Hàng trăm học sinh “hít” khí độc mỗi ngày
Gần 300 học sinh và rất nhiều hộ dân sinh sống tại khu vực khu phố 10, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân đang phải “hít” mùi hôi độc hại và khói bụi đen phát ra từ khu nhà xưởng tái chế hạt nhựa nằm ngay giữa khu dân cư đông đúc.
Ông khói của cơ sở tái chế hạt nhựa vẫn âm ỉ thải khí độc ra bên ngoài
Trong lá đơn cầu cứu của tập thể người dân sinh sống tại hẻm 840, tổ 173, khu phố 10, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân thể hiện: “Từ nhiều năm qua họ phải sống trong môi trường không khí ô nhiễm trầm trọng vì mùi khí và khói đen thải ra từ một nhà xưởng tái chế hạt nhựa (hay còn gọi là Ó Keo) nằm ngay giữa khu dân cư có địa chỉ số 840/153-155 Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Xưởng tái chế hạt nhựa này hoạt động suốt ngày đêm, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại nơi chúng tôi sinh sống làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sinh hoạt của người dân. Thậm chí đã có nhiều người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra bệnh về đường hô hấp, con cái của chúng tôi phải nhập viện.
Vào tháng 03/2013 chúng tôi đã yêu cầu chính quyền địa phương can thiệp nhưng đều không được giải quyết thấu đáo. Cũng chính trong khoảng thời gian đó chúng tôi phải đấu tranh trong khi sức khỏe ngày một ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi mong muốn được trả lại môi trường sống bình thường, trong lành cho mọi người và cho thế hệ tương lai”.
Trẻ nhỏ nơi đây đang phải “hít” khí độc mỗi ngày
Điều đáng nói, ngay khi người dân nơi đây phản ánh lên chính quyền địa phương thì lập tức bị chủ nhà xưởng hùng hổ vào từng nhà trong hẻm hỏi ai đã nộp đơn phán ánh họ ra phường. Chính điều này khiến rất nhiều người sợ bị trả thù nên đành cam chịu cảnh sống “hít” khí độc hại. Thậm chí khi PV Dân trí đến tìm hiểu sự việc, người dân nơi đây vẫn e dè, dù rất bức xúc nhưng ai cũng xin được viết tắt tên để tránh “hậu quả”.
“Nhà tôi suốt ngày phải đóng kín cửa, dù có hai còn nhỏ những không giám cho các cháu ra ngoài. Có lần tôi bế con mới 4 tháng tuổi ra phơi nắng, ngồi khoảng 1 phút thì bụi đen đã rơi đầy vào mặt cháu. Hầu hết trẻ nhỏ trong khu này đều mắc các bệnh về hô hấp. Không biết đến khi nào chúng tôi mới thoát khỏi cảnh này” D. (người địa phương) bức xúc.
Nghiêm trọng hơn, mùi khí độc và bụi đen còn bao phủ vào khu vực có một lớp học tình thương dành cho trẻ em nghèo, không đủ điều kiện học các trường chính quy trên địa bàn phường Bình Trị Đông A. Gần 300 học sinh ở lứa tuổi học cấp 1 phải tập trung tại những lớp học tình thương vốn chật hẹp lại phải đóng kín cửa suốt ngày để hạn chế mùi khí độc hại bốc ra từ xưởng tái chế hạt nhựa làm khiến ai bước vào cũng cảm thấy ngột ngạt.
Video đang HOT
Gần 300 học sinh tại lớp học tình thương nằm sát cơ sở tái chế hạt nhựa cũng “lãnh đủ” khí độc
Giáo viên nơi đây cũng từng ý kiến đến cơ quan chức năng nhưng đến nay tình trạng học sinh phải “hít” khí độc vẫn tiếp diễn.
Ghi nhận lúc 9h sáng 5/3, một cột khói tại xưởng tái chế hạt nhựa vẫn toả ra nghi ngút, bốc mùi hắc khó chịu sộc đến tận não, lan toả khắp khu phố. Người dân nơi đây khẳng định, lượng khí độc này vào sáng sớm và ban đêm còn nặng mùi hơn gấp nhiều lần ban ngày.
Liên quan đến những vấn đề trên, ông Võ Tuấn Kiệt – Cán bộ quản lý Môi trường phường Bình Trị Đông A (quận Bình Tân) cho biết, một năm trước phường đã nhận được phán ánh của người dân, sau đó, lực lượng chức năng đã nhiều lần xuống kiểm tra và yêu cầu xưởng tái chế hạt nhựa phải tìm cách khắc phục mùi hôi hoặc di dời ra khỏi khu dân cư. “Chúng tôi đã làm việc với chủ xưởng này và họ cũng cam kết sẽ chuyển đi đến một địa điểm mới. Nhưng do địa điểm mới này chưa hoàn thành hệ thống điện nên chưa thể chuyển đến. Trong tuần này chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị của quận để giải quyết triệt để tình trạng gây ô nhiễm môi trường như người dân phản ánh và sẽ có phản hồi gửi đến Báo điện tử Dân trí” – Ông Kiệt khẳng định.
Cũng theo lời ông Kiệt, do chủ xưởng tái chế hạt nhựa này cũng là chủ của lô đất nên khi chính quyền địa phương quyết định di dời thì người này đã xin gia hạn 1 tháng để có thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, phường đã không chấp nhận và buộc phải xử lý ngay trong tuần này.
Trung Kiên
Theo Dantri
Những người thầy mang quân hàm xanh
Cứ đều đặn vào các tối thứ 3, 5, 7 hàng tuần, tại hội trường Trạm biên phòng cửa khẩu sông Hàn (TP Đà Nẵng) lại vang lên những tiếng đọc ê a của các em nhỏ trong lớp học tình thương. Thầy giáo đứng lớp là các cán bộ, sĩ quan của trạm.
Những người thầy đặc biệt
Khi bầu trời bắt đầu sầm tối, những ánh đèn điện đã sáng trưng cũng là lúc lớp học tình thương của Trạm biên phòng của khẩu bắt đầu. Đứng lớp hôm nay là thầy giáo - Trung úy Lê Hoàng Đức. Mở đầu buổi học, thầy Đức đọc cho các em chép bài thơ "Bốn anh tài". Các em cặm cụi viết bài, từ nào chưa rõ các em hỏi lại thầy, em nào viết không kịp thầy Đức đến cầm tay nắn nót từng chữ. Thỉnh thoảng thầy giáo thêm vào những câu nói hóm hỉnh khiến cả lớp cười vang. Lớp học diễn ra trong không khí vui tươi, nhẹ nhàng.
Ngoài công việc chính là bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển, các cán bộ, sĩ quan Trạm biên phòng cửa khẩu sông Hàn còn mở lớp dạy chữ cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
Các em học sinh của lớp học tình thương này là những em chưa từng được đến lớp học hoặc phải nghỉ học nữa chừng do hoàn cảnh khó khăn, những em nhỏ chậm phát triển trí não. Tuy cùng chung một lớp nhưng các em có sự chênh lệch về độ tuổi khá lớn, có em mới 8 tuổi nhưng cũng có học sinh đã 20 tuổi.
Thiếu tá Hồ Song Phương, chính trị viên Trạm biên phòng cửa khẩu sông Hàn cho biết, lớp học được mở từ năm 2011 và duy trì cho đến nay. Ban đầu lớp có 19 em nhưng nay một số em đã chuyển đi nơi khác sinh sống nên sĩ số của lớp đã giảm. Các em trong lớp học tình thương đều là con em của những gia đình đi biển, buôn bán nhỏ trên địa bàn phường Thuận Phước (quận Hải Châu), do hoàn cảnh khó khăn các em phải nghỉ học nữa chừng để phụ việc cho bố mẹ. Thường xuyên đứng lớp là 4 cán bộ: Thượng úy Lê Hữu Trung, Trung úy Lê Hoàng Đức, Thiếu úy Nguyễn Văn Sơn và Thiếu úy Nguyễn Mạnh Hà. Các anh đều chưa một lần được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Mới đầu vận động các cháu đến lớp, các anh gặp không ít khó khăn bởi bố mẹ các em thường phản đối: "Cho nó đi học thì ai phụ tui làm?". Nhưng bằng những nỗ lực động viên không mệt mỏi, các anh đã thuyết phục được cha mẹ cho các em đến lớp.
Trung úy Lê Hoàng Đức đang hướng dẫn học sinh viết chữ
Những ngày đầu đi học, các em rất nghịch ngợm, hay phá phách đồ đạc, ngồi lên bàn, bật ti vi... nhưng sau một thời gian được rèn luyện các em đều đã chấp hành tốt. Một khó khăn nữa trong quá trình dạy đó là các em tiếp nhận không đồng đều, có em học rất nhanh nhưng cũng có em học rất chậm. Vì thế, thông thường một buổi học phải có hai người đứng lớp để có thể kèm cặp cho nhiều em. Hiện giờ lớp học đang học chương trình lớp 4 nhưng chỉ học hai môn Toán và Tiếng Việt.
Trung úy Lê Hoàng Đức chia sẻ, anh đã đứng lớp hơn nửa năm nay. Khó khăn lớn nhất đó là trình độ của các em không đồng đều, vì thế phải chia ra nhiều cách truyền đạt, giảng dạy khác nhau. Mặt khác, do hoàn cảnh khó khăn nên các em thường mặc cảm, học được một hai bữa là nghỉ học, mình phải đến nhà vận động em đi học lại. Hay có những em bố mẹ buôn bán, đi đánh cá, các em phải nghỉ học ở nhà để phụ giúp bố mẹ nên đi học không đồng đều. Một số em quậy quá thầy nhắc nhở là hôm sau giận bỏ học. Nhiều lúc thầy giáo phải mua nước ngọt, bánh kẹo để "nịnh" cho các em đi học.
Bên cạnh những khó khăn thì các anh cũng đã tìm thấy được niềm vui cho mình khi đứng lớp. Đó là các em học ngày càng tiến bộ và thích đi học.
"Các em ở đây cũng giống như em mình, cháu mình, hoàn cảnh đứa nào cũng tội. Không có nhiều thời gian, một tuần chỉ có ba buổi nên mình giúp được em nào thì giúp", anh Đức bộc bạch.
"Nhờ có các chú, cháu mới được tiếp tục đi học"
Đang cầm tay em Nguyễn Tiến Sĩ nắn nót từng chữ, Thiếu tá Hồ Song Phương cho biết, em này đã 16 tuổi nhưng người nhỏ bé như trẻ 5 - 6 tuổi, trí não chậm phát triển. Đi học mấy năm rồi nhưng Sĩ mới viết được mấy chữ thôi.
Thiếu tá Hồ Song Phương kiểm tra bài cho học sinh
Đi học với Sĩ còn có chị gái Nguyễn Thị Thùy Nhung (tuổi 17). Nhung cho biết, nhà Nhung chỉ có hai chị em, bố làm công nhân còn mẹ bán vé số. Vì điều kiện hoàn cảnh khó khăn nên mới học hết lớp 4 Nhung đã phải nghỉ học. May nhờ có các chú ở trạm đến vận động ba mẹ, em mới được đến đây học tiếp.
Còn em Phan Thị Muốn (20 tuổi) cho hay, nhà Muốn có ba chị em, Muốn là chị cả trong gia đình. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn nên học đến lớp 4 là bố mẹ cho nghỉ ở nhà. Hiện giờ, ban ngày Muốn đi làm thợ may kiếm tiền phụ giúp gia đình còn ban đêm đến lớp học. Muốn cũng rất vui khi lại được tiếp tục đi học như thế này.
Đêm dần về khuya, trong lớp học của những người thầy mang quân hàm xanh, vẫn văng vẳng tiếng đọc bài ê a xen lẫn cùng gió biển...
Theo Dantri
TP HCM không thể đóng cửa hết các điểm giữ trẻ không phép Hàng loạt vụ bạo hành, làm chết trẻ mầm non ở các điểm giữ trẻ không phép đã xảy ra trong thời gian gần đây, song các cơ quan quản lý của TP HCM cho rằng không thể đóng cửa hết các cơ sở này. Bình Tân là một trong những quận được xem là có dân cư đông nhất thành phố, trong...