Hàng trăm m3 gỗ là vật chứng vụ án bị bỏ… giữa rừng
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra nhiều vụ huỷ hoại rừng, khai thác rừng trái phép quy mô lớn đã được các cơ quan chức năng liên quan điều tra, xử lý.
Tuy nhiên, việc bảo vệ và đưa hàng trăm m3 gỗ quý hiếm là vật chứng giữa rừng sâu về nơi tập kết để bảo quản, xử lý tránh lãng phí đã gặp nhiều khó khăn.
Cuối năm 2021, vụ khai thác rừng trái phép xảy ra tại khu vực vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hoá, Quảng Trị, được phát hiện. Cơ quan chức năng sau đó tiến hành nhiều biện pháp khẩn cấp bảo vệ rừng, kiểm đếm số lượng cây, khối lượng gỗ bị chặt; khám nghiệm hiện trường, lấy mẫu gỗ gửi giám định phục vụ khởi tố vụ án để điều tra, xử lý theo quy định. Tuy nhiên, sau nhiều tháng, công việc này có dấu hiệu giậm chân tại chỗ.
Theo ông Bùi Văn Duẩn, Hạt trưởng Kiểm lâm Hướng Hoá, do phải có nguồn kinh phí khám nghiệm, lấy mẫu và giám định mẫu, trong khi nguồn kinh phí này đơn vị phải xin huyện và tỉnh. Hiện tại, huyện thống nhất hỗ trợ một phần, phần còn lại đang đợi Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh phê duyệt, giải ngân…
Video đang HOT
Đặc biệt, công tác bảo vệ vật chứng là hàng trăm m3 gỗ giữa vùng núi rừng hiểm trở trong Khu BTTN Bắc Hướng Hoá đang gặp khó khăn. Các phương án thu gom, vận chuyển gỗ về nơi tập kết để bảo quản cũng đã được tính toán kỹ, nhưng khó khả thi do địa hình quá hiểm trở, kinh phí vận chuyển rất lớn. Ngoài ra, khi thu gom, vận chuyển khối lượng lớn gỗ này ra bên ngoài cũng sẽ có những tác động xấu và trực tiếp tới rừng. Đặc biệt, việc mở đường đưa sẽ ảnh hưởng rất lớn, không chỉ hệ sinh thái, môi trường sống của các loài động vật hoang dã quý hiếm ở đây, mà công tác bảo vệ rừng này về sau sẽ gặp nhiều khó khăn do hậu quả của việc mở đường.
Theo ông Trần Văn Tý, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Trị, khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng bảo tồn, rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn là một việc, khi phát hiện rừng ở đây bị huỷ hoại, khai thác trái phép quy lớn với hàng chục gốc cây to, hàng trăm khối gỗ bị cưa xẻ nằm lại rừng, không thể thu gom, vận chuyển đến nơi tập kết để bảo quản, xử lý tránh lãng phí về sau, là một khó khăn lớn khác, hầu như không có phương án để xử lý.
Vào năm 2020, TAND huyện Đakrông (Quảng Trị) đã xét xử, tuyên phạt Hồ Văn Dõa (SN 1962, trú thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp, Đakrông) 3 năm tù về tội huỷ hoại rừng; nhưng đến nay, tang vật vụ án (hơn 66m3 gỗ) vẫn còn nằm lại giữa rừng. Theo ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hoá – Đakrông, trong bản án có nói số lượng gỗ, củi không thu giữ, để lại tại hiện trường, do địa hình và đường vào khu vực rừng hiểm trở; chi phí vận chuyển, tập kết, bảo quản và xử lý lớn hơn nhiều lần so với giá trị vật chứng. Do đó, giao Ban quản lý bảo vệ, tìm phương án xử lý thích hợp sau này.
“Tuy nhiên, trước khó khăn trên, chúng tôi chỉ có thể giữ chúng trong thời gian cơ quan chức năng làm án; còn về sau này, thực tình chúng tôi không biết được. Rất có thể theo thời gian chúng đã bị mục, cuốn trôi theo mưa lũ, hoặc bị đối tượng xấu lấy cắp, rất khó để phát hiện, xử lý”, ông Tuấn nói.
Vụ giếng cổ bị phá khi trùng tu: Kiểm tra, báo cáo Cục Di sản văn hóa
Liên quan đến vụ giếng cổ ở di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu bị phá bỏ để xây giếng mới, Sở VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ kiểm tra, nếu thấy không hợp lý sẽ báo cáo, xin ý kiến của Cục Di sản văn hóa.
Sau khi báo Thanh Niên có bài phản ánh "Giếng cổ ở đền Lê Văn Hưu bị phá khi trùng tu di tích", ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL Thanh Hóa cho biết, Sở tiếp thu thông tin phản ánh của báo, và sẽ cho cán bộ kiểm tra cụ thể vụ việc.
"Khi kiểm tra, nếu thấy không hợp lý, chúng tôi sẽ báo cáo Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) để Cục xem xét và có ý kiến. Nếu không điều chỉnh được hoặc ý kiến của Cục như thế nào thì sẽ thực hiện theo. Đây là di tích lịch sử quốc gia, hồ sơ do Bộ VH-TT-DL phê duyệt, và chủ đầu tư là huyện", ông Hồng cho hay.
Giếng cổ ngàn năm tuổi đã bị phá bỏ để làm giếng mới nhỏ hơn nhiều khiến người dân địa phương phản đối. Ảnh MINH HẢI
Theo thông tin từ UBND H.Thiệu Hóa (chủ đầu tư dự án), đơn vị này cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để cùng tiến hành xem xét lại ý kiến của người dân về việc tu bổ, tôn tạo giếng trong đền, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Trước đó, báo Thanh Niên phản ánh dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu (tại thôn 3, xã Thiệu Trung, H.Thiệu Hóa, Thanh Hóa) giai đoạn 3 đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người dân lẫn nhà nghiên cứu, người am hiểu về lịch sử, văn hóa khi chính quyền cho phá bỏ giếng cổ để xây dựng giếng mới với diện tích nhỏ hơn.
Theo người dân, cách tu bổ, tôn tạo giếng ngọc bằng việc phá bỏ cái cũ, làm cái mới như vậy là không tôn trọng yếu tố lịch sử, di tích và tâm linh, dù rằng thiết kế xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giếng mới đang được hình thành trong lòng giếng cổ. Ảnh PHÚC NGƯ
Giếng ngọc ở đền Lê Văn Hưu có đường kính rộng hơn 10 m, nhưng hiện nay đơn vị thi công làm theo thiết kế được duyệt, là phá bỏ giếng cũ để làm giếng mới đường kính chỉ rộng hơn 6 m.
Nguyên nhân thu nhỏ giếng lại theo giải thích của đại diện chủ đầu tư dự án là để có diện tích làm đường lưu thông giữa chùa Hương Nghiêm với đền Lê Văn Hưu, và có diện tích để xây dựng nhà bia.
Tuy nhiên, khi triển khai phá giếng cũ, làm giếng mới thì rất nhiều người dân địa phương phản đối cho rằng cách tu bổ, tôn tạo di tích như vậy là phá hỏng di tích.
Steam Deck tiếp tục phê duyệt thêm nhiều trò chơi Valve đã bổ sung thêm nhiều trò chơi mới vào danh sách các tựa game sẽ chạy trên Steam Deck. Theo ScreenRant, Valve đã thêm một con số khổng lồ với 150 trò chơi vào danh sách các tựa game tương thích cho Steam Deck sắp tới, gồm cả những cái tên nổi tiếng như Death Stranding và Resident Evil Village. Một điểm...