Hàng trăm lính Mỹ cách ly vì Covid-19 xâm nhập chiến hạm
Hàng trăm thủy thủ khu trục hạm USS Chafee phải lên bờ cách ly sau khi nhiều đồng đội trên tàu dương tính với nCoV.
Phần lớn trong số 350 thủy thủ và sĩ quan trên tàu khu trục USS Chafee được đưa tới các khách sạn ở San Diego tại bang California, Mỹ, để cách ly theo quy định hạn chế di chuyển sau khi hàng chục binh sĩ dương tính với nCoV, phát ngôn viên Hạm đội 3 Sean Robertson cho biết trong thông cáo ngày 30/1.
“Một đội trông nom sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ để hỗ trợ tình trạng sẵn sàng chiến đấu và vật chất của chiến hạm, đồng thời thực hiện các chức năng hỗ trợ cần thiết”, trung tá Robertson cho biết. Chiến hạm sẽ được tẩy trùng theo hướng dẫn của Hạm đội Thái Bình Dương và hải quân Mỹ.
Robertson cho biết chưa có thủy thủ nào trên tàu phải nhập viện và toàn bộ ca nhiễm đã được cách ly theo hướng dẫn của Hạm đội Thái Bình Dương. Toàn bộ thủy thủ đoàn của khu trục hạm Chaffee được xét nghiệm nCoV vào hôm 29/1.
USS Chafee trở về Hawaii, tháng 12/2018. Ảnh: US Navy .
Video đang HOT
Tờ Navy Times đưa tin ít nhất 31 thủy thủ trên tàu Chafee dương tính với nCoV và các binh sĩ lo ngại virus đang lây lan nhanh chóng. Một số binh sĩ cho biết đợt xét nghiệm dự kiến diễn ra hôm 23/1 bị hủy và các thành viên thủy thủ đoàn không đủ khẩu trang N95 ngăn virus.
Đô đốc Mike Gilday, tham mưu trưởng hải quân Mỹ, sau đó gửi email tới các chỉ huy hạm đội, yêu cầu họ xét nghiệm cho toàn bộ thủy thủ đoàn khu trục hạm Chaffee. “Xét nghiệm là điều hoàn toàn đúng đắn và phải làm”, đô đốc Gilday viết. “Tôi muốn đảm bảo với thủy thủ đoàn tàu Chaffee, thân nhân của họ và hải quân Mỹ rằng chúng tôi đang làm mọi việc có thể để đảm bảo an toàn cho họ”.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 104 triệu ca nhiễm, hơn 2,2 triệu ca tử vong và hơn 75 triệu người đã bình phục. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 27 triệu ca nhiễm và hơn 452.000 ca tử vong.
Covid-19 từng xâm nhập một số chiến hạm của hải quân Mỹ, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Chiến hạm này hồi tháng 3/2020 phải đình chỉ nhiệm vụ và cập cảng Guam, ghi nhận hơn 1.200 ca nhiễm và một ca tử vong. Theodore Roosevelt sau đó ra biển làm nhiệm vụ hồi tháng 5/2020 sau hai tháng “đắp chiếu”.
Các cụm dịch Covid-19 trên chiến hạm buộc hải quân Mỹ phải ban hành quy tắc chống dịch mới để cách ly người nhiễm nCoV trên biển. Hồi cuối tháng 8, một số thủy thủ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan dương tính với nCoV, họ được chuyển về đất liền và chiến hạm vẫn tiếp tục hoạt động trên biển.
Khu trục hạm Chaffee thuộc lớp Arleigh Burke, được biên chế tháng 10/2003 và đóng quân tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Chiến hạm có lượng giãn nước 9.200 tấn, dài 155,3 m, có thể đạt tốc độ tối đa 56 km/h, được trang bị 96 ống phóng thẳng đứng đa năng Mk.41 phóng được nhiều loại tên lửa, một pháo hải quân Mk.45 127 mm, hai pháo Mk.38 25 mm, hai tổ hợp phòng thủ Phalanx và hai cụm ống phóng ngư lôi Mk.32.
Mỹ tính đóng chiến hạm mang siêu vũ khí
Khu trục hạm thế hệ mới của Mỹ sẽ mang vũ khí tối tân như pháo laser, tên lửa siêu vượt âm để duy trì ưu thế trước Nga, Trung.
"Hải quân Mỹ cần một loại chiến hạm có thể tạo ra đủ năng lượng để vận hành radar phức tạp hơn cùng các hệ thống tác chiến điện tử và vũ khí năng lượng định hướng để theo kịp sự phát triển trong công nghệ tên lửa của Nga và Trung Quốc", chuẩn đô đốc hải quân Mỹ Paul Schlise nói tại cuộc hội đàm trực tuyến ngày 12/1.
"Chúng tôi trông cậy vào tên lửa siêu vượt âm lớn và mạnh để nhắc nhở các đối thủ rằng không lâu nữa sẽ không có mục tiêu nào nằm ngoài tầm bắn", Schlise nói và cho biết sẽ cần các chiến hạm phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra.
Lớp khu trục hạm mới của Mỹ mang tên DDG-X, từng được gọi là DDG-Next và Tàu Tác chiến Mặt biển Cỡ lớn, sẽ thay thế 22 tuần dương hạm Ticonderoga dự kiến bị loại biên trong 17 năm tới, một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết.
Chiến hạm lớp DDG-X sẽ sở hữu thiết kế thân tàu hoàn toàn mới cùng hệ thống chiến đấu tương tự biến thể Flight III của khu trục hạm lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ. Chiến hạm lớp Arleigh Burke bị đánh giá thiếu khả năng tạo nguồn điện đủ mạnh để sử dụng pháo laser.
Khu trục hạm USS Zumwalt chạy thử nghiệm trên Đại Tây Dương, tháng 12/2015. Ảnh: US Navy .
"Chúng tôi đang xem xét dạng thân tàu với hệ thống động cơ mới, cùng khả năng trang bị hệ thống phát điện tích hợp có khả năng tăng sức mạnh cho vũ khí và cảm biến trong tương lai. Hệ thống điện tích hợp là chìa khóa cho vấn đề", Schlise nói.
Phó đô đốc James Kilby, phó tư lệnh hải quân Mỹ, kỳ vọng chiến hạm DDG-X sẽ mang tới những nâng cấp đáng kể để trang bị "tên lửa lớn hơn, cơ động mạnh hơn và đe dọa mục tiêu ở khoảng cách xa hơn".
Nỗ lực phát triển chiến hạm mặt nước trang bị vũ khí thế hệ mới của Mỹ những năm qua không thu được kết quả như kỳ vọng, điển hình là chiến hạm lớp Zumwalt. Chương trình phát triển chiến hạm lớp Zumwalt đội vốn so với dự kiến trong khi nhiều lỗi kỹ thuật chưa được khắc phục.
Mức giá của Đạn tấn công Đất liền Tầm xa Dẫn đường bằng GPS (LRLAP) dùng trên chiến hạm lớp Zumwalt tăng từ 50.000 lên 566.000 USD mỗi viên, khiến hải quân Mỹ phải cắt giảm số tàu lớp Zumwalt đặt mua từ 28 chiếc xuống ba chiếc.
WHO sơ kết tiến độ tiêm phòng vaccine trên thế giới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13/1 cho biết đến nay đã có khoảng 28 triệu liều vaccine phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được tiêm chủng cho người dân trên thế giới, trong đó phần lớn ở những nước giàu có nhất. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở San...