Hàng trăm ha sắn ở Thừa Thiên – Huế nhiễm bệnh khảm lá
Chỉ sau hơn một tháng xuống giống, hiện hàng trăm ha sắn tại tỉnh Thừa Thiên – Huế bị bệnh khảm lá sắn hoành hành. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp ngăn chặn bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng, tránh gây thiệt hại cho bà con nông dân.
Nhiều diện tích sắn mắc bệnh khảm lá phải nhổ bỏ cây và tiêu hủy
Theo kế hoạch trong vụ đông xuân, Thừa Thiên – Huế sẽ đưa vào trồng 6.700ha sắn. Hiện trên địa bàn đã trồng mới 3.702ha, trong đó 1.215ha phát triển thân lá và 2.487ha mới trồng. Tuy nhiên, những ngày này, bệnh khảm lá sắn xuất hiện trên nhiều diện tích sắn của người dân.
Trong đó, huyện Phong Điền là địa phương có diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lá nhiều nhất trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, đến nay, toàn huyện đã trồng khoảng 1.200ha sắn; trong đó có đến 817ha nhiễm bệnh khảm lá; nhiều diện tích đã nhiễm bệnh hoàn toàn.
Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, bệnh khảm lá trên cây sắn lây lan nhanh ảnh hưởng rất lớn đến diện tích trồng sắn của huyện và gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Hiện huyện đang triển khai các giải pháp phòng trừ, tiêu hủy cây bệnh, đồng thời thông báo đến người dân về tình hình bệnh để có giải pháp xử lý hiệu quả.
Thông tin từ Sở NN&PTNT Thừa Thên – Huế, tính đến ngày 11/2, bệnh khảm lá sắn do virus phát sinh gây hại khoảng 724,5ha, tỷ lệ 5 – 10%, nơi cao 70 – 80%, trong đó, diện tích nhiễm nhẹ 100ha; diện tích nhiễm trung bình 174,5ha; diện tích nhiễm nặng 450ha.
Bệnh khảm lá sắn lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh. Khi cây sắn còn non, bị nhiễm virus sẽ không cho củ; cây sắn đã lớn, mới nhiễm virus vẫn có biểu hiện bệnh nhưng thiệt hại nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn từ khi cây sắn còn non đến hai tháng tuổi.
Video đang HOT
Trước tình hình bệnh khảm lá sắn diễn biến phức tạp, Sở NN&PTNT đã có công văn yêu cầu các địa phương có diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn cần khẩn trương chỉ đạo nông dân nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh để tiêu hủy. Cụ thể, các ruộng sắn tỷ lệ bệnh dưới 70%, nhổ cây bị bệnh, thu gom và đốt. Nếu tỷ lệ bệnh trên 70% thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt.
Với diện tích trồng sắn xen lạc sau khi nhổ bỏ tiêu hủy cây sắn nhiễm bệnh, tiến hành chăm sóc, tùy điều kiện thực tế và độ ẩm đất có thể trồng dặm bằng các giống sạch bệnh rõ nguồn gốc.
Mới đây, tại buổi kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu huyện Phong Điền khẩn trương chỉ đạo nông dân tạm dừng trồng sắn, nhổ bỏ cây sắn nhiễm bệnh để tiêu hủy, hạn chế thiệt hại và tránh lây lan trên diện rộng.
Các địa phương chưa phát hiện bệnh khảm lá sắn tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện sớm bệnh khảm lá sắn, thống kê khoanh vùng diện tích nhiễm bệnh; đồng thời nghiên cứu, chuyển đổi cây trồng ở các diện tích đã nhiễm bệnh cũng như tìm các giải pháp hỗ trợ cho người dân trong thời gian tới.
Thùy Nhung
Theo PLVN
Gia Lai: Dân mất Tết vì hơn 110ha bí đỏ bị "ốm", bị "điếc"
Thời điểm này, người dân trồng bí đỏ ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đang phải đối mặt với một cái Tết buồn, bởi có hơn 110ha bí bị nhiễm bệnh khảm lá và bệnh phấn trắng khiến năng suất giảm hơn 70%, nhiều diện tích mất trắng.
Đến với xã Đông, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), nơi có diện tích trồng bí lớn nhất của huyện bị dịch bệnh hoành hành khiến nhiều hộ trồng điêu đứng.
