Hàng trăm học sinh ước mơ có cầu mới đến trường
Bao năm qua, cầu Rạch Bùn ở xã Mỹ An (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) hư hại khiến hàng trăm học sinh và người dân rất sợ mỗi khi đi qua. Cảnh con trẻ té sông vẫn diễn ra hàng ngày nên ai cũng ước mơ có cây cầu mới.
Xã Mỹ An là xã vùng sâu cách trung tâm huyện Thạnh Phú khoảng 6km với 2.224 hộ dân, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 24%, là một xã thuần nông chuyên về lúa và tôm. Xã Mỹ An có chiều rộng chỉ 3km, nhưng chiều dài lại tới 12km, với bốn bề đều sông nước nên việc đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.
10 năm qua, địa phương đã vận động từ nhiều nguồn xây dựng được 90 cây cầu nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều cây cầu xuống cấp trầm trọng cần được sửa chữa, xây mới và báo động nhất là cầu Rạch Bùn nối hai ấp An Hòa và An Hòa B.
Cầu Rạch Bùn nối hai ấp An Hòa- An Hòa B đã xuống cấp từ nhiều năm nay.
Cầu Rạch Bùn phục vụ nhu cầu đi lại của hàng trăm học sinh và hàng trăm hộ dân đang sinh sống ở đây. Theo người dân cho biết, gần đây có một số trường hợp học sinh đi trên cầu bị té sông do cầu đã cũ kỹ nhưng rất may được bà con cứu giúp nên không gặp nguy hiểm đáng tiếc.
Theo quan sát của PV Dân trí, cầu Rạch Bùn dài khoảng 20m, được bắc tạm bằng những cây gỗ đã cũ, mục nát, xập xệ trông đến thảm hại. Khi có người bước chân lên cầu thì toàn bộ cây cầu rung rinh. Quả thật, chúng tôi cũng không đủ can đảm để bước qua mà chỉ dám cúi xuống di chuyển thật khẽ bằng từng bước chân, còn tay thì giữ chặt vào thành cầu cứ như một đứa trẻ mới tập tễnh nhích từng bước một.
Thế nhưng, cây cầu này hàng ngày có hàng trăm học sinh và hàng trăm người dân đi qua. Bà Lê Thị Viễn (ngụ ấp An Hòa B) cho biết: “Cây cầu này nằm cặp bên hông trường học nên có nhiều học sinh đi lại, nhiều em còn nhỏ sơ ý một chút là có thể gặp tai nạn như chơi. Mới cách đây mấy tháng có em học sinh đi qua bị té xuống kênh nhưng may mắn bữa đó nước ròng nên không sao”.
Cầu chỉ là những mảnh ván cũ ghép lại một cách sơ sài.
Video đang HOT
Em Mai Thị Cẩm Đào (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Mỹ An) nói: “Hằng ngày qua cây cầu này con và các bạn sợ lắm vì cầu không có lan can, gỗ lại mục gãy hết rồi. Chúng con ao ước có được cây cầu xi măng để đi lại thuận tiện mà không phải dừng lại để bò như bây giờ nữa”.
Ông Nguyễn Thanh Danh (một người dân ở ấp An Hòa B) cho biết: “Cứ đến giờ tụi nhỏ đi học hay tan trường là tui lại lo lắng, có bữa đang loay hoay ở phía sau nhà cho gà vịt ăn thì nghe tiếng tụi nhỏ té sông. Tui vội vàng quăng đồ ăn của gà vịt, lao thẳng xuống phía bờ sông để cứu tụi nhỏ. Mùa nắng còn đỡ chứ mùa mưa mấy đứa đi học mà tôi không có mặt ở nhà là trong người bất an”.
Vừa lọ mọ đi qua cầu, em Trang (một học sinh ở ấp An Hòa) nói như mếu: “Tụi em mỗi lần qua cây cầu này run dữ lắm. Những lúc trời mưa tụi em phải đợi có người lớn dắt qua chứ không dám qua một mình. Nếu có được các chú, các bác xây cầu mới cho chúng em thì vui biết chừng nào. Chúng em có thể đạp xe qua cầu, thích lắm”, em Trang nói mong muốn của mình với chúng tôi như thế.
Cầu hư hại, học sinh đi lại khó khăn, người dân vẫn luôn ước mơ có cầu mới nhưng chưa biết khi nào mới có được.
