Hàng trăm học sinh nô nức dự khánh thành cầu Dân trí ở Hậu Giang
Cây cầu Xẻo Cỏ xập xệ, già cỗi bắc qua kênh đã khiến không ít học sinh ngày nào té sông. Từ nay cây cầu mang tên Dân trí vừa được khánh thành, không còn là nỗi lo thắc thỏm của học trò và bà con nơi đây nữa. Ám ảnh cây cầu gỗ mục
Ngày 30/11, cầu Dân trí ở khu vực ĐBSCL chính thức được khánh thành.Dù buổi lễ diễn ra muộn hơn so với dự kiến gần cả tiếng đồng hồ vì lý do đường sá đi lại xa xôi, nhưng không khí tại điểm diễn ra lễ vẫn hết sức náo nhiệt. Cái nắng đầu mùa khô oi bức, gay gắt khó chịu nhưng cả hàng trăm học sinh và người dân gần như vui đến nỗi quên cả cái nắng, quên cả sự mệt mỏi vì đợi chờ, thay vào đó là sự tươi cười hớn hở của các em bên cây cầu mới. Hàng trăm gương mặt đã đổ về phía bờ sông nơi có cây cầu mang tên Dân trí – cây cầu nối 2 bờ vui.
Ông Hai Hưng, nhà ấp Long Hưng 2, xã Tân Phú chia sẻ: “Chiều hôm qua nghe sắp nhỏ (mấy đứa nhỏ-PV) kêu mẹ, kêu bà chuẩn bị đồ đẹp để đi khánh thành cầu Dân trí mà tui vui quá. Tui ở ấp này bao nhiêu năm, chứng kiến bao cảnh con trẻ rơi sông bì bõm mà hoảng hốt, nhưng không biết làm sao, vì tuổi mình đã lớn”.
Hàng ngày có hàng trăm em học sinh “gồng mình” đi qua cây cầu Xẻo Cỏ già cỗi này
“Nhiều lần bàn bạc chuyện bắc cầu, nhưng tiền xây cầu thì nhiều, địa phương thì nghèo nên không thể nào xây được cầu. Bây giờ, báo Dân trí, Quỹ Khuyến học Việt Nam cùng các nhà hảo tâm giúp làm cho được cây cầu này quả là một niềm mơ ước lớn lao của bà con chúng tôi”- ông Hưng vui mừng nói.
Trò chuyện với em Nguyễn Thị Mỹ Tiên (học sinh lớp 5- trường tiểu học Tân Phú), em hồn nhiên nói: “Cách đây 3 năm ở cây cầu Xẻo Cỏ này, do trời mưa cầu yếu, mặt cầu ván trơn trượt, con bị té xuống sông, rất may có bác Ba nhà ở gần trường cứu con. Từ đó, mỗi lẫn đi qua cầu con lại rất lo sợ. Từ ngày có cầu mới, con và bạn bè ai cũng vui mừng. Bây giờ dù trời nắng hay mưa con cũng có thể đạp xe qua cầu một cách rất nhanh như đi trên con đường làng thênh thang”.
Do cầu nhỏ, mặt cầu trơn trượt,… không ít học sinh bị té sông trong thời gian qua
Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Phú, ông Trương Văn Mí chia sẻ: “Xã Tân Phú là một xã mới được chia tách, việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhất là vấn đề giao thông nông thôn, trong đó niềm mơ ước của bà con và chính quyền địa phương bắc lại cây cầu Xẻo Cỏ bằng bê tông, vững chắc cho con em đi học an toàn đã kéo dài hàng chục năm qua vẫn chưa có điều kiện thực hiện được”.
Cầu Dân trí vững chắc tương lai
Ngày18/8/2013 cầu Dân trí ở ấp Long Hưng 2, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ, Hậu Giang chính thức khởi công. Sau hơn 2 tháng xây dựng cầu Dân trí khánh thành và đưa vào sử dụng. Tổng mức đầu tư 279 triệu đồng, trong đó tổ chức Shinnyo-en – Nhật Bản thông qua Quỹ Khuyến học Việt Nam tài trợ 10.700USD tương đương 225 triệu, phần còn lại do ngân sách huyện Long Mỹ đóng góp.
Ngày 18/8 cầu Dân trí tại xã Tân Phú, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được chính thức khởi công
Phát biểu tại lễ khánh thành, nhà báo Phạm Huy Hoàn – Giám đốc Quỹ Khuyến học Việt Nam, Tổng Biên tập báo Điện tử Dân trí cho biết: “Tại nơi đây, từ nhiều năm tháng qua chúng ta đã chứng kiến cây cầu ván bắc tạm qua sông rất nguy hiểm cho người qua lại, đặc biệt là người lớn tuổi và các em học sinh. Sau 3 tháng thi công cây cầu đã hoàn thành. Đối với Quỹ Khuyến học Việt Nam và báo Dân trí, đây là một trong những cây cầu thấm đậm truyền thống “Nhân ái” của tổ chức Shinnyo-en.
TBT báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn phát biểu tại buổi lễ khánh thành cầu Dân trí ở Hậu Giang
“Ngoài việc hỗ trợ xây cầu, từ 5 năm qua Tổ chức Shinnyo-en còn giúp nâng cấp 2 phòng học chức năng ở các trường tiểu học tại Hà Tĩnh và Hà Nam. Shinnyo-en còn hỗ trợ học bổng tới gần 1.000 sinh viên – học sinh các trường Đại học và các trường phổ thông trên cả 3 miền đất nước. Tấm lòng của các bạn Nhật Bản sẽ luôn theo dõi từng bước đi của các em hàng ngày đến trường”- ông Hoàn nói.
Tại lễ khánh thành, ông Nakazawa TetSuRo đại diện của Tổ chức Shinnyo-en cũng chia sẻ: “Từ Nhật Bản xa xôi, tôi rất vui đến đây để được gặp quý vị, vui mừng hơn vì cây cầu đã hoàn thành có thể giúp ích cho cuộc sống thường nhật của bà con và các em nhỏ. 3 năm trước, khi đọc báo biết được, một em nhỏ của một xã nghèo ở An Biên, Kiên Giang đã thiệt mạng vì đi qua chiếc cầu ván cũ kỹ. Từ đó chúng tôi đã tự nguyện đóng góp để xây dựng cây cầu mang tên Dân trí ở Kiên Giang, hoạt động viện trợ xây cầu ở Việt Nam được bắt đầu.
Video đang HOT
Sau hơn 3 tháng thi công cây cầu mang tên Dân trí thay cho cây cầu Xẻo Cỏ già cỗi ngày nào đã chính thức được TBT báo Dân trí Phạm Huy Hoàn và đại diện tổ chức Shinnyo-en cùng chính quyền địa phương cắt băng khánh thành.
“Cây cầu Dân trí từ nay sẽ giúp bà con và các em học sinh đi lại dễ dàng hơn. Nó sẽ góp phần gắn kết hơn nữa giữa nhân dân Nhật Bản xa xôi và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi rất mong thông qua các hoạt động giao lưu, sự gắn kết về mặt tình cảm giữa quý vị và chúng tôi sẽ bền chặt sẽ sâu sắc như những người bạn hữu”- Ông NaKazaWa TesSuRo nói.
TBT Phạm Huy Hoàn trao học bổng cho các em học sinh THPT trên địa bàn huyện Long Mỹ
Đáp lại tấm lòng của những người bạn Nhật Bản, Quỹ Khuyến học Việt Nam và báo Dân trí, ông Bùi Văn Thắng – Phó chủ tịch UBND huyện Long Mỹ bày tỏ: “Đã bao năm qua, bà con ở xã Tân Phú và các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại. Họ phải đi qua cây cầu tạm bợ, cũ nát, bắc qua con kênh. Ai cũng mong ước có một cây cầu kiên cố để thuận tiện cho việc đi lại. Niềm mong ước đó nay đã trở thành hiện thực nhờ tấm lòng nhân ái của tổ chức Shinnyo-en và Quỹ khuyến học Việt Nam.”
Dịp này thông qua Quỹ khuyến học Việt Nam, tổ chức Shinnyo-en – Nhật Bản còn trao 30 suất học bổng đến các em học sinh nghèo ở địa phương
Tại buổi lễ khánh thành, Tổ chức Shinnyo-en đã trao 30 suất học bổng đến các em học sinh nghèo vượt khó của huyện, mỗi suất trị giá 500.000đ. Địa phương cũng tặng 40 phần quà cho 40 học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học giỏi. Nhân dịp này, đại diện của Shinnyo-en cũng cho biết, họ có dự định năm 2014 sẽ xây dựng một cây cầu mang tên Dân trí ở tỉnh Bến Tre.
Niềm vui hiện rõ trên gương mặt các em học sinh trường tiểu học Tân Phú 3 trước giờ khánh thành cầu Dân trí
Một bé gái khoe quà với mẹ khi vừa nhận quà từ Hội Khuyến học huyện Long Mỹ
Tiếng trống mở đầu cho buổi lễ khánh thành cầu Dân trí ở Hậu Giang
Tổng biên tập báo Dân trí cùng đại diện tổ chức Shinnyo-en, địa phương mở bảng tên cầu
Từ nay cầu Dân trí thay thế cho cây cầu Xẻo Cỏ già cỗi
Đại diện tổ chức Shinnyo-en hứa hẹn sẽ bắc thêm cây cầu Dân trí đẹp và vững chắc như thế này ở Bến Tre vào năm 2014
Đi trên cây cầu Dân trí các em học sinh không còn lo lắng té sông hay sợ cầu sập nữa
Các em học sinh trường tiểu học Tân Phú 3 vui mừng cùng với TBT báo Dân trí đi qua cây cầu mới
Nhà báo Phan Huy – Trưởng VP báo Dân trí tại TP Cần Thơ cùng các em học sinh qua cầu
Sự kiện khánh thành cầu Dân trí, người dân, học sinh tham dự vui như ngày hội lớn ở địa phương
Đây là cây cầu mang tên Dân trí thứ 3 ở khu vực ĐBSCL được chính thức khánh thành
ông Bùi Văn Thắng – Phó chủ tịch UBND huyện Long Mỹ tặng hoa và bằng khen cho đơn vị tài trợ kinh phí xây cầu
Và lãnh đạo huyện Long Mỹ cũng tặng bằng khen cho các PV, Trưởng VP báo Dân trí tại Cần Thơ đã thành tích “góp sức” trong việc vận động xây cầu Dân trí.
Theo Dantri
Cảm phục đôi vợ chồng mù nuôi hai con ăn học thành tài
Cùng cảnh ngộ bị mù từ nhỏ, ông Rết và bà Nhàn kêt duyên vợ chồng, cùng nương tựa vào nhau để sống. Bât châp sô phân, họ đã lo cho hai con ăn học nên người bằng những đông tiên lương thiên.
Một ngày đầu tháng 7, PV Dân trí đến ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, hỏi thăm nhà hai vợ chồng ông Lưu Xà Rết và bà Trương Thị Nhàn. Ở xã vùng sâu này, vợ chồng ông Rết - bà Nhàn rất nổi tiếng bởi cả hai người đều bị mù nhưng lại nuôi dạy được 2 đứa con gái ăn học thành tài.
Đôi vợ chồng mù: ông Lưu Xà Rết và bà Trương Thị Nhàn.
Cưới nhau để dựa nhau mà sống
Ông Rết (69 tuổi) sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xà Phiên, huyện Long Mỹ. Năm lên 4 tuổi, sau một lần bị bệnh đậu mùa, ông đã không thể nhìn thấy ánh sáng. Bà Nhàn (65 tuổi, quê Bạc Liêu) cũng bị mù sau một cơn bạo bệnh khi mới 13 tuổi.
Trò chuyện với PV Dân trí, vợ chồng ông Rết - bà Nhàn cùng cho biết, do bị mù từ nhỏ nên mọi sinh hoạt của ông bà chỉ biết dựa vào cảm giác quen thuộc của bản thân để có thể sinh hoạt như mọi người. Ông Rết chia sẻ, có lẽ ông trời thương tình khi mà những năm tháng còn chiến tranh, bao trận bom rơi, đạn lạc đã không lấy đi được tính mạng của ông.
Không nhìn thấy là một nỗi thiêt thòi quá lớn. Nhưng điêu đó không quât ngã được ông Rết, bà Nhàn. Và rồi duyên phận đã gắn kết ông bà lại với nhau. Ngày ấy thấy ông Rết tuổi đã cao, mắt lại mù nhưng luôn cần mẫn, một người quen đã giới thiệu bà Nhàn cho ông với những lời khen ngợi "cô Nhàn tuy mù nhưng giỏi giang, lại đảm đang, tháo vát". Tuy vậy, để đến được với nhau, hai người cũng trải qua không ít trăn trở. "Lúc ấy tôi không hề có niềm tin vào chuyện dựng vợ gả chồng này. Một người mù sống đã có biết bao nhiêu vất vả, giờ hai người không thể nhìn thấy thì chúng tôi phải bám víu vào nhau như thế nào", ông Rết nói.
Ông Rết cho biết, lúc đầu, ông chỉ nghĩ đến chuyện bà Nhàn và ông kết nghĩa làm anh em chứ không nên kết duyên vợ chồng. Nhưng rồi, bằng linh cảm của người cùng cảnh ngộ, bà Nhàn đã "thu phục" được ông bằng một lời... chắc như đinh đóng cột, bà nói: "Cả tôi và ông đều mù, về già nếu không dựa dẫm nhau để sống thì còn biết dựa vào ai".
Thế là đám cưới của hai con người mù ấy diễn ra trong sự mừng tủi của hai bên gia đình. Ông bà dắt nhau về ra mắt hai bên nội ngoại rồi cùng nhau lợp mái nhà nhỏ che nắng che mưa sống qua ngày. May mắn là trước khi lấy ông Rết, bà Nhàn có học nghề làm men nấu rượu từ người quen nên cuộc sống mưu sinh của vợ chồng bà chủ yếu là công việc này cho đến nay. Dù cực khổ nhưng hai ông bà đều muốn tự mình kiếm sống, không muốn dựa dẫm nhờ vả nhiều đến ai.
Cho con đi học để bù đắp thiệt thòi
Lấy nhau về được một năm thì hai ông bà đón niềm vui rất lớn đó là sự chào đời của cô con gái Hữu Nhân, và hai năm sau thêm đứa con gái thứ Ái Nhân ra đời. "Lúc đó không thể nhìn thấy con, chỉ nghe tiếng con khóc rồi đưa đôi bàn tay sờ sờ nắn nắn con, tôi vui hết biết", bà Nhàn chia sẻ.
Bà Nhàn cho biết thêm, niềm vui cũng chóng qua khi nỗi lo không biết phải chăm sóc con cái như thế nào cứ làm bà thấp thỏm. "Nhưng rồi được sự giúp đỡ của bà con, tôi cũng quen dần và hai đứa con đều lớn lên mạnh khỏe, xinh xắn, ngoan hiền", bà Nhàn tự hào.
Hai đứa con ra đời, thêm gánh nặng miếng ăn đè lên đôi vai của đôi vợ chồng mù. Nhưng nghĩ đến tương lai hai đứa con, ông bà nhất quyết cho con đến trường đi học dù vợ chồng có vất vả nhiều thêm nữa. Khi con gái lớn Hữu Nhân đến tuổi đi học, cứ sáng sáng ông lại dắt con ra đứng trước cửa nhà hễ có ai đi qua thì nhờ họ dẫn con đến trường rồi sau đó thì con nó nhớ đường và tự đi. Còn cô em gái Ái Nhân lớn lên đi học thì đã có chị gái chăm lo. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng hai chị em biết đảm đang mọi chuyện trong nhà, luôn cố gắng học tập sao cho thật tốt và rất yêu thương cha mẹ.
Ngoài việc học, con gái út Ái Nhân (trái) về nhà giúp đỡ cha mẹ những công việc thường ngày.
Nói đến chuyện cho con đi học, ông Rết bộc bạch: "Đời mình đã không có tương lai nên tất cả những tốt đẹp đều dành cho con để bù đắp cho chúng nó thiệt thòi khi sinh ra trong gia đình mà cả cha lẫn mẹ đều bị mù. Cho con đi học cho bằng bạn bằng bè, cho chúng thấy sự yêu thương, vất vả của cha mẹ để chúng cố gắng vươn lên sau này có thể nên người như cái tên của cả hai chị em nó".
Thấy được sự khó nhọc của cha mẹ, vượt qua mặc cảm gia đình, bằng tất cả cố gắng của mình, hai chị em Hữu Nhân, Ái Nhân đều học rất tốt. Cô chị Hữu Nhân đã học xong trung cấp, hiện đang làm viêc tại Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ và tiếp tục học liên thông lên đại học; còn cô em Ái Nhân cũng vào được đại học và đang là sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ.
Em Ái Nhân cho biết, hiểu rõ thu nhập chỉ khoảng 500- 600.000 đồng/1 tháng từ tiền bảo trợ xã hội và tiền gia đình kiếm được là không đủ cho hai chị em có thể trang trải chuyện học tập nên suốt những năm học, hai chị em vừa phải đi bán vé số để kiếm thêm tiên phụ giúp cha mẹ.
Trong căn nhà tình thương được dựng lên cách đây hơn 10 năm, hiện đã xuống cấp, hai vợ chồng mù ông Rết- bà Nhàn và hai đứa con gái vẫn kiên trì đâu tranh với khôn khó. Ngày ngày ông Rết dù đã sắp 70 tuổi vẫn lội qua sông đốn lá về sửa cho ngôi nhà chưa bao giờ được nguyên vẹn của mình với ước mong...trời mưa không bị dột nước. Còn phía nhà sau căn bếp ọp ẹp, bà Nhàn lại tất bật với nồi men rượu và lo cho 2 con heo trong chuồng. "Những công việc mưu sinh hàng ngày này, đối với vợ chồng tôi là tương lai dành cho đứa con gái út vẫn còn 3 năm học đại học nhưng cũng không biết lo được đến đâu nữa", bà Nhàn tâm sự.
Mong muốn lớn nhất của đôi vợ chồng mù là lo cho con gái út học xong đại học nhưng sợ không thể lo nổi vì tuổi đã cao. (Ảnh: Lương Thủy)
Hai vợ chồng ông Rết- bà Nhàn cũng đã ở cái tuổi xế chiều, khi được hỏi mong ước lớn nhất của mình, ông bà lặng lẽ đưa đôi mắt mù hướng về con gái út, mò mẫm tìm bàn tay con mình nắm chặt rồi nói: "Mong sao vợ chồng tôi được khỏe mạnh để có thể lo cho đứa con gái út học xong đại học. Nhưng giờ chúng tôi cũng đã già rồi sợ không còn đủ sức lực để nuôi nó nữa nên vợ chồng tôi cũng mong ai đó giúp đỡ thêm, được nhìn thấy chúng nó trưởng thành thì chúng tôi mới an tâm". Nói đến đây chúng tôi chợt thấy đôi mắt không còn mở của ông bà như đang dâng lên một ánh cười hạnh phúc.
Theo Dantri
Bị bắt quả tang "ăn chả", chồng vờ tự tử cứu "bồ", chết thật Đang ôm ấp tình nhân trên cây cầu lãng mạn, bất ngờ bị vợ cùng người nhà ập đến đánh ghen, anh chồng ra sức can ngăn không được bèn nhảy cầu dọa vợ. Không ngờ cầu thấp, sông nhỏ, nhưng nạn nhân đã chìm nghỉm vì bị chuột rút. Đằng sau cái chết "lãng xẹt" này là bức tranh buồn thảm về...