Hàng trăm giáo viên ở Hà Nội có nguy cơ mất việc: Lãnh đạo ký thừa, sao “đổ đầu” giáo viên?
“Biết không được bổ sung biên chế, tại sao lãnh đạo huyện UBND Thanh Oai vẫn ký hợp đồng với hàng trăm giáo viên trong những năm qua. Lãnh đạo ký thừa, tại sao giờ lại đổ đầu giáo viên như thế?” – một trong số gần 300 giáo viên ở Thanh Oai (Hà Nội) có nguy cơ sắp mất việc đặt câu hỏi.
Giáo viên hợp đồng tập trung cạnh UBND huyện Thanh Oai để chờ lời giải thích thỏa đáng từ lãnh đạo huyện. Ảnh: Đình Tuệ.
“Ăn trực nằm chờ” ngóng tin
Những ngày qua, bất kể nắng mưa, hàng trăm giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục của huyện Thanh Oai (Hà Nội) thay nhau túc trực ở gần UBND huyện Thanh Oai để chờ tin tức từ chính quyền địa phương.
Với các giáo viên, văn bản số 1020/UBND-NV của UBND huyện Thanh Oai – với nội dung chấm dứt hợp đồng đối với những trường hợp trước đây được UBND huyện ký hợp đồng, để chuyển về các trường do hiệu trưởng xem xét ký – như gáo nước lạnh dội lên tâm huyết của hàng trăm giáo viên hợp đồng nơi đây.
Quyết định chấm dứt hợp đồng với hàng trăm giáo viên ở huyện Thanh Oai.
Thầy Đ.V.T – Trường THCS Cao Dương (Thanh Oai) đã công tác trong ngành được 8 năm. Vợ thầy cũng làm giáo viên mầm non đi dạy được 6 năm nay. Cả hai người đều chung thân phận là giáo viên hợp đồng, ngoài đồng lương hưởng theo lương tối thiểu vùng, thầy cô không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào khác.
“Lương của tôi vừa tăng thêm 90.000 đồng, được tổng cộng 1.390.000 đồng. Đến nay, cộng dồn tất cả khoản thu nhập của cả hai vợ chồng vẫn chưa được 5 triệu đồng, tằn tiện lắm mới đủ nuôi hai con đang ở tuổi mẫu giáo. Con càng lớn, càng thêm nhiều khoản chi tiêu.
Video đang HOT
Nay cả hai vợ chồng lại nằm trong diện bị UBND huyện Thanh Oai chấm dứt hợp đồng, thật sự từ hôm nhận quyết định đến giờ, chẳng bữa nào ngủ được ngon giấc. Nếu chưa lập gia đình thì dễ bề xoay sở, nay thêm mấy miệng ăn là cả một gánh lo.
Đời sống khó khăn về kinh tế đã đành, nay tinh thần cũng đang bất ổn. Một tuần nay, từ ngày nhận quyết định với nội dung sẽ bị chấm dứt hợp đồng của UBND huyện, vợ chồng tôi chỉ biết hoang mang, lo lắng”- thầy T tâm sự.
Thầy T và hàng trăm giáo viên có thâm niên công tác từ 20-23 năm trong ngành giáo dục ở huyện Thanh Oai đều có chung mong mỏi phía UBND huyện Thanh Oai có câu trả lời thỏa đáng, có những chính sách để hỗ trợ cho những giáo viên đã gắn bó cả tuổi thanh xuân với nghề giáo. Nếu bây giờ vì lý do thừa giáo viên, thừa biên chế mà đẩy thầy cô ra đường như thế, sẽ khiến nhiều người ở độ tuổi 40-50 không biết xoay sở ra sao.
Lãnh đạo ký thừa, sao bắt giáo viên chịu thiệt?
Cũng theo phản ánh của các giáo viên hợp đồng huyện Thanh Oai (Hà Nội), họ cố lên lớp với đồng lương bèo bọt cũng chỉ vì yêu nghề và nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được vào biên chế.
“Khi ký hợp đồng với chúng tôi, lãnh đạo huyện đều hứa là sẽ sớm có đợt thi biên chế. Tôi dạy môn Văn từ năm 2008 đến nay, nhưng chẳng có đợt thi tuyển giáo viên Văn nào cả.
Đã thế, hàng năm, UBND huyện và các phòng chức năng vẫn ký thêm hợp đồng, hay nhận biên chế từ các nơi khác chuyển về. Lãnh đạo ký thừa, sao bây giờ lại đổ đầu giáo viