Hàng trăm hộ dân phản ánh số điện tăng bất thường
Cho rằng dùng ít nhưng số điện lại cao bất thường, khoảng 200 hộ dân trên huyện đảo Cô Tô phản ánh đến nhà chức trách.
Nhận được thông báo tiền điện tháng 8, chị Nguyễn Thị Phượng ở thị trấn Cô Tô bất ngờ vì tiền điện tăng nhiều so với tháng 7. Gia đình chị kinh doanh 10 phòng nghỉ, từ khi Covid-19 bùng phát ở Đà Nẵng, Cô Tô vắng khách. Ngày 28/7, gia đình đã đóng cửa nhà nghỉ, dừng hoạt động.
Theo chị Phượng, ngành điện chốt số hàng tháng vào ngày 13. Riêng điện tháng 8 được tính từ ngày 13/7 đến 13/8. Như vậy gia đình chỉ sử dụng điện nửa tháng, nhưng vẫn lên đến 1.458 số. “Điện tháng 7 tính từ 13/6 đến 13/7, nhà nghỉ của tôi khi ấy hầu hết kín phòng, nhưng chỉ tiêu thụ hết 1.308 số”, chị Phượng nói.
Huyện đảo Cô Tô. Ảnh: Minh Cương
Cùng ở thị trấn Cô Tô, anh Lê Bá Thắng phản ánh, tháng 7 10 phòng nghỉ của gia đình vẫn đón khách du lịch mà tiền điện chỉ hết hơn 5 triệu đồng. Tháng 8 không có khách, tiền điện lại hết 15 triệu đồng.
“Như mọi năm vào mùa du lịch, tháng đông khách nhất, ngày nào cũng kín phòng cũng chỉ dùng hết 11,5 triệu đồng, còn trung bình chỉ 5 đến 7 triệu đồng”, anh Thắng nói và cho biết đã kiến nghị đến ngành điện, đang chờ họ xuống kiểm tra.
Video đang HOT
Cũng tiếp nhận phản ánh từ người dân và đã yêu cầu điện lực kiểm tra, tổ chức họp với bà con, ông Trần Như Long, Bí thư huyện Cô Tô, ghi nhận đảo vắng khách trong tháng 8. “Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, khách du lịch ra đảo Cô Tô tương đối tốt, nhưng từ cuối tháng 7 đến nay kém đi rất nhiều, mỗi ngày có 20-30 khách, có những ngày không có khách nào”, ông Long nói.
Ông Đặng Thành, Giám đốc Điện lực Vân Đồn, cho biết từ hôm 15/8 đến nay đã tiếp nhận phản ánh của 198 hộ dân, trong đó có hàng chục hộ kinh doanh du lịch. “Cán bộ điện lực phụ trách ngoài Cô Tô đang đi kiểm từng hộ dân. Qua kiểm tra một số hộ, thấy không vấn đề gì”, ông Thành nói.
Huyện đảo Cô Tô gồm thị trấn Cô Tô, xã Đông Tiến, xã Thanh Lân với tổng dân số 6.200, 1.800 hộ. Dự án đưa điện lưới ra đảo được khởi công tháng 11/2012. Tuyến đường dây nối từ Vân Đồn ra Cô Tô dài gần 60 km, trong đó 25 km cáp ngầm 22 kV xuyên biển. Sau gần một năm thi công, dự án hoàn thành vào tháng 10/2013, giúp người dân huyện đảo lần đầu tiên được sử dụng điện lưới quốc gia.
Giúp thí sinh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT với tâm thế tốt nhất
Các địa phương trên cả nước nỗ lực hoàn tất công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Sự nỗ lực của các nhà trường, đặc biệt là địa bàn khó khăn như vùng núi, hải đảo đã cho thấy tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị.
Giờ học ôn của học sinh Trường THPT Quan Lạn, xã đảo Quan Lạn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: TG
Chỉ đạo quyết liệt
Theo nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, tỉnh tổ chức 1 Hội đồng thi với 27 điểm thi. Dự kiến, Yên Bái có khoảng 330 phòng thi với trên 7.000 thí sinh. Hội đồng thi sẽ huy động trên 1.500 người, trong đó khoảng 1.100 cán bộ, thư ký, giám thị coi thi, giám sát, gần 60 cán bộ thanh tra. Tỉnh miền núi có nhiều dân tộc, người dân sống phân tán... là những yếu tố khó khăn để tổ chức kỳ thi. Chưa kể địa bàn miền núi thường hay có lũ ống, sạt lở đất khiến nhiệm vụ tổ chức thành công kỳ thi càng thêm phần phức tạp.
Trên tinh thần chủ động, Sở GD&ĐT đã đẩy mạnh tuyên truyền những điểm mới của kỳ thi để phụ huynh và dư luận nắm bắt, học sinh tự tin ôn tập. Ngành Giáo dục đã kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, GV cốt cán, chỉ đạo đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn; tổ chức ôn tập nội dung kiến thức bảo đảm chất lượng, phù hợp với học sinh toàn tỉnh...
Tại hội nghị tập huấn công tác thi cho hơn 180 cán bộ là các chuyên viên thuộc Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THCS & THPT, THPT, TTGDTX-GDHN, ông Dương Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ đã đặc biệt nhấn mạnh: Các địa phương không được chủ quan, lơ là và không được xảy ra sai sót. Chủ tịch UBND các huyện phải sâu sát, không được buông lỏng, không để xảy ra tiêu cực.
Các phương án tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc đã được Yên Bái lên kế hoạch chi tiết. Các trường đã hoàn tất việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh, phân loại đối tượng để bồi dưỡng. Công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ làm công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ làm công tác thi, lựa chọn cán bộ làm thi phải có phẩm chất tốt, có năng lực tốt đặc biệt trong khâu in sao và vận chuyển đề thi nhằm bảo đảm cho kỳ thi an toàn. Cùng với đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tạo tâm lý yên tâm, không tạo áp lực nhưng cũng không gây chủ quan cho thí sinh.
Bên cạnh đó, Sở GD& ĐT Yên Bái chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất, hỗ trợ thí sinh ở xa và bảo đảm công tác hậu cần phục vụ kỳ thi. Có thể nói, đến nay Yên Bái đã chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho kỳ thi và nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Nhà trường và học sinh tự tin
Học sinh và GV Trường THPT Hoàng Quốc Việt (Đông Triều, Quảng Ninh) tự tin bước vào kỳ thi. Ảnh: TG
Ông Đinh Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh cho biết: Quảng Ninh có trên 14.600 thí sinh đăng ký, toàn tỉnh dự kiến bố trí 34 điểm thi, bảo đảm thuận tiện cho thí sinh và an toàn cho công tác tổ chức thi. Quan điểm chỉ đạo quyết liệt của tỉnh là hỗ trợ nơi ăn ở để không thí sinh nào vì khó khăn về kinh tế, đi lại mà không dự thi. Chúng tôi yêu cầu GV phải nắm được số điện thoại của HS và gia đình để liên lạc trước khi đến ngày dự thi; huy động lực lượng công an, biên phòng, hải quân hỗ trợ các em vùng sâu vùng xa, biển đảo.
Nằm ở ngoài khơi, phía Đông Bắc của tổ quốc, thầy trò Trường THPT Cô Tô, huyện đảo Cô Tô đã chuẩn bị tâm thế tốt nhất để bước vào kỳ thi. Thầy Trần Thế Vinh, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nắm bắt kịp thời những thay đổi của kỳ thi, nhà trường chủ động lên kế hoạch dạy và học, bảo đảm HS đủ kiến thức cho kỳ thi.
Trường yêu cầu GV bộ môn có phương pháp ôn tập riêng, phù hợp với từng đối tượng để các em nắm vững những kiến thức cơ bản và biết vận dụng linh hoạt trong những dạng bài khác nhau của đề thi. Thầy cô giáo luôn động viên, sát cánh cùng các em trong giai đoạn quan trọng này. Bản thân các em cũng ý thức được những đổi mới trong kỳ thi năm nay và chủ động thay đổi phương pháp học tập.
Trong khi đó, các thầy cô và HS trường THPT Đông Triều (Quảng Ninh) cũng khẳng định tâm thế tốt nhất để bước vào kỳ thi. Cô Vũ Thu Huyền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đại dịch Covid-19 đã tác động nhiều đến hoạt động dạy học của nhà trường. Thực hiện lời kêu gọi của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ "Dừng đến trường, không dừng việc học", chúng tôi đã đẩy mạnh dạy học online, lồng ghép hệ thống lại kiến thức cho HS khối 12.
Sau khi các em đi học trở lại, song song với việc dạy học bài mới, các thầy cô đều đánh giá lại kiến thức và kịp thời bổ sung những thiếu hụt. Nhiều năm nay, Trường THPT Đông Triều đã tích cực đổi mới cách thức thi, đánh giá, tăng cường nhiều hoạt động chuyên môn hỗ trợ dạy học. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào kết quả tốt đẹp của HS nhà trường ở kỳ thi này. Đến nay, các em đều cho biết hết sức tự tin bước vào kỳ thi, nhiều em còn khẳng định sẽ đỗ vào được những trường ĐH tốp đầu.
Đề thi tốt nghiệp THPT được Quảng Ninh 'bảo mật' như thế nào? Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay được đóng gói trong túi ni-lông như thùng hàng rồi cho vào trong hòm sắt, khóa lại, niêm phong, sau đó chuyển đến các điểm thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ được tổ chức trong hai ngày 9, 10/8. Hiện nay, mọi công việc chuẩn bị cho Kỳ thi đang được tỉnh Quảng...