Hàng trăm học sinh hơn 20 năm sống cùng ‘kho thuốc độc’
Các thùng phuy chứa thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong khuôn viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Phú Yên) qua hàng chục năm đã bị mục đáy, thuốc độc chảy ra ngoài thấm vào lòng đất, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Hàng trăm học sinh trường Đoàn Thị Điểm phải “sống chung” với kho thuốc độc suốt hơn 20 năm. Ảnh: Chí Phan
Theo thầy giáo Nguyễn Phi Phùng, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm (xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), suốt hơn 20 năm qua, hàng ngày, có hơn 500 học sinh và giáo viên của trường phải dạy và học cùng với kho thuốc này. Do kho thuốc BVTV nằm trọn trong khuôn viên trường, trong đó có 3 phòng học chỉ cách kho thuốc khoảng 10m, nên nhà trường rất lo ngại. “Chúng tôi rất mong vấn đề này sớm được giải quyết, xử lý dứt điểm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng trăm học sinh, giáo viên của trường”, thầy Phùng đề nghị.
Ông Đỗ Ngọc Bích, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ 1 cho biết, kho thuốc BVTV này trước kia thuộc quyền quản lý của HTX Nông nghiệp Xuân Thọ 1. Đến năm 2001, trước khi giải thể, vì không có nhu cầu sử dụng nên HTX đã bàn giao toàn bộ mặt bằng, cơ sở vật chất cho Trường THCS Đoàn Thị Điểm, trong đó có kho thuốc BVTV.
Theo Chi cục BVTV Phú Yên, khi HTX Xuân Thọ 1 bàn giao cơ sở cho trường vào năm 2001, trong kho thuốc BVTV còn tồn đọng 1 thùng phuy có chứa 73,3kg thuốc Vofatoc (theo biểu kiểm kê thuốc quá hạn, cấm sử dụng cần tiêu hủy ngày 7/3/2001).
Do để lâu năm, phuy chứa thuốc bị mục đáy, một lượng lớn thuốc Vofatoc chảy ra ngoài thấm vào lòng đất dưới nền kho gây ô nhiễm. Sau khi người dân địa phương, Ban giám hiệu nhà trường nhiều lần gửi đơn kiến nghị, năm 2003, đoàn kiểm tra liên ngành và địa phương đã tiến hành kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường tại khu vực kho thuốc BVTV của HTX Xuân Thọ 1.
Video đang HOT
Ngày 27/11/2003, thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Chi cục BVTV Phú Yên phối hợp cùng Công ty Môi trường Xanh đã tiến hành thu gom, tiêu hủy 700kg đất được cho là có thấm thuốc BVTV và sử dụng vôi bột cho vào hố đào.
Kho thuốc BVTV nằm trong khuôn viên của Trường THCS Đoàn Thị Điểm hơn 20 năm qua. Ảnh: Chí Phan
Tuy nhiên, theo người dân địa phương, do việc xử lý không triệt để nên tình trạng ô nhiễm vẫn còn ở mức độ cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh, nhất là học sinh và giáo viên của trường. Ông Phan Văn Ký, nhà ở cách kho thuốc BVTV khoảng 20m cho biết, mặc dù cửa kho đã được đóng chặt hàng chục năm nay nhưng mỗi khi đi ngang qua đây bà con vẫn ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu. “Đặc biệt, những ngày nắng nóng mà đột ngột có mưa thì mùi thuốc bốc lên nồng nặc, xộc thẳng vào mũi, xông vào từng nhà”, ông Ký nói.
Không những hít phải mùi khó chịu của thuốc BVTV bốc lên từ kho thuốc hàng ngày, người dân nơi đây cũng rất lo ngại về chất lượng nguồn nước họ đang sử dụng. Mỗi khi trời mưa, nước thấm dột vào kho thuốc, chảy ra sân có màu vàng, bốc mùi rất khó chịu. Trong khi đó, bà con đang sử dụng nước giếng ngầm để sinh hoạt, ăn uống nên rất sợ nguồn nước bị ô nhiễm. “Như tôi đã lớn tuổi có thể ráng chịu một vài năm rồi ‘theo ông bà’, chỉ tội cho lớp con cháu không biết phải sống chung với kho thuốc độc này trong thời gian bao lâu”, bà Nguyễn Thị Lực nhà ở cạnh kho thuốc bức xúc.
Theo đề nghị của UBND thị xã Sông Cầu, mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Phú Yên đã tiến hành kiểm tra và có kết luận: Kho thuốc của HTX Xuân Thọ 1 (cũ) có khả năng gây ô nhiễm cho những hộ dân, giáo viên và học sinh Trường THCS Đoàn Thị Điểm. Qua đó, đoàn đề nghị Sở Tài nguyên – Môi trường Phú Yên chỉ đạo các ngành liên quan kiểm tra thực tế ô nhiễm như dùng máy đo nồng độ ô nhiễm không khí để xác định mức độ ô nhiễm; lấy mẫu đất phân tích, kiểm tra mức độ ô nhiễm để có biện pháp xử lý cụ thể, hạn chế ô nhiễm môi trường. Sau khi kiểm tra mức độ ô nhiễm nếu vượt ngưỡng giải quyết của Sở Tài nguyên – Môi Trường, đề xuất UBND tỉnh cấp kinh phí bốc dỡ, tiêu hủy kịp thời, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và người dân quanh khu vực.
Theo VNE
80% mẫu rau ngót "tắm" thuốc độc
Rau ngót, khổ qua gần như là loại rau xanh, thực phẩm trồng và sử dụng quanh năm. Trước đây, chỉ có các loại rau muống, giá đỗ, rau bí, cải, xà lách...mới nằm trong danh mục lo ngại của người dân thì nay ngay cả rau ngót cũng "dính" thuốc bảo vệ thực vật.
Tại cuộc họp mới nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) về an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết qua thu thập và kiểm nghiệm ngẫu nhiên 25 mẫu rau ngót bán tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội và TPHCM, đã phát hiện có tới 7 mẫu chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu) vượt quá giới hạn cho phép, 15 mẫu dưới mức cho phép, chỉ có 3 mẫu không có thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy là có tới 22 mẫu rau ngót, chiếm 80% có thuốc bảo vệ thực vật rồi, đây là điều rất đáng lo ngại. Tương tự, trong 25 mẫu khổ qua (mướp đắng) ở TPHCM cũng phát hiện 2 mẫu có dư lượng vượt mức cho phép.
Theo Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng thì rau ngót, khổ qua, nho, táo nhập khẩu là những loại đang được xếp vào nguy cơ về dư lượng thuốc bảo quản, bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.
Rau ngót "tắm" thuốc trừ sâu đang là mối lo ngại với người tiêu dùng.
Tại những cánh đồng chuyên về rau ngót ở quanh TP Hà Nội như Vân Nội (Đông Anh), Đa Phúc (Sóc Sơn), Văn Đức (Gia Lâm), Tiền Lệ (Hoài Đức)... Có thể nói, ở đâu cũng đang trồng rất nhiều loại rau này. Tại đây, người ta trồng với quy mô hàng hóa, không phải để bán trong làng, xã mà chuyên phục vụ cho các chợ đầu mối ở nội thành.
Trên cánh đồng 2 phường Yên Nghĩa và Đồng Mai thuộc quận Hà Đông (HàTrên các bờ mương, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng vứt nhan nhản. Trong đó, có nhiều vỏ thuốc mà nhãn toàn chữ Trung Quốc. Trong khi theo Cục Bảo vệ thực vật, tất cả các thuốc được phép nhập vào Việt Nam sử dụng đều phải có nhãn bằng tiếng Việt, còn lại đều nằm ngoài danh mục.
Thậm chí rau không sâu cũng được phun thuốc.
Theo những nông dân ở trên các cánh đồng râu xanh thì họ không chỉ phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích lá mà còn phun cả thuốc diệt cỏ nữa. Nếu không phun thuốc diệt cỏ, chỉ sau vài ngày, cỏ đã mọc kín vườn ruộng.
"Riêng rau ngót là loại rất dễ bị bệnh xoăn lá, nếu mang ra chợ sẽ chẳng ai mua, buộc phải đốn bỏ. Khách thường chỉ thích loại lá mượt, nhìn bắt mắt nên chúng tôi phải phun thuốc mới bán được chứ", chị Nguyễn Thị Thu, một nông dân ở thôn Nghĩa cho biết thêm như vậy.
Tại "vựa" rau Đa Phúc của huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Bà con nông dân ở đây cho biết rau ngót nếu dùng kích thích, thuốc trừ sâu tốt thì chỉ cần 10-12 ngày là thu hái được. Trong khi theo ông Nguyễn Văn Minh, Chủ nhiệm HTX rau Văn Đức (Gia Lâm-Hà Nội), ở điều kiện thuận lợi, rau ngót phải trên 20 ngày mới được cắt bán một lần, còn nếu thời tiết nóng quá thì thời gian sẽ kéo dài hơn.
Vì vậy, để rút ngắn chu kỳ, hầu như rau đều phải dùng thuốc, song nhiều nông dân thanh minh: "Sau khi cắt hái một lượt, chúng tôi mới tính ngày để đánh thuốc chứ không đánh gần ngày hái".
Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết, qua điều tra khảo sát thì lý do người nông dân phun thuốc lên rau ngót vì có nhện, đồng thời một loại virus làm cho lá xoăn, lại có thông tin cho rằng trong thuốc trừ sâu có cả chất kích thích sinh trưởng nên đang có tình trạng không có sâu bà con cũng phun.
Trước tình hình nhức nhối trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu phải quản lý chặt danh mục các thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn thuốc lậu, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân thực hiện đúng quy trình trồng rau an toàn vì sức khỏe cộng đồng và chính sức khỏe bản thân.
Theo Dantri
Những phát ngôn ấn tượng của quan chức Việt Tại Việt Nam, khi nói tới nhiều thứ người ta hay đem ra so sánh với thế giới để thấy cái hơn - thua, và trong số đó có không ít cái VN xếp hàng đầu, hoặc ít ra cũng nằm tốp đầu thế giới. Dù chưa ai đem so những phát biểu ấn tượng của quan chức Việt xếp thứ bao nhiêu...