Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Thanh Hoá do mưa liên tiếp
Liên tiếp 2 ngày qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có mưa vừa đến mưa to, một số địa phương bị ngập cục bộ, nhiều mơi bị ngập cục bộ, hàng trăm hộ dân bị cô lập.
Ghi nhận đến tối 8/9, nước lũ trên các sông, suối tiếp tục dâng cao, nhiều vị trí đập tràn trên tuyến tỉnh lộ 520B bị ngập khiến cho các xã Thanh Hòa, Thanh Quân, Thanh Lâm, Thanh Phong, huyện Như Xuân bị cô lập. Ông Đỗ Tất Hùng, Chủ tịch UBND xã Thanh Hoà, huyện Như Xuân cho biết, bắt đầu từ sáng 8/9 hàng trăm hộ dân khu vực này bị cô lập do nước tràn dâng cao.
Từ sáng 8/9, nhiều khu vực bị ngập sâu, người dân bị cô lập. Ảnh: CTV
“Hiện tại địa bàn này đang bị chia cắt, chưa đi lại được. Nếu từ giờ đến tối nay trời dừng mưa, ngày mai khu vực có thể thông xe được. Đây là 2 xã thường xuyên cô lập khi nước dâng, đường vòng thì rất xa” – Chủ tịch UBND xã Thanh Hoà nói.
Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, tại các đập tràn bị nước lũ ngập sâu, lực lượng chức năng đã cắm biển cảnh báo, tuyệt đối không cho người và phương tiện đi qua đập tràn lúc mưa lũ đổ về.
Video đang HOT
Ngành chức năng huyện Như Xuân cũng đã có phương án hỗ trợ lương thực, thực phẩm, các đồ dùng thiết yếu cho người dân ở vùng sâu, vùng xa nếu bị nước lũ cô lập, chia cắt dài ngày. Huy động các lực lượng quân đội, công an và chính quyền các xã giúp đỡ người dân khi mưa lũ còn diễn biến phức tạp.
Đến 22h tối 8/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Qua đó chủ động di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra, khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời./.
Chủ tịch UBND TP Thủ Đức yêu cầu nhanh chóng đảm bảo mặt bằng cho dự án vành đai 3
Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, ông Hoàng Tùng, yêu cầu các địa phương khẩn trương xác định nguồn gốc đất chưa rõ chủ sở hữu để đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho việc khởi công dự án vành đai 3.
Trước khi khảo sát thực địa, chủ tịch UBND TP Thủ Đức đã có buổi làm việc với lãnh đạo phường nhằm lắng nghe những khó khăn và kiến nghị của địa phương - Ảnh: CHÂU TUẤN
Chiều 6-9, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) Hoàng Tùng đã có buổi khảo sát thực địa tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường vành đai 3 tại phường Long Trường (TP Thủ Đức); lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của phường trong quá trình thực hiện dự án.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng Vũ - chủ tịch UBND phường Long Trường - cho biết dự án đường vành đai 3 qua TP Thủ Đức khoảng 14,7km, trong đó đoạn qua phường khoảng 4,7km chia làm hai dự án thành phần là 1A và 1B.
Trong quá trình triển khai, dự án 1A thuộc dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch gặp nhiều khó khăn do công tác thu thập pháp lý, thông tin thửa đất và công tác tống đạt còn chậm.
Theo ông Vũ, dự án này có 96 hộ dân bị ảnh hưởng, tuy nhiên hiện nay phường chỉ mới thu thập thông tin 70/96 hồ sơ pháp lý thu hồi đất và quyết định tống đạt được 58/96 thông báo. Đặc biệt trong đó còn khoảng 25 hồ sơ gặp khó khăn khi tiếp cận xác minh.
"Do đặc thù tuyến 1A toàn bộ thửa đất thu hồi đều là đất nông nghiệp, địa hình đi lại khó khăn, chủ sử dụng đất đã chuyển nhượng qua nhiều người, không phải người dân địa phương. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai của địa phương không đáp ứng chính xác được thông tin chủ sử dụng đất ảnh hưởng đến tiến độ dự án", ông Vũ nói.
Qua đó, chủ tịch UBND phường Long Trường cho hay sẽ khẩn trương phối hợp với các phòng, ban để có đầy đủ hồ sơ, thông báo, vận động người dân. Phấn đấu cuối năm nay sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Kết luận buổi làm việc, ông Hoàng Tùng đề nghị phường Long Trường tập trung, khẩn trương thu thập thông tin, xác định nguồn gốc đất thuộc khu vực quy hoạch làm đường vành đai 3 đến nay vẫn chưa rõ chủ sở hữu.
"Bằng mọi giải pháp, chúng ta phải thông tin cho người dân biết, trong dự án này, những đoạn sau đây, ai có đất trong đây thì liên hệ chính quyền địa phương. Phường có trách nhiệm chuẩn bị số hotline để tiếp nhận thông tin. Các hệ thống cùng vào cuộc, xác minh chủ đất rồi xác minh nguồn gốc pháp lý để đảm bảo hồ sơ bồi thường", ông Tùng cho hay.
Bên cạnh đó, lãnh đạo TP Thủ Đức nhấn mạnh các đơn vị liên quan cần có kế hoạch chi tiết, đảm bảo tiến độ giao mặt bằng khớp với tiến độ thi công để phấn đấu đến tháng 8-2025 hoàn thành để kết nối với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Chủ tịch TP Thủ Đức (giữa) khảo sát thực địa tại bến đò Trường Lưu, phường Long Trường - Ảnh: CHÂU TUẤN
Dự án vành đai 3 dự kiến quy mô khoảng 76,3km, 4 làn xe cao tốc hạn chế. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 75.378 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 là 61.056 tỉ đồng.
Dự án phân chia thành 8 dự án thành phần, tách riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng triển khai độc lập theo địa giới hành chính giữa các địa phương, thực hiện theo hình thức đầu tư công. Đến ngày 15-8, Chính phủ đã có nghị quyết triển khai dự án. Theo kế hoạch đề ra, các địa phương phải nỗ lực để khởi công dự án vào giữa năm 2023.
Đi tìm nghịch lý Đà Lạt thành 'sông': Thiên tai có, nhưng 'nhân tai' mới là nguyên nhân chủ chốt Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương, tin Đà Lạt biến thành sông, nhiều người bất ngờ và đó cũng chỉ là hiệu ứng tâm lý của sốc "khủng" vì lo "mất" Đà Lạt. Điều gì đang xảy ra ở Đà Lạt? Thiên tai - có, nhưng nhân tai mới là nguyên nhân chủ chốt. Cơn mưa chiều 1-9, có thời điểm nước dâng...