Theo người dân địa phương, cầu Rạch Bùn được bà con trong xóm đóng góp lại làm trụ xi măng nhưng không đủ tiền nên có một số trụ vẫn phải làm bằng cây, còn toàn bộ mặt cầu rộng khoảng 1m chỉ là những tấm ván cũ ghép lại. Hiện tại, học sinh và người dân qua lại chỉ đi bộ còn những phương tiện như xe đạp, xe gắn máy đều được gửi ở phía bên kia cầu. Con đường dẫn vào cầu cũng là đường đất nên trời mưa học sinh đi lại rất khó khăn.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Ngọc Lin- Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ An- cho biết, xã Mỹ An là xã nghèo nhất của huyện Thạnh Phú, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Toàn xã có gần 30 con rạch lớn nhỏ, chính quyền đã vận động xây dựng được một số cây cầu, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được việc đi lại của bà con nơi đây. Cầu Rạch Bùn xuống cấp đến mức báo động vì đã có nhiều em học sinh té sông. “Địa phương đang rất cần sự chung tay của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm giúp đỡ xây một cây cầu mới chắc chắn hơn để các em nhỏ được đến trường an toàn”, bà Lin bày tỏ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1331. Giúp người dân và các em học sinh xã Mỹ An, huyện Thanh Phú, tỉnh Bến Tre xây dựng mới cây cầu Rạch Bùn 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Tâm – Minh Giang
Theo Dantri
Khẩn trương thu hồi số gạo cứu đói cấp sai đối tượng
Liên quan đến những sai phạm trong việc cấp phát gạo cứu đói cho người dân ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị yêu cầu địa phương này khẩn trương khắc phục sai phạm, thu hồi số gạo đã phát cho các hộ không đúng đối tượng.
Ngay sau khi báo chí phản ánh về những khuất tất trong việc cấp gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và giáp hạt 2014 tại thị trấn Cửa Tùng, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị đã tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin báo nêu là đúng sự thật. Theo đó, ngày 14/2, Sở LĐ-TB&XH tỉnh này đã báo cáo lên UBND tỉnh về sự việc trên; đồng thời yêu cầu thị trấn này thu hồi gạo đã phát cho các hộ không đúng đối tượng.
Cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Trị cũng yêu cầu thị trấn Cửa Tùng thu hồi số gạo đã phát sai, báo cáo việc, kiểm điểm các tập thể, cá nhân sai phạm trước ngày 20/2.
Như Dân trí đã thông tin, sau khi nhận được gạo cứu trợ của Chính phủ trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2014, các khu phố như An Đức 1,2, An Hòa 1,2 của thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đã đem số gạo đó chia cho cả những hộ không thuộc diện nghèo. Bên cạnh đó, theo danh sách quyết toán cấp phát gạo cứu đói ở khu phố An Hòa 2 thì chỉ có 30 hộ được ký nhận gạo nhưng thực tế đã chia cho 132 hộ.
Bà Phan Thị Khi, ở Khu phố An Hòa 2 đã nhận đúng số gạo theo quy định
Theo quy định, mỗi hộ thuộc đối tượng được phát gạo cứu đói nhận 15 kg/hộ/tháng và không quá ba tháng, nhưng nhiều khu phố tại địa phương này đã tiến hành phân bổ gạo theo kiểu cào bằng với mức trung bình 6 -10 kg/hộ. Việc làm nói trên đã gây bức xúc cho nhiều người dân.
Trước đó, qua trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng thừa nhận việc làm đó là sai chủ trương, chính quyền địa phương đã thiếu trách nhiệm vì không giám sát chặt chẽ việc phân bổ gạo mà giao thẳng cho các khu phố tự thực hiện. Địa phương đã tiến hành rút kinh nghiệm và tiến hành cấp bù 600 kg gạo còn thiếu cho các hộ dân đúng theo số lượng quy định.
Đăng Đức
Theo Dantri
Quê nghèo đau buồn với cái chết của hai sinh viên học khá Chúng tôi tìm đến vùng quê nghèo làng Cây Xanh (xã Tam Dân) và làng Tú Bình (xã Tam Vinh, cùng huyện Phú Ninh, Quảng Nam), đâu đâu cũng thấy xôn xao vì cái chết của hai sinh viên Huỳnh Ngọc Như Ánh và Huỳnh Quanh Thức do mâu thuẫn tình cảm. Hai nhà cách nhau vài km, không khí tang thương bao...