Hàng trăm hộ dân khốn khổ “khát thèm” nước sạch
Nhiều năm qua, do không có nước sạch nên hàng trăm hộ dân xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, Quảng Trị phải sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn để sinh hoạt. Chỉ khoảng 5-6 năm trở lại đây, địa phương này đã ghi nhận 60-70 người mắc bệnh ung thư, bệnh về đường tiêu hóa, ngoài da… có liên quan đến sử nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
Trước nguy cơ bệnh tật đang hiển diện, đe dọa cuộc sống mỗi người dân nghèo, nhu cầu có nước sạch để sinh hoạt càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Nhưng nghịch lý ở chỗ, dù địa phương này đang tồn tại nguồn nước để cung cấp cho các khu công nghiệp, nhưng người dân sống ở khu vực lân cận lại “khát” nước sạch.
Ám ảnh căn bệnh ung thư…
Theo thống kê của UBND xã Gio Mỹ, hiện địa phương còn hơn 1.000 hộ dân chưa có nguồn nước sạch sinh hoạt, chủ yếu ở các thôn: Nhĩ Thượng, An Mỹ, Cẩm Phổ, Thủy Khê.
Hàng trăm hộ dân khốn khổ sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn
Để minh chứng cho tình trạng thiếu nước sạch, anh Nguyễn Thanh Hợp, Bí thư chi bộ thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ dẫn chúng tôi đến một cái giếng khơi nằm bên cạnh đồi cát sát thôn. Anh Hợp cho biết, trước đây giếng này được tập thể người dân địa phương sử dụng chung để sinh hoạt. Nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, người dân được khuyến cáo không nên sử dụng nguồn nước tại đây vì không đảm bảo tiêu chuẩn.
Giếng nước người dân sử dụng tập thể được kiểm nghiệm không đảm bảo vệ sinh để sử dụng trong ăn uống
Anh Hợp cho hay, do không có nước sạch nên người dân nơi đây chủ yếu sử dụng nguồn nước lấy từ giếng khơi hoặc giếng khoan. Tuy nhiên, nguồn nước ngày càng bị nhiễm phèn nặng, sau khi sử dụng thấy bên dưới đáy dụng cụ đựng nước xuất hiện lớp váng màu vàng.
Điều đáng nói, những năm gần đây tỉ lệ người dân trong làng mắc bệnh ngày càng tăng, chủ yếu là các bệnh ung thư, ngoài da, đường tiêu hóa. Hầu như năm nào cũng có người chết vì bệnh ung thư, trung bình mỗi xóm có từ 2-3 người.
Video đang HOT
“Người dân địa phương vô cùng lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ rằng bệnh tật cũng có liên quan đến nguồn nước. Bởi trước đây thì bệnh tật ít xảy ra, nhưng khi có tình trạng khai thác ti tan thì nguồn nước bắt đầu bị nhiễm bẩn. Đã có cơ quan chức năng về lấy mẫu nước đi kiểm tra thì chỉ có một giếng hợp vệ sinh, còn những giếng khác thì cho kết quả chứa hàm lượng chì nặng nên khuyến cáo người dân không sử dụng”, anh Hợp nói.
Bà Hương cho rằng, do nguồn nước bị nhiễm phèn nặng nên gia đình bà phải đi mua nước bình về dùng
Để có nguồn nước sinh hoạt, một số người dân làng Cẩm Phổ đã chọn giải pháp khác là khoan giếng sâu hơn nhưng vẫn bị nhiễm phèn. Bà Mai Thị Hương (SN 1955, người dân thôn Cẩm Phổ) cho biết, trước đây nước rất trong nhưng mấy năm trở lại đây nguồn nước bị đổi màu. Khi bơm nước lên một thời gian thì đổi sang màu vàng. Hiện gia đình tui phải đi mua nguồn nước bên ngoài về sử dụng nấu ăn, nguồn nước giếng chỉ sử dụng giặt giũ vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nước đưa vào khu công nghiệp, dân “khát” nước sạch
Việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, không đảm bảo vệ sinh đã trở thành nỗi lo lắng cho nhiều người dân, khi mà số người mắc bệnh cứ ngày càng tăng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Xuân Lộc, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Gio Mỹ cho biết: Xã Gio Mỹ có gần 1.500 hộ sinh sống ở 6 thôn. Đây là địa phương vùng trũng, mùa mưa thì lụt, mùa nắng thì khô hạn. Nơi đây cũng thuộc tuyến hàng rào điện tử Mc-Namara nên chịu ảnh hưởng của tàn dư bom, đạn, chất độc nằm trong lòng đất.
Trên địa bàn hiện có 6 giếng nước đã được khảo sát và đưa vào cung cấp cho các vùng Gio Linh, Đông Hà và khu vực xung quanh. Tuy nhiên, trên địa bàn chỉ có khoảng 300 hộ được dùng nước sạch, còn phần lớn phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
Theo kết quả quan trắc của Sở TN-MT, tất cả các nguồn nước đều vượt quá quy chuẩn cho phép, có nghĩa là không được sử dụng nấu ăn. Thực tế, giếng nước của các hộ gia đình đang sử dụng đều bị phèn, không sử dụng được, đa số phải sử dụng nước bình.