Trao đổi với phóng viên Báo DANVIET.VN chị Lê Thị Thu (thôn 3, xã Đông, huyện Kbang) buồn bã nói, gia đình chị có hơn 0,3ha bí trồng để bán tết, miệt mài chăm sóc hơn 4 tháng trời, bỏ ra hàng chục triệu đồng đầu tư với mong muốn có một cái tết no đủ từ vụ bí cuối năm. Tuy nhiên, bí đang sinh sôi phát triển tốt thì từ tháng 10 và tháng 11 không biết dịch bệnh gì cây chết dần, chết mòn rồi lan rộng ra hết diện tích của cánh đồng.
Dịch bệnh khảm lá, phấn trắng khiến 0,3ha bí của gia đình chị Thu không thể ra quả, mất mùa.
"Bắt đầu từ tháng 12, tôi chỉ thu được khoảng 4 tạ bí đỏ . Trong khi vụ mùa năm trước gia đình tôi thu hoạch hơn 4 - 5 tấn gấp 10 hơn 10 lần năm nay. Giờ 4 tạ không đủ tiền công chăm sóc, trả nợ thì tiền đâu mà sắm sửa cho tết", chị Thu buồn bã nói.
Tương tự, bà Trần Thị Hà (Thôn 4, xã Đông, huyện Kbang) chia sẻ, nhà chị xuống giống vào tháng 11 với diện tích hơn 1ha. Gia đình chị đã cố chờ, xuống giống muộn hơn mọi người nhằm tránh dịch bệnh tương tự như các cánh đồng khác. Tuy nhiên, hơn 70% diện tích của gia đình vẫn bị nhiễm bệnh.
Bí bị nhiễm bệnh, lá vàng úa, không cho quả.
"Để vớt vát được phần nào vụ mùa này, gia đình tôi đang liên tục tưới nước và sử dụng phân để cho quả nhanh lớn nhằm phục vụ cho dịp tết nguyên đán cuối năm. Nhưng đoán chừng cũng thu được được 30% tổng diện tích", chị Hà nói.
Bên cạnh vườn chị Hà, chị Bốn Phêu (thôn 4, xã Đông, huyện Kbang) có rộng khoảng gần 1ha, bí vẫn ra được ít trái nhưng gia đình chị không thu hoạch mà bỏ hoang, mặc cho bí thối rữa từng ngày.
Có những ruộng bí cho ra được ít quả nhưng người dân bỏ hoang vì giá cả thấp, càng thu hoạch càng lỗ
Theo nhiều người dân trồng bí trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tất cả ruộng bí ở đây đều cùng chung cảnh ngộ. Bí không ra hoa, trái bé, dịch bệnh hoành hành... nhiều nhà thấy càng thu hoạch thì càng lỗ nên bỏ vậy cho bò ăn hoặc chuyển ra trồng lại cây ớt, bắp, mía...
Trước tình hình dịch bệnh hoành hành trên cây bí, có nhiều hộ đã phá bỏ để chuyển sang trồng ớt, ngô...
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Mai , phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang cho biết, những tháng gần đây, trên địa bàn các huyện Kbang thời tiết thất thường đã tạo điều kiện cho dịch bệnh hoành hành trên thân cây bí. Qua kiểm tra, xác minh dịch bệnh trên cây bí có 2 loại bệnh là bệnh khảm và bệnh phấn trắng.
Dấu hiệu nhận biết của hai loại dịch bệnh trên là lá cây sẽ ngã sang màu vàng nhạt, lá nhăn nheo khiến cây phát triển chậm, sau đó chết dần là dấu hiệu của bệnh khảm lá. Còn bệnh phấn trắng ngay từ thời kỳ cây con, một lớp phấn trắng bao phủ trên mặt lá khiến lá chuyển sang màu vàng rồi khô dần. Hai loại dịch bệnh này lây lan rất nhanh, cây bị bệnh sẽ giảm mạnh về năng suất hoặc không ra quả.
"Nếu điều trị bệnh Khảm chỉ cần khi phát hiện, người dân tưới cho sạch lớp sương sớm, đặc biệt là phần dưới của lá. Tuy nhiên, bà con lại có nhiều quan niệm dân gian và dùng không đúng loại thuốc để chữa trị khiến bệnh càng lan rộng. Theo thống kê, chỉ riêng xã Đông đã có hơn 110 ha cây bị nhiễm bệnh. Trong đó, 60ha diện tích cây không ra quả, "mất trắng" và 50ha còn lại đang nhiễm bệnh.
Theo Danviet
Phòng ngừa hiệu quả bệnh khảm trên cây ớt Với các chế phẩm có nguồn gốc sinh học thế hệ mới từ Công ty Cổ phần Nông dược HAI, người nông dân có thể nhanh chóng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khảm trên cây ớt, đảm bảo năng suất mùa màng. Là loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực của nhiều quốc gia, cây ớt được trồng phổ biến,...