Hàng trăm hộ dân khốn khổ vì ô nhiễm bụi than
Nhiều năm qua, hơn 200 hộ dân ở phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa phải sống trong cảnh khốn khổ vì ô nhiễm từ không khí, bụi than. Sự việc trên đã được bà con kiến nghị nhiều lần đến các cấp chính quyền, song tình trạng ô nhiễm không được khắc phục mà ngày càng trầm trọng hơn.
Ngay ở đoạn đê sông Mã thuộc khu vực Cảng Lễ Môn, cách nhà dân chỉ vài chục mét, từ nhiều năm nay đã hình thành một bãi tập kết than rộng hàng nghìn m2. Than được đổ lộ thiên cao bằng nóc nhà nhưng chỉ được che chắn một cách sơ sài. Máy xúc, máy xay và xe ben ra vào vận chuyển than liên tục.
Theo ghi nhận, hàng trăm hộ dân phải sống trong cảnh cửa đóng then cài. Không những vậy, bà con phải dùng bạt, nilon che chắn nhà cửa, quần áo, bát đũa… cả ngày lẫn đêm vì bụi than từ các bãi tập kết, xay than của nhiều công ty tại khu vực cảng Lễ Môn. Hầu hết cây cối, rau màu cho đến từng gian phòng của người dân, khắp nơi đều có bụi than đen kịt.
Sản xuất, tập kết không che chắn khiến bà con nhân dân khốn khổ chịu cảnh ô nhiễm nhiều năm
Bà Nguyễn Thị Trương bức xúc: “Nhà cửa, vật dụng trong nhà lau chùi thường xuyên nhưng cứ vài tiếng sau lại bị phủ một lớp bụi than dày. Quần áo cũng không dám phơi ở ngoài trời. Các loại cây trồng, rau, nước uống cũng bám đầy bụi than.
Người dân chúng tôi phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo âu về tình trạng sức khỏe. Vào những ngày nắng nóng, mùi hóa chất quyện vào không khí cùng khói bụi than bay vào khu dân cư khiến người dân chúng tôi khốn khổ, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ. Gia đình tôi có cháu nhỏ phải cho ở nhờ nhà người quen vì không thể chịu được bụi than và ô nhiễm không khí”.
Ông Lưu Doãn Hường, tổ trưởng tổ dân phố 4, phường Quảng Hưng, cho biết: “Cả khu phố có 260 hộ dân nhưng có tới hơn 200 hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ bụi than, khói thải từ các cơ sở sản xuất. Cả ngày lẫn đêm, người dân phải thường xuyên đóng kín cửa.
Video đang HOT
Chỉ vài phút dùng giấy hay tay miết nhẹ vào bất cứ ở đâu trong nhà cũng thấy bụi than
Có nhà phải dùng băng dính, xốp, nhựa che hết các ô thoáng, khe cửa để ngăn không cho bụi bay vào nhà. Nhiều người dân trong thôn đã mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng hạt, phổi tắc nghẽn mãn tính… Bức xúc về tình trạng ô nhiễm không khí do bụi than, khí thải người dân đã có đơn, thư phản ánh với chính quyền địa phương. Thế nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được khắc phục”.
Ông Nguyễn Ngọc Thọ, Phó chủ tịch UBND phường Quảng Hưng, xác nhận tình trạng các bãi than nằm trong cảng Lễ Môn gây ô nhiễm cho khu dân cư nhiều năm qua.
Những con đường đầy bụi than
Cũng theo ông Thọ thì khu vực tập kết bãi than là của Công ty than Thanh Hóa và một số đơn vị khác thuê lại khu vực cảng của Công ty CP cảng Thanh Hóa để kinh doanh. Chính quyền địa phương cũng đã mời các đơn vị có liên quan đến làm việc, tìm biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm bụi than, nhưng vẫn không thể khắc phục.
“Với quyền hạn và trách nhiệm của mình, chúng tôi cũng chỉ đôn đốc, yêu cầu các đơn vị kinh doanh than che chắn các bãi than, chứ không thể yêu cầu dừng hoạt động. Theo chúng tôi được biết, thì chức năng của cảng chỉ phục vụ làm kho bãi chứa hàng hóa, nhưng không hiểu sao họ vẫn cho các đơn vị kinh doanh than xay than ở trong cảng, mà đây chính là hoạt động gây bụi bẩn ra các khu dân cư xung quanh” – ông Thọ cho biết thêm.
Bình Minh
Theo Dantri
Bắc Giang: Kỷ luật hiệu trưởng trường mầm non có trẻ bị đánh
Thông tin từ UBND huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) chiều nay, 8.12, UBND huyện này đã tiến hành kỷ luật các cá nhân liên quan đến sự việc cháu Lê Thùy D bị bạn đánh đến tím người trong lớp mầm non tại xã Ngọc Sơn.
Cụ thể, trao đổi với Dân Việt vào chiều nay (8.12), ông Phạm Văn Thịnh - Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết, đã có hình thức kỷ luật cụ thể cho các cá nhân liên quan đến việc cháu Lê Thùy D bị bạn đánh.
Theo ông Thịnh, sáng cùng ngày, Hội đồng kỷ luật huyện đã họp, quyết định các hình thức kỷ luật, kiểm điểm đối với công chức Dương Thị Thắm (SN 1964) - Hiệu trưởng trường Mầm non Ngọc Sơn; viên chức Nguyễn Thị Trường (SN 1967), Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 tuổi khu lẻ thôn Bình Dương, trường Mầm non Ngọc Sơn; viên chức Phạm Thị Hương (SN 1997), giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi khu lẻ thôn Bình Dương, trường Mầm non Ngọc Sơn.
Các cá nhân có liên quan bị thi hành kỷ luật từ trái qua phải: Phạm Thị Hương, Nguyễn Thị Trường và Dương Thị Thắm.
Quyết định kỷ luật các cá nhân có liên quan trong việc cháu Lê Thùy D bị bạn đánh tại trường mầm non Ngọc Sơn (xã Ngọc Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang).
Sau khi xem xét các tình tiết, xác định nguyên nhân, phân tích, làm rõ các hành vi vi phạm và căn cứ vào các quy định của pháp luật, nội dung kiểm điểm của từng cá nhân, Hội đồng kỷ luật huyện Hiệp Hòa đã quyết định các hình thức kỷ luật đối với hai trường hợp là bà Dương Thị Thắm chịu hình thức kỷ luật khiển trách; bà Nguyễn Thị Trường chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Riêng bà Phạm Thị Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi khu lẻ thôn Bình Dương chưa thực hiện nghiêm túc chức trách nhiệm vụ được giao, vi phạm quy định chuyên môn của ngành không trực trong giờ trẻ ngủ.
Tuy nhiên, khi các cháu đang ngủ cô Hương sang lớp 3 tuổi bên cạnh ăn cơm thì các trẻ lớp 5 tuổi do cô Hương phụ trách đều đã ngủ say và không xảy ra sự việc đáng tiếc.
Do đó, Hội đồng huyện yêu cầu cô giáo Phạm Thị Hương nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và lấy đó làm bài học. Hội đồng cũng yêu cầu trường Mầm non Ngọc Sơn xem xét việc đánh giá, xếp loại viên chức Phạm Thị Hương vào cuối năm học theo hình thức phù hợp.
Cùng với việc kỷ luật, kiểm điểm công chức, viên chức liên quan đến việc cháu Lê Thùy D bị đánh tại lớp, UBND huyện Hiệp Hòa chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo huyện chấn chỉnh việc quản lý vật dụng, đồ dùng học tập, tránh tình trạng để các cháu sử dụng gây nguy hiểm cho bạn khác.
Về lâu dài sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thay đổi chất liệu những cây gậy nhựa cho phù hợp, bảo đảm an toàn cho tre.
Đồng thời chỉ đạo các trường học trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ, không để tái diễn các vụ việc tương tự trên địa bàn.
Đặc biệt, các nhà trường tăng cường các hoạt động ngăn ngừa, phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, nhằm tạo môi trường an toàn cho trẻ em, học sinh trong toàn huyện.
"Chúng tôi sẽ xem xét triển khai lắp camera cho các lớp học để cho phụ huynh học sinh được yên tâm cũng như các giáo viên yên tâm giảng dạy" - ông Thịnh nói.
Theo Danviet
Hà Nội: Mỗi ngày bẫy được vài mâm ruồi (!) Ruồi ở đây nhiều vô kể, không ngày nào được ăn một bữa cơm trọn vẹn. Phải lấy màn quây xung quanh, bê mâm cơm vào trong đó ngồi ăn. Ruồi bâu kín cả đồ dùng trong nhà. Bày đồ ăn ra, ruồi ăn trước, người ăn sau... Đó là nỗi thống khổ nhiều năm nay của người dân xã Nam Sơn (huyện...