“UBND xã đã khuyến cáo người dân xây bể lọc hoặc mua nước bình sử dụng, nhưng đời sống người dân còn khó khăn nên việc đầu tư rất khó. Do đó, người dân và chính quyền địa phương cũng mong muốn các ngành quan tâm đầu tư, đưa nước sạch về cho dân sử dụng, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe”, ông Lộc nói.
Ông Lộc thông tin: “Thời gian qua, đối với xã Gio Mỹ, chỉ trong 5-6 năm trở lại đây có khoảng 60-70 người mắc bệnh, một số bị ung thư, gan, bệnh ngoài da. Trong đó, phần lớn đã qua đời, một số đang điều trị tại bệnh viện và ở nhà. Qua khuyến cáo, bà con không nên sử dụng nguồn nước này vì sẻ ảnh hưởng đến thế hệ trẻ sau này”.
Sau một thời gian sử dụng, bể chứa nước của người dân bị kết lại một lớp màu vàng
Ông Phan Hứa Bửu, Phó Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, về nguồn nước người dân đang sử dụng tại xã Gio Mỹ, các cơ quan chức năng đã lấy mẫu kiểm tra, kết quả cho thấy chất lượng nước có sự biến động lớn, lượng phèn tăng lên.
“Trước năm 2015, phía công ty có quản lý nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch nông thôn. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, chương trình này kết thúc, trở thành dự án thành phần của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch sẽ do địa phương quản lý và làm chủ đầu tư”, ông Bửu thông tin.
Đăng Đức
heo Dantri
Thủ đô thiếu 100.000 m3 nước sạch mỗi ngày trong mùa hè
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, do nguồn cấp nước thiếu, nhiều khu vực thuộc 4 quận nội thành sẽ thiếu nước sạch trong mùa hè.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tình hình cấp nước sạch mùa hè 2017 sẽ rất khó khăn với thực trạng hạ tầng hiện nay. Dự báo vào lúc cao điểm, lượng nước sạch thiếu từ 70.000-100.000 m3 mỗi ngày đêm.
Một số khu vực được dự báo khó khăn như: đường Bưởi (quận Ba Đình); Thụy Khuê (Quận Tây Hồ); Hàng Buồm, Hàng Tre, Trần Nhật Duật, Hàng Gai, Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm); Đê La Thành, đường Láng, ngõ Thái Thịnh 2 (quận Đống Đa)...
Nhà chức trách Hà Nội cũng lo ngại nguy cơ vỡ đường ống nước từ nhà máy nước sông Đà gây ảnh hưởng đến đời sống hàng nghìn hộ gia đình. Công suất nhà máy nước sông Đà hiện trên 200.000 m3 mỗi ngày đêm, chiếm 23% tổng sản lượng nước sạch cấp cho thành phố.
Nhiều khu vực nội đô Hà Nội sẽ thiếu nước trong mùa hè. Ảnh minh họa: Ngọc Thành.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, tổng nguồn cung cấp nước từ các nhà máy trên địa bàn thành phố khoảng trên 900.000 m3 mỗi ngày đêm, trong khi nhu cầu dùng nước sạch mùa hè tăng trung bình 10-12% so với mức bình thường, tương ứng trên 1.000.000 m3 mỗi ngày đêm.
Tuyến ống số 2 dẫn nước từ nhà máy sông Đà về Hà Nội và hỗ trợ cho tuyến số một được khởi công từ tháng 10/2015. Tuy nhiên theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án này mới chỉ dừng ở bước chuẩn bị triển khai và chưa có thời gian hoàn thành.
Để khắc phục tình trạng thiếu nước cục bộ, Hà Nội yêu cầu các đơn vị chuẩn bị phương án cấp nước bằng xe téc, khảo sát lắp đặt một số bồn chứa nước dự trữ tại các khu dân cư đông người...
Việc cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện do 4 công ty đảm nhiệm, cung cấp cho trên 1.150.000 hộ dân (4,6 triệu người); tỷ lệ người dân khu vực 12 quận được cung cấp nước sạch đạt 97%; tỷ lệ thất thoát thất thu trên hệ thống khoảng 21,5%.
Võ Hả i
Theo VNE
Thi công 2 giếng nước ngầm "cứu" hàng chục hộ dân khát nước sạch Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội cho biết, sớm nhất là đầu tháng 7/2017 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 2 giếng khoan cục bộ bổ sung để giúp hàng chục hộ dân ở ngõ 161, phường Long Biên (Long Biên, Hà Nội) thoát cảnh thiếu nước sạch nhiều ngày nay. Người dân ở ngõ 161, đường...