Hàng trăm hộ dân “băm nát” công viên Cầu Giấy làm nhà bất hợp pháp
Công viên Cầu Giấy rộng 40ha là dự án lớn thuộc khu đô thị mới Cầu Giấy, nhưng công viên này đang bị hàng trăm hộ dân tự ý “chia năm xẻ bảy” làm nhà ở, địa điểm kinh doanh, kho hàng và thậm chí trở thành bãi rác chuyên chứa phế liệu xây dựng.
Công viên Cầu Giấy là dự án xây dựng hồ điều hòa và khu công viên trung tâm trên diện tích rộng 40ha, tiếp giáp với mặt đường Phạm Hùng, giao cắt giữa quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm.
Từ mặt đường Phạm Hùng nhìn vào thì đây là một khu đất trống, cỏ dại um tùm, nhưng thực chất, công viên Cầu Giấy đang bị chiếm dụng trở thành nơi cư trú bất hợp pháp và địa điểm kinh doanh của nhiều hộ dân. Nằm giữa công viên là một con đường đất chạy cắt ngang và điều đáng nói là hai bên đường mọc lên nhiều ngôi nhà tạm, được làm bằng tôn và nhiều ngõ ngách dẫn tới các kho chứa đồng nát.
Những hộ dân này, đang chiếm dụng phần đất của dự án, nhưng dường như họ “nghiễm nhiên” coi đó là đất của cá nhân. Mọi hoạt động kinh doanh cho đến sinh hoạt hàng ngày như trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm đều diễn ra một cách công khai, giống như những cụm dân cư khác trên địa bàn.
Nhiều hộ dân ngang nhiên “xẻ thịt” dự án để làm nhà ở
Vì cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, nên các hộ dân “thừa cơ” kéo đến công viên Cầu Giấy làm nhà, “lập ấp” ngày càng đông, mà không hề thấy cơ quan chức năng đến kiểm tra, dẹp bỏ. Điều này khiến nhiều người dân sống ở khu vực lân cận dự án hồ điều hòa và công viên trung tâm luôn cảm thấy bất an về tình hình an ninh – trật tự.
Không chỉ làm nhà để ở, những phần “đất vàng” của công viên nằm trên mặt đường Phạm Hùng còn bị “xẻ thịt” thành từng mảng phục vụ kinh doanh như: trông giữ xe, rửa xe, gara ô tô, sân tennis, quán bia….
Video đang HOT
Một “đại công trường” đang hoạt động ngày đêm giữa trung tâm công viên Cầu Giấy với hàng trăm chuyến xe trộn bê tông ra vào gây mất an ninh trật tự mà các cơ quan chức năng vẫn “nhắm mắt” làm ngơ
Những hoạt động kinh doanh này diễn ra một cách công khai, vô tư “chềnh ềnh” biển hiệu của một cơ sở lớn như: Bia hơi Hà Nội, gara 3 chuẩn, gara ô tô – xe máy, nhà hàng Thắng xoăn… Không thể biết cụ thể giá trị của bản hợp đồng cho thuê những khu đất này, nhưng chắc chắn để có thể tự do hoạt động trong khoảng thời gian dài trên đất dự án, chủ kinh doanh ở đây đã phải “làm luật” với số tiền không nhỏ thì mới được “vô tư” lấn chiếm đất công đến vậy.
Một tình trạng đáng báo động khác, môi trường của công viên Cầu Giấy rộng 40ha đang bị ô nhiễm bởi phế liệu xây dựng và chất thải từ một số trạm trộn bê tông đang ngày đêm hoạt động.
Để bảo vệ môi trường và an ninh trong khu vực, báo Dân trí đề UBND TP. Hà Nội, Thanh tra TP. Hà Nội vào cuộc kiểm tra, giải quyết những bất cập đang diễn ra tại công viên Cầu Giấy. Ngoài ra, các cơ quan chức năng thuộc hai quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm khẩn trương siết chặt công tác quản lý dân nhập cư trái pháp luật và xóa bỏ tình trạng “xẻ thịt”, chiếm dụng đất bất hợp pháp làm nhà ở và nơi kinh doanh trên phần đất của dự án trên.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến – Ngọc Cương – Vũ Thúy
Theo Dantri
Hà Nội có thể phải xả nước sông Nhuệ vào nội thành
Do mực nước sông Nhuệ dâng cao nên có thể phải xả nước qua đập Thanh Liệt vào nội thành. Sáng nay, hàng loạt các khu vực bị ngập nặng như Phạm Hùng, Thái Hà, Thái Thịnh, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng... khiến giao thông đình trệ.
Gia cố đê sông Nhuệ tại xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm. Ảnh: Phương Sơn.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, nước sông Nhuệ dâng cao có thể tràn vào nội thành gây ngập diện rộng, do vậy lãnh đạo đơn vị này đang xin ý kiến Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP Hà Nội về khả năng phải mở đập Thanh Liệt cho một lượng nước nhất định tràn vào nội đô. Như vậy diện ngập có thể thu hẹp và kiểm soát được.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hà Đức Trung, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, Ban phòng chống lụt bão thành phố đang theo dõi sát diễn biến mực nước sông Nhuệ, phụ thuộc vào tình hình thực tế sẽ có hướng xử lý.
Trong cơn mưa lịch sử năm 2008, Hà Nội từng phải tiêu thoát nước cho khu vực ngoại thành bằng cách xả nước từ sông Nhuệ vào hệ thống thoát nước Hà Nội thông qua cửa cống Thanh Liệt. Ngoài ra, thủ đô đã phải cầu cứu Hà Nam để hút bớt nước sông Nhuệ qua trạm bơm Yên Lệnh.
Cơn mưa nặng hạt lúc 0h30 ngày 9/8 đã khiến tình hình ngập úng ở Hà Nội càng nghiêm trọng. Tổng lượng mưa sau 2 ngày tại Hà Nội tính đến 6h sáng 9/8 tại Hồ Tây là 290 mm, Long Biên 297 mm, Vân Hồ 253 mm. Trong khi đó, các hồ điều hòa đã đầy nên khả năng thoát nước hạn chế.
Úng ngập nặng nhất là các đoạn đường Phạm Hùng, Thái Hà, Thái Thịnh, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng... với mức độ 0,4 m. Dự kiến các vị trí này sẽ rút hết nước sau một giờ nếu không tiếp tục xảy ra mưa.
Úng ngập nghiêm trọng quanh tòa nhà Keangnam. Ảnh: Đ.L.
Ngoài ra, 22 tuyến đường khác vẫn bị úng ngập do mưa rả rích từ hôm qua như ngã ba Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, trước số 1 Liễu Giai, trước 343 Đội Cấn, Trần Bình, Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Khuyến, Thái Hà, Ngọc Lâm, Cầu Chui, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng...
Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết đã chủ động hạ mực nước hồ điều hoà Yên Sở, hạ mực nước trên các kênh dẫn, kênh bao và con sông. Các cửa xả nước hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa... đã được mở để điều hoà nước. Trạm bơm Yên Sở vận hành liên tục 20 tổ máy cùng trạm bơm Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ khai thác hết công suất để hạ mực nước trên hệ thống.
Tuy nhiên, do nước trên sông Nhuệ lên quá nhanh nên khu vực Phạm Hùng - vành đai 3 nước rút chậm và có nguy cơ vỡ đê sông Nhuệ. Công ty thoát nước cho biết tiếp tục vận hành các trạm bơm và đã bố trí nhân viên ứng trực tại hiện trường.
Theo ghi nhận của VnExpress, úng ngập trên nhiều tuyến đường trọng điểm nên giao thông Hà Nội hai hôm nay bị đảo lộn. Trên tuyến vành đai 3, nhiều phương tiện bị chết máy do đường ngập nên cảnh sát giao thông phải phân luồng cho xe máy đi đường trên cao.
Các tuyến đường như Huỳnh Thúc Kháng, Kim Mã, Thái Hà... cũng trong cảnh ùn tắc do phương tiện tránh đường ngập.
Sông Nhuệ là nhánh nhỏ của sông Hồng, dài 76 km, bắt đầu từ cống Liên Mạc, huyện Từ Liêm, chảy qua Thanh Trì, quận Hà Đông, các huyện Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên (Hà Nội) và cuối cùng là Phủ Lý (Hà Nam). Nhiệm vụ chính của sông Nhuệ là tiêu thoát nước cho lúa với tiêu chí mưa 3 ngày tiêu 5 ngày. Nhưng nay do đô thị hóa phía Tây Hà Nội, lưu lượng tiêu tăng gấp đôi gây quá tải cho sông và úng ngập cho nội thành Hà Nội
Theo VNE
Ban quản lý dự án Thăng Long cần dứt điểm hoàn thiện hầm bộ hành Báo An ninh Thủ đô ra ngày 10-7 có đăng bài " Hoang phế hầm bộ hành", trong đó phản ánh trên tuyến đường Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến có một số hầm bộ hành đã bị biến thành nơi tá túc của người bán hàng rong, thậm chí có hầm còn khóa cửa im ỉm, bỏ hoang... Liên quan đến vấn đề...