Hàng trăm hộ kinh doanh bao vây lực lượng cưỡng chế
Các hộ kinh doanh rất búc xúc và cho rằng việc cưỡng chế của UBND phường Đồng Xuân là không cần thiết bởi các mái che, mái vảy mà họ lắp đặt không ảnh hưởng đến khoảng không và ảnh hưởng đến việc PCCC.
5h40′, ngày 24/07, UBND phường Đồng Xuân đã huy động lực lượng đến cưỡng chế và yêu cầu tháo dỡ mái che, mái vảy của các hộ kinh doanh buôn bán trong chợ Xuân Hòa (thuộc phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Hàng trăm hộ kinh doanh bán hàng tại chợ đã bao vây lực lượng cưỡng chế và ngăn cản lực lượng cưỡng chế đến làm việc.
Các hộ kinh doanh rất búc xúc và cho rằng việc cưỡng chế của UBND phường Đồng Xuân là không cần thiết bởi các mái che, mái vảy mà họ lắp đặt không ảnh hưởng đến khoảng không và ảnh hưởng đến việc PCCC.
Hệ thống mái che bằng nhôm, sắt tại chợ
Được biết, tháng 1/2012, do nhu cầu về việc kinh doanh buôn bán, thời tiết khắc nghiệt, mưa gió thất thường, ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh. Rất nhiều hộ kinh doanh buôn bán trong chợ đã làm đơn và xin phép Ban quản lý chợ để làm mái tôn để thay cho việc che bạt vừa đẹp về mỹ quan và đảm bảo cho việc PCCC của chợ. Khi BQL chợ cho phép, các hộ kinh doanh đã tiến hành làm mái che và UBND phường đã cho người xuống giám sát.
Tuy nhiên, đến tháng 6/2012, UBND phường Đồng Xuân đã ra thông báo về việc tháo dỡ mái che, mái vảy của các hộ kinh doanh đã lấn chiếm khoảng không. Các hộ kinh doanh đã kéo lên UBND phường và yêu cầu UBND phường tổ chức đối thoại với dân. Sau khi đối thoại và đi đến thống nhất, các hộ kinh doanh đồng ý cắt đi một phần của mái che.
Video đang HOT
Đến ngày 23/7, UBND phường Đồng Xuân tiếp tục cho người và tổ chức lực lượng cưỡng chế đến cưỡng chế và yêu cầu các hộ kinh doanh phải tháo dỡ các mái che, mái vảy và chỉ được phép che bằng bạt. Việc cưỡng chế đã khiến các hộ kinh doanh trong chợ búc xúc. Các hộ kinh doanh cho biết, UBND phường Đồng Xuân cho người xuống cưỡng chế lúc 5h40′ khi các hộ kinh doanh đang ngủ, khi làm họ đã xin phép và làm trong gần một tháng. UBND phường cho người xuống giám sát nhưng không có ý kiến gì về việc lắp đặt mái che của họ, đến khi các hộ này lắp lên rồi lại yêu cầu họ phải tháo dỡ.
Buộc phải tháo dỡ để thay bằng các tấm bạt nhựa liệu đã hợp lý?
Trước đó, UBND phường Đồng Xuân và UBND thị xã Phúc Yên đã ra các Công văn số 23 và số 215, Kế hoạch số 58 và Quyết Định số 75 về việc cưỡng chế tháo dỡ mái che, mái vảy của các hộ kinh doanh trong chợ. Tuy nhiên, các công văn, kế hoạch và quyết định trên chưa đến tay người dân và UBND phường Đồng Xuân cũng chưa tổ chức họp dân để thông báo về việc cưỡng chế như đã nói.
Chính việc tổ chức cưỡng chế và cưỡng chế không thông báo và họp các hộ kinh doanh đã khiến việc cưỡng chế của UBND phường Đồng Xuân không thực hiện được và gây bức xúc trong quần chúng nhân dân của địa phương này.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó ban quản lý, Trưởng phòng bảo vệ chợ Đồng Xuân cho biết: “Theo tôi, việc làm mái che là tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh buôn bán, mái che cao 3,8m và làm bằng tôn sắt không ảnh hưởng đến khoảng không, công tác bảo vệ tốt do tầm nhìn rộng đảm bảo cho việc PCCC. Việc cưỡng chế tháo dỡ mái che để căng bạt tôi thấy không hợp lý”.
Anh Đoàn Văn Mười, bán hàng trong chợ búc xúc: “Chúng tôi làm mái che đã xin phép BQL chợ và làm trong gần 1 tháng, không phải làm trộm mà lực lượng cưỡng chế của UBND phường đến cưỡng chế theo kiểu chộp giật lúc 5h sáng khi người dân đang ngủ. UBND phường không thông báo ngày giờ và thời gian cưỡng chế như vậy là không khách quan”.
Theo phản ánh của các hộ kinh doanh, rất nhiều gia đình ngoài mặt đường khi xây dựng nhà cửa đã lấn chiếm diện tích chợ nhưng không thấy UBND phường đến cưỡng chế. Trong đó, nhà ông Nguyễn Văn Vững vừa là Đảng ủy viên, tổ trưởng tổ dân phố tổ 3 đã xây nhà và lấn chiếm diện tích chợ những cũng không thấy có đơn vị nào đến cưỡng chế. Ngoài mặt đường, các hộ dân đã bày bán lấn chiếm lòng lề đường gây cản chở giao thông nhưng chưa một đơn vị nào có động thái gì.
Để thuận lợi cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ cũng như đảm bảo an toàn về PCCC, vệ sinh môi trường tại khu chợ thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần phải xuống địa bàn xem xét thực tế đồng thời tổ chức đối thoại với các tiểu thương để đưa ra biện pháp hợp lý.
Theo PLXH
Vụ ồ ạt trả hàng Trung Quốc: Mua 400.000 đồng, bán 1,6 triệu
Ngày 18-7, Chi cục Thuế thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 12,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH xuất nhập khẩu Đông Thịnh (có trụ sở ở Nam Định, thông tin ban đầu là TPHCM) do có hành vi bán hàng không xuất hóa đơn cho khách hàng.
Ngoài ra, theo phản ánh của khách hàng, Công ty Đông Thịnh đã bán hàng không đúng với cam kết trước đó, hàng chất lượng kém.
Ông Nguyễn Cao Bằng, Đội trưởng Đội kiểm tra Thuế số 1, Chi cục Thuế thị xã Gia Nghĩa cho biết: Số hàng mà Công ty Đông Thịnh bán ra có xuất xứ từ Trung Quốc. Qua kiểm tra 4 hóa đơn nhập hàng cho thấy tổng cộng 180 bộ nồi inox, giá nhập khẩu 400.000 đồng/1 bộ (chưa có thuế GTGT).
Tuy nhiên, Công ty Đông Thịnh nói với khách hàng là bộ nồi inox có giá gốc là 3,2 triệu đồng nhưng được giảm giá còn 1,6 triệu đồng nên hàng trăm người đã mua hàng.
Toàn bộ số hàng đang được tạm giữ tại Công an thị xã Gia Nghĩa để điều tra xử lý.
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, trong 2 ngày 15 và 16-7, Công ty Đông Thịnh đã tổ chức hội thảo "Bán hàng tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải và bảo vệ môi trường" tại Nhà hàng Tây Nguyên (đường Hai Bà Trưng, thị xã Gia Nghĩa) sau đó tổ chức bán các bộ nồi inox cho người dân.
Khi phát hiện đã mua phải hàng dỏm của Trung Quốc, tối ngày 16-7, hàng trăm người dân ồ ạt kéo đến nhà Nhà hàng Tây Nguyên trả hàng và đòi lại tiền.
Hiện toàn bộ số hàng người mua trả lại đang được tạm giữ tại Công an thị xã Gia Nghĩa để điều tra, xử lý.
Theo NLD
Hàng trăm người bao vây đòi tiền mua hàng rởm Những tưởng sẽ sở hữu bộ nồi nấu ăn chính hãng với số tiền chỉ bằng một nửa giá thị trường, nhiều khách hàng bức xúc khi nhận sản phẩm rởm xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng trăm người dân kéo đến trả lại sản phẩm vì cho là hàng rởm. Ảnh: K.U Tối 16/7, trời mưa như trút nước nhưng hàng trăm...