Hàng trăm hố sụt khổng lồ chỉ chăm chăm ‘nuốt chửng người’ xuất hiện ở Croatia
Hàng trăm hố sụt xuất hiện trên khắp các khu vực của Croatia khiến nhiều người sống trong nỗi lo sợ.
Hàng nghìn người đang sống trong nỗi lo sợ bị Trái Đất ‘nuốt chửng’ sau khi hàng trăm hố sụt xuất hiện tại khu vực bị rung chuyển mạnh sau trận động đất.
Ngày 29/12/2020, Croatia đã ghi nhận trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay ở mức 6,4 độ Richter, trận động đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến 116.000 người, chủ yếu ở các thành phố Petrinja, Sisak và Glina.
Hàng trăm hố sụt khổng lồ chỉ chăm chăm ‘nuốt chửng người’ xuất hiện ở Croatia
Video đang HOT
Hơn 35.000 ngôi nhà và 4.550 cơ sở kinh doanh hư hại do chấn động mạnh và nhiều dư chấn khác, có 5 trường hợp tử vong do hiện tượng thiên nhiên tàn phá này.
Hiện tại đã hơn hai tháng kể từ khi trận động đất xảy ra, người dân những vùng bị ảnh hưởng càng thêm lo lắng khi nhiều hố sụt liên tục xuất hiện.
Theo người dân ở làng Meenani, nằm cách tâm chấn của trận động đất khoảng 25 km, các hố sụt đầu tiên xuất hiện hai ngày trước trận động đất. Nhưng chỉ khoảng 10 ngày sau thảm họa thiên nhiên, đã có 15 hố sụt trong ngôi làng.
Tomo Medved, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm giải quyết hậu quả của trận động đất ngày 29/12 cho biết số lượng hố sụt ở thành phố Kukuruzari, trong khu vực xung quanh Petrinja, đã tăng từ 40 vào tuần trước lên hơn 70.
Nhiều hố sụt xuất hiện với mật độ dày đặc, liên tục, khiến bản thân các nhà khoa học bối rối, gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tình hình.
Tomo Medved cho biết: “Đây là con số thực sự lớn, ngày càng mở rộng và chúng tôi đang phải đối mặt với thách thức tìm ra giải pháp để cuộc sống của những người sống ở đây không gặp bất kỳ nguy hiểm nào”.
Các chuyên gia tại Khoa Mỏ, Địa chất và Kỹ thuật Dầu khí Zagreb đã đưa ra một số cảnh báo nhưng chưa ai đưa ra chiến lược cụ thể. Tomo Medved tiết lộ thêm rằng đã xuất hiện thêm nhiều hố sụt trong vùng lân cận các ngôi nhà có người dân sinh sống.
Hiện tại, các nhà chức trách đang sơ tán những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất và xây dựng các khu nhà tạm bằng container.
Một số hố có chiều rộng vài mét, chỗ lớn nhất lên tới 30 mét. Hố sụt sâu nhất có độ sâu khoảng 15 mét, nhưng hầu hết đều chứa đầy nước khiến việc ước tính độ sâu của chúng rất khó khăn.
Mặc dù không đáng sợ như những hố sụt khổng lồ có hình giống như cái phễu đã xuất hiện trên khu vực nước Nga, nhưng những hố sụt của Croatia lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì chúng xuất hiện trong khu vực đông dân cư.
Croatia: Động đất khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương
Chỉ trong hai ngày, Croatia đã liên tục ghi nhận bốn trận động đất xảy ra ở hai thị trấn ở miền trung Croatia ít nhất 7 người thiệt mạng, nhiều người mất tích và bị thương.
Các báo cáo cho biết, trận động đất gần nhất với cường độ 6,4 độ richter đã xảy ra vào khoảng 12 giờ ngày thứ Ba (theo giờ địa phương) tại thị trấn Petrinja cách thủ đô Zagreb 46 km về phía Đông Nam. Trận động đất đã gây ra thiệt hại trên diện rộng khiến ít nhất bảy người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Đây là trận động đất mạnh nhất trong hai ngày qua. Trước đó, vào khoảng 7 giờ 50 sáng hôm thứ 2, hai trận động đất có cường độ nhẹ hơn là 4,7 và 4,1 độ richter đã xảy ra với tâm trấn cách Petrinja 5 km về phía Đông Nam.
Người dân Petrinja tập trung ở ngoài trời sau một trận động đất (AP).
Trận động đất đầu tiên được ghi nhận là vào 6 giờ 30 sáng thứ 2 tại Sisak, một thị trấn khác gần Petrinja. Trận động đất với cường độ 5,2 độ rích te đã khiến nhiều cơ sở hạ tầng của thị trấn bị phá hủy, một bé gái 12 tuổi thiệt mạng và gần 20 người khác bị thương.
Thị trưởng Petrinja Darinko Dumbovic cho biết, các trận động đất liên tục từ hôm qua đã khiến thị trấn Petrinja bị phá hủy nặng nề, nhiều công trình không thể khắc phục, một số người vẫn mất tích trong các tòa nhà bị sập.
Thủ tướng Andrej Plenkovic đi qua các tòa nhà bị hư hại ở Petrinja (AP).
Ngay sau khi thảm họa xảy ra, Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic và các quan chức của chính phủ đã đến hiện trường và chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng hỗ trợ người dân và khắc phục thiệt hại. Với tinh thần không để người dân phải ở ngoài trời lạnh, Thủ tướng Plenkovic đã chỉ dạo các đơn vị quân đội và các khách sạn quanh khu vực chuẩn bị chỗ ở tạm thời cho người dân có nhà cửa đã bị phá hủy. Trận động đất cũng khiến một bệnh viện bị hư hại, buộc chính quyền địa phương phải huy động máy bay trực thăng của quân đội để di chuyển bệnh nhân.
Lực lượng cứu hộ có mặt để hỗ trợ công tác khắc phục thảm họa ( ảnh exit.al).
Chính quyền địa phương cũng cảnh báo người dân tránh xa các tòa nhà cũ có khả năng bị đố sập bởi các dư chấn và di chuyển đến các khu vực tập kết an toàn hơn. Tuy nhiên, nhiều người dân được cho là đã rời khỏi địa phương bất chấp lệnh cấm di lại nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19.
Trận động đất đã khiến một số nước lân cận như Séc, Slovakia, Hungary, Áo và Italia cũng cảm nhận được. Tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc, một số người dân ở toàn nhà cao tầng đã phải gọi điện cho cảnh sát và cứu hỏa sau khi nhận thấy có sự rung lắc khiến đồ vật trong nhà bị dịch chuyển./.
Tôm càng cẩm thạch, 'tên gọi mỹ miều' nhưng sự thật vô cùng đáng sợ Tôm càng cẩm thạch đang trở nên ngày càng đáng sợ với khả năng sinh sản vô tính, tự nhân bản với số lượng lớn, xâm chiếm thế giới Tôm càng cẩm thạch, 'tên gọi mỹ miều' nhưng sự thật vô cùng đáng sợ Tôm càng cẩm thạch hay có tên gọi là Marmokrebs, là loài giáp xác duy nhất được biết đến...