Hàng trăm hộ dân tái định cư sống khổ vì không nước sạch
Hơn 5 năm nay, 253 hộ dân ở khu tái định cư Đông Hải, Tân Trà (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) phải dùng nước giếng khoan nhiễm phèn vì không có nước máy sử dụng.
Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Tám (tổ 126, khu tái định cư Tân Trà, phường Hòa Hải), chị đến sống ở khu tái định cư này đã hơn 5 năm. Tuy nhiên, đến nay gia đình vẫn chưa có nước máy để dùng mà phải dùng nước giếng khoan. Trong khi đó, nước giếng khoan bị nhiễm phèn, chỉ để tắm giặt, gia đình phải mua nước bình về uống và nấu ăn. Ngoài ra, ở khu tái định cư này cũng chưa có đường thảm nhựa, mùa nắng thì bụi, còn mùa mưa thì lậy lội. Nhiều lần họp tổ, bà con cũng đã kiến nghị nhưng chưa thấy giải quyết.
Tương tự, cô Nguyễn Thị Mai (tổ 127) cũng cho biết, gia đình cô có hơn mười nhân khẩu, trong đó có nhiều cháu nhỏ cũng đang phải dùng nước giếng khoan nhiễm phèn vì không có nước máy. Mỗi lần cần nước, cô Mai phải hứng nước ra xô để đó cho lắng xuống rồi mới dùng vì không có tiền mua máy lọc. Cái xô dùng hứng nước để vài ngày là vàng khè do phèn bám vào. Thỉnh thoảng gia đình cô cũng phải mua nước lọc về nấu ăn nhưng tiền đâu mà mua hoài được.
Hơn 250 hộ dân tái định cư ở phường Hòa Hải đang phải dùng nước giếng khoan
Ông Huỳnh Văn Trung – tổ trưởng tổ 126 cho hay, riêng tổ 126 có 34 hộ chưa có nước máy dùng mà phải dùng nước giếng khoan. Nhiều lần họp hành, tiếp xúc cử tri, kêu ca mà chưa được quan tâm giải quyết.
Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Quang Trung – Phó chủ tịch UBND phường Hòa Hải cho biết, phản ánh của người dân là đúng. Các hộ dân từ tổ 122 – 127A gồm 253 hộ với 951 nhân khẩu hiện chưa có nước sạch. Lý do, hiện nay đơn vị điều hành dự án tái định cư Đông Hải, Tân Trà chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hạng mục cấp nước cho các hộ dân và chưa bàn giao cho công ty cấp nước Ngũ Hành Sơn. UBND phường đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay, việc hoàn thiện thiện hạ tầng kỹ thuật chưa xong với lý do là còn vướng mấy nút giao thông. Trách nhiệm chính, theo ông Trung, là của đơn vị điều hành, thi công dự án.
Video đang HOT
Trong đó phần lớn là nước bị nhiễm phèn
“Khi nào đơn vị thi công hoàn thành xong, bàn giao cho công ty cấp nước, công ty cấp nước mới có cơ sở để cung cấp nước cho các hộ dân”, ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, các hộ dân ở khu tái định cư Đông Hải, Tân Trà ở sinh sống hơn 5 năm. Để có nước dùng, người dân phải khoan giếng. Tuy nhiên, những giếng nào ở khu vực còn đất cát thì không bị nhiễm phèn còn đất ruộng thì bị nhiễm phèn. Vì thế một số hộ phải mua nước lọc về dùng hoặc đi xin nước thủy cục của các khu dân cư gần đó.
Ở đây đường cũng chưa được thảm nhựa.
Còn về đường thảm nhựa, trước đây theo quy định của thành phố, các hộ hai bên đường phải đảm bảo mật độ 70% thì mới thảm nhựa. Đến năm 2014, thành phố có quy định mới là phải đảm bảo tỷ lệ 50% mới thảm nhựa. Hiện nay trong khu vực Đông Hải, Tân Trà, ngoài đường Nguyễn Duy Trinh ra, chưa có một con đường nào đảm bảo tỷ lệ đó.
“UBND phường cũng đề nghị thành phố quan tâm chỉ đạo đơn vị điều hành dự án, nhanh chóng khẩn trương hoàn thiện các hạng mục để người dân ở đây có nước sạch dùng”, ông kiến nghị thêm.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Đà Nẵng khánh thành đường vành đai nghìn tỉ
Nhân kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ khánh thành đường vành đai phía Nam TP Đà Nẵng; đây là công trình thuộc dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên trị giá 1.000 tỉ đồng.
Công trình được khởi công vào tháng 6/2012 gồm 2 gói thầu chính: Gói thầu xây dựng cầu Hòa Phước và cầu Cổ Cò, gói thầu xây dựng tuyến phần đường với quy mô từ 4-6 làn xe được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, tốc độ thiết kế 70km/h.
Bộ trưởng Đinh La Thăng (phải) và lãnh đạo TP Đà Nẵng trong buổi lễ khánh thành cầu Cổ Cò thuộc dự án đường vành đai
Theo đó, điểm đầu của công trình giao với tuyến QL1A (thuộc địa phận xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang), điểm cuối tiếp giáp với đường An Nông (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Tổng chiều dài toàn tuyến gần 7km với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng từ nguồn vốn ODA do Ngân hàng Thế giới tài trợ và vốn đối ứng của TP Đà Nẵng.
Việc đường vành đai phía Nam được chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng là cột mốc quan trọng làm bừng lên sức sống dải đất phía Đông Nam TP Đà Nẵng, nơi có nhiều dự án đang được khẩn trương xây dựng như khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng (FPT City), Trường Đại học Châu Á - Thái Bình Dương, ĐH Kỹ thuật Y dược...
Phát biểu tại lễ khánh thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng biểu dương lãnh đạo TP Đà Nẵng đã kêu gọi các nguồn lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng ưu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng, đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển Đà Nẵng về phía Đông Nam.
Dự án đường vành đai phía Nam TP Đà Nẵng mở ra cơ hội đầu tư mới cho địa phương
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng ghi nhận và đánh giá cao sự phát triển toàn diện, đồng bộ mạng lưới giao thông Đà Nẵng, công trình đường vành đai hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị thủ phủ miền Trung khớp nối liên hoàn.
Qua đây, Bộ GTVT tiếp tục đề nghị Đà Nẵng phối hợp nhịp nhàng hơn nữa với Bộ trong các dự án quan trọng tiếp theo như cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, La Sơn- Tuý Loan... nhằm đảm bảo việc triển khai thi công đúng tiến độ.
Công Bính
Theo Dantri
Ấn tượng 2 cây cầu đạt kỷ lục Việt Nam Cầu Pá Uôm ở Sơn La đạt kỷ lục cầu cao nhất Việt Nam bởi khoảng cách từ mặt nước đến mặt cầu đạt 105 mét. Cầu Cổ Cò ở Đà Nẵng được thi công dạng vòm cong không gian ba chiều với khẩu độ nhịp lớn nhất Việt Nam hiện nay. Cầu Pá Uôm nằm trên quốc lộ 279 bắc qua sông...