Hàng trăm hộ dân lo lắng vì biển xâm thực
Hơn 100 hộ dân ven biển của xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn luôn sống trong lo lắng do biển xâm thực mạnh. Từ năm 2007 đến nay toàn xã bị biển xâm thực gần 100ha. Nhiều hộ gia đình bị mất đất mất nhà.
Toàn xã Quảng Cư có 3,3km đường bờ biển. Ba thôn tiếp giáp với biển là Thành Thắng, Quang Vinh và Hồng Thắng. Tình trạng biển xâm thực vào đất liền ở đây bắt đầu từ năm 2001. Mỗi năm một tăng lên khiến hơn 100 hộ dân sống gần bờ biển vô cùng hoang mang lo lắng.
Biển lấn thực vào sát nhà dân ở xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Biển xâm thực vào mạnh nhất thuộc địa bàn thôn Thành Thắng, khu vực nằm sát cửa Lạch Hới. Theo con số thống kê của UBND xã Quảng Cư trong 5 năm trở lại đây tại thôn này, biển đã xâm thực vào sâu đất liền trên 100m, tổng diện tích đất lên đến trên 50ha.
Tại các thôn khác dọc bờ biển từ khu du lịch sinh thái Vạn Chài đến của Lạch Hới mỗi năm biển cũng đã lấn sâu vào đất liền 5 – 10m, khiến cho diện tích đất ở, đất rừng phi lao chắn sóng ở đây ngày càng thu hẹp lại. Trước năm 2007, diện tích trồng rừng phi lao của cả xã là trên 100ha nhưng đến nay chỉ còn lại gần 29ha.
Có mặt tại bờ biển xã Quảng Cư, đoạn cửa biển Lạch Hới chúng tôi mới thấu hiểu nỗi lo của những hộ dân đang sống ở gần đây. Theo những người dân ở đây cho biết, biển đã lấn sâu vào đất liền hơn 100m. Sau cơn bão số 8 vừa qua biển tiếp tục lấn sâu thêm.
Một người dân thôn Thành Thắng hoang mang lo lắng về tình trạng biển ngày càng lấn thực sâu hơn vào đất liền.
Đê chắn sóng cao hơn 1m, rộng hơn 3m được gia cố đá chắc chắn dưới chân nhưng vẫn bị sóng biển cuốn trôi.
Ông Trần Trí Đảm một người dân sống bên bờ biển cho biết: “Mỗi năm biển càng lấn sâu và đất liền thêm, đoạn cửa biển này trước kia có một con đê chắn sóng nhưng nay cũng đã bị sóng biển cuốn trôi đi mất. Mấy hộ dân trước kia nuôi trồng thủy sản ở đây nay cũng không còn”.
Theo quan sát của chúng tôi, tại khu vực bờ biển tiếp giáp với cửa biển Lạch Hới, biển lấn sâu vào sát khu vực nuôi trồng thủy sản của những hộ dân nơi đây, ao nuôi trồng thủy sản chỉ còn cách bờ biển bằng bờ cát mong manh. Diện tích cây phi lao cũng chỉ còn lại số lượng ít.
Một con đê chắn sóng được kè bằng đá, gia cố chân chắc chắn nay cũng bị sóng biển đánh tả tơi, chỉ còn lại ít đá nhỏ nằm chỏng chơ, nhiều viên đá lớn bị cuốn ra biển. Sóng san phẳng con đê chắn sóng này, ăn sát vào nhà dân.
Khu nuôi trồng thủy sản của nhiều hộ dân chỉ còn cách biển bằng một bờ cát mong manh.
Video đang HOT
Tại khu du lịch sinh thái Quảng Cư, những gốc cây phi lao bị sóng biển đánh trồi gốc trơ trọi. Sóng biển đã lấn sâu vào sát chân rừng chắn sóng. Diện tích rừng ngày cảng bị thu hẹp do sóng biển kéo cát làm đổ cây.
Một số hộ dân kinh doanh dịch vụ sinh thái biển ở đây đã phải dùng đá, cọc tre để kè nhằm chống sạt lở. Chỗ kè chắc chắn thì biển không thể lấn vào sâu thêm được, nhưng chỉ ngay cạnh đó, biển xâm thực vào đất liền sâu khoảng 15 – 20m.
Hiện tượng biển lấn thực ở Quảng Cư diễn ra mạnh nhất khi triều cường kết hợp với gió thổi mạnh tạo sóng lớn đổ vào bờ làm sạt lở, cuốn trôi đất và cây rừng. Mỗi năm biển xâm thực lại làm mất đi nhiều diện tích đất ở, đất nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ. Hàng trăm hộ dân sóng ven biển có nguy cơ mất nhà cửa.
Nhiều hộ dân sống tại khu du lịch sinh thái Quảng Cư lo sợ sạt lở nhà nên đã dùng đá và cọc tre để kè bờ biển ngăn biển lấn thực.
Ông Vũ Thanh Trường, Phó chủ tịch xã Quảng Cư lo lắng: “Mỗi năm biển lấn thực vào đất liền thêm từ 15 – 20m. Trong năm nay thì tình trạng biển lấn thực và mạnh nhất và diện tích đất mất nhiều nhất. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của cấp trên để sớm có biện pháp khắc phục tình trạng biển lấn thực của xã để bà con ngư dân sống ven biển ổn định cuộc sống, không còn hoang mang lo lắng”.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại tình trạng biển lấn thực và đất liền tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn.
Cây phi lao chắn sóng bị sóng biển đánh trơ trọi bộ rể.
Hàng trục ha rừng phòng hộ có nguy cơ bị sóng biển cuốn trôi khi triều cường lên cao.
Theo Dantri
Những phát ngôn ấn tượng của Bí thư Nguyễn Bá Thanh
Với những phát ngôn ấn tượng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã để lại dấu ấn trong lòng người dân và được coi là một "hiện tượng" năm 2012
Có những khoản nợ không phải xấu mà là quá xấu
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh đã phát biểu: "Có những khoản nợ không phải xấu, mà là quá xấu, không bao giờ có thể đòi được. Một nước nghèo mà không dưới 100 tỉ USD cho nhà đất thì như thế nào? Ngân hàng Nhà nước phải thống kê nghiêm túc, phải phân tích số liệu chính xác thì mới xử lý rõ ràng".
Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ
Đây là một phát biểu đáng nhớ, thể hiện rõ khí phách quyết liệt khi làm 'quan' của ông Thanh trong buổi nói chuyện về Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo với cán bô phụ nữ và trao giải "Chi hôi Phụ nữ tiêu biêu" năm 2011 của Đà Nẵng.
Buổi nói chuyện trên gây được nhiều tiếng vang, tạo được nhiều ấn tượng đối với tất cả những người tham dự khi ông tuyên bố: "Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ. Bí thư cấp quận, huyện đến Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, chi hội phụ nữ phải nhận thức đúng tầm quan trọng của quỹ và vào cuộc quyết liệt!".
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
Phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải chán sống
Bí thư thành ủy Đà Nẵng đã tuyên bố như vậy với báo chí trong bối cảnh dư luận xôn xao bàn tán quanh việc chính quyền Đà Nẵng "cấm cửa" dân nhập cư.
Giải thích lý do Đà Nẵng ra Nghị quyết 23 liên quan đến Luật cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng, ông Thanh tuyên bố: "Tôi khẳng định chính quyền Đà Nẵng không có chuyện "cấm cửa" dân nhập cư.
Nghị quyết trên xuất phát từ tình hình một bộ phận lớn dân nhập cư không có nhà cửa, không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự ồ ạt đổ về các quận nội thành, nơi có mật độ dân số đô thị thuộc loại cao nhất cả nước hiện nay, làm sức chịu đựng của hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục bị quá tải tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, gần 50% các vụ phạm pháp hình sự thời gian qua không phải là dân địa phương. Trước những bức xúc đó, HĐND TP mới có một nghị quyết như vậy".
Cuối năm 2011, Đà Nẵng vinh dự nhận danh hiệu Thành phố môi trường bền vững ASEAN. Đây là phần thưởng xứng đáng với nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tâm huyết xây dựng "Thành phố môi trường" luôn được thắp lửa bởi ý chí từ phía lãnh đạo thành phố.
Điều đó giải thích lý do vì sao Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng thẳng thừng từ chối tiếp nhận dự án hàng tỷ USD bởi những lo ngại ảnh hưởng về môi trường.
Hành động này được coi là thông điệp khẳng định rằng lãnh đạo thành phố đang và sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường xanh, sạch, đẹp, "đáng sống" với sự phát triển bền vững về môi trường.
Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ
Trong một cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh gây ấn tượng bất ngờ khi đề cập đến một khái niệm được đánh giá là "khá lạ lẫm" nhưng cũng "rất chí lý và thấm thía", đó chính là "văn hóa xấu hổ".
Chuyện xuất phát từ việc "hứa hẹn nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu" hoặc thậm chí không làm mà vẫn hứa với dân của một số cán bộ, ông Thanh nói thẳng: "Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ".
Điều đó có nghĩa là, đối với những cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải có lòng tự trọng, sự dũng cảm và trên hết là tinh thần trách nhiệm, lời nói phải đi đôi với việc làm. Không thể nghĩ mình đã có chức, có quyền thì có hứa rồi không làm cũng chẳng sao, không dễ gì bị mất chức.
Sẽ nhậu với những người lái xe ôm
Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh từng chia sẻ: "Cứ mỗi sáng, cầm tờ báo lên đọc tôi lại cảm thấy đau nhói vì ở đâu đó lại xảy ra tình trạng thanh thiếu niên cướp của giết người. Ở Đà Nẵng không "nóng" nhưng tình trạng trên vẫn có và đang tiềm ẩn nguy cơ.
Trong những năm qua, tôi đã nhiều lần gặp gỡ, đối thoại với thanh thiếu niên hư. Trung bình cứ 10 em thì có 5 em tiến bộ. Số còn lại thì không chịu "tiến" mà đang muốn vào nhà đá. Là con cháu mình cả nên xót lắm! Nhưng biết làm thế nào được. Động viên không được thì mở rộng trại giam Hòa Sơn ra để đón mấy ông cụ non ấy vào ở cho xã hội được yên".
Cũng liên quan đến vấn đề an ninh trật tự, ông Thanh phê phán: Ở phường nào cũng có dân quân tự vệ, thôn trưởng, thôn phó... Mỗi tổ có đến 10 thậm chí 15 ông cứ ban ngày thì ra ngồi ì tại trụ sở. Ban đêm, tội phạm hoạt động thì không thấy mấy ông an ninh hay dân quân đâu.
Trong khi đó, tại Đà Nẵng có 2 tổ tự quản rất điển hình là Tổ xe thồ tự quản ở Hòa Cầm và Tổ nữ dân quân tự vệ ở quận Ngũ Hành Sơn... tay không bắt cướp thì chẳng thấy UBND TP khen thưởng hay động viên. Họ nghèo họ không có lương bổng gì mà tự nguyện ra bảo vệ an ninh thôn xóm như vậy thì không khen.
"Tôi rất muốn xách vài chai rượu xuống ngồi uống với mấy ông xe thồ tự quản để động viên họ nhưng bận quá. Bận đến mấy thì sắp tới tôi cũng phải ngồi với họ, động viên họ", ông Thanh dứt khoát.
Sung sướng mà không học nổi thì quá kém!
Trong buổi nói chuyện với 176 thiếu niên chậm tiến trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - đã nói: Ở đời không ai không có sai lầm. Không phải dũng khí là vung nắm đấm hay vác dao ra xử.
Ông liên tưởng đến việc sau này: "Rồi các em sẽ thành cha, mẹ. Có con cái lớn lên ra đường bị bạn bè dè bỉu: Hui, cha mi là thằng cha ở tù. Nhục lắm. Hối hận thì đã muộn rồi".
Ông ví von con trâu có sừng nhọn, mỗi lần húc nhau lòi ruột ra. Con người ta có ý chí, có ý thức nên không thể vì chuyện gì cũng vác dao ra đâm chết người. Nếu các em học không nổi thì chuyển sang học nghề, để biết đổ mồ hôi nước mắt kiếm tiền là gì. Đừng để nhàn cư vi bất thiện.
Ông Thanh so sánh việc học của các thời với nhau để thấy được những cái được và chưa được của học sinh bây giờ: "Hồi chú đi học phải nhịn ăn, viết bút bằng tre cũng ráng. Giờ các cháu được sung sướng mà không học nổi thì quá kém!"
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thanh nói: "Đà Nẵng là một trong những địa phương có nhiều trường học nhất. Ở đó, các cháu có bạn bè, thầy cô và một tương lai sáng lạn. Nếu các cháu không chọn trường học, không còn cách nào khác là chú phải cho mở rộng Trại giam Hòa Sơn ra 5ha nữa để đón các cháu. Các chú chỉ muốn khuyên các cháu chứ nêu phải bỏ tù các cháu, chú đau lắm".
Theo Dantri
Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Nhật lần thứ nhất Sáng 26.11, tại Hà Nội, Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng lần thứ nhất, dưới sự đồng chủ trì của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ngài Hironori Kanazawa, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Tại buổi đối thoại, hai bên nhất trí nhiều...