hoạt động của các nhà máy xử lý chất thải gây ô nhiễm và nguồn rác thải sinh hoạt ra môi trường… Những “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường đang tạo áp lực lớn cho ngành du lịch biển.
Những “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường đang tạo áp lực lớn cho ngành du lịch biển. Ảnh: Minh Vương.
Trao đổi với NNVN, ông Ngô Xuân Chinh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM cho biết: “Vũng Tàu với thiên nhiên biển cả tươi đẹp, con người thân thiện mến khách, cơ sở hạ tầng đầy đủ, chúng ta cần quan tâm, chăm sóc, bảo vệ môi trường sạch đẹp, nâng cao ý thứ giữ gìn biển xanh để nơi đây trở thành điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn và thu hút du khách trong nước và quốc tế”.
TP.HCM: Hướng đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa trên biển
Nhằm đảm bảo ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa ra biển từ các nguồn thải trên đất liền và từ các nguồn thải trên biển, hướng đến mục tiêu giảm 75% rác thải nhựa trên biển vào năm 2030, mới đây, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Nhằm nâng cao ý thức về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường biển, giúp hình thành thói quen giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy trong mọi hoạt động trên địa bàn TP.HCM.
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương và đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 75% rác thải nhựa trên biển; 100% các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển.
Năm 2030, TP.HCM giảm 75% rác thải nhựa trên biển.
Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Theo đó, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc xây dựng các nội dung tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa đối với biển và đại dương, môi trường và sức khỏe con người.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên & Môi trường sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc điều tra, thống kê, phân loại các nguồn thải nhựa phát sinh từ đất liền từ các hoạt động trên biển để làm cơ sở đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã được đề ra.
Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ số tiêu thụ nhựa hiện nay trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh, khoảng 50 kg/năm/người. Sản phẩm nhựa Việt Nam được chia làm các nhóm chính, gồm nhựa bao bì (39%), nhựa gia dụng (32%), nhựa vật liệu xây dựng (14%), nhựa công nghệ cao (9%) và nhóm còn lại (5%). Mặc dù nhận thức và ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân đã có những chuyển biến tích cực, cùng với đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn tăng dần theo các năm, trong đó có chất thải nhựa và túi nylon, tuy nhiên Việt Nam vẫn tạo ra khoảng 1,83 triệu tấn nhựa không được quản lý hàng năm.
Ông Huỳnh Minh Nhựt - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị TP.HCM cho biết, rác là nguồn tài nguyên, nhưng nếu rác thải không được phân loại và tái chế hợp lý sẽ nguy hại cho môi trường và chất lượng sống của người dân. Do đó, trong bối cảnh TP.HCM đang nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường, Công ty cũng chuyển đổi hoạt động theo hướng hiện đại hóa trang thiết bị để nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
Không dừng lại ở hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn, hoạt động thu gom và xử lý chất thải y tế cũng được Công ty đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu xử lý ngày càng cao của thành phố. Cụ thể, với trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn, Công ty đã đầu tư xe ép kín chuyên dụng. Việc đưa xe ép kín chuyên dụng vào hoạt động sẽ từng bước giúp giảm ô nhiễm thứ cấp trong quá trình thu gom rác thải.
Bãi rác Nam Sơn: Nếu bảo đảm vệ sinh an toàn, dân sẽ không phản đối Theo GS.TS Đặng Kim Chi, hôm nay, tháng sau, hay năm sau bãi Nam Sơn vẫn còn. Nếu xung quanh bãi rác giữ khoảng cách 500m không có dân cư ở, thì chắc chắn họ sẽ không kêu ô nhiễm. Dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn: Cách nào giải quyết dứt điểm? Chia sẻ với PV, GS.TS Đặng Kim Chi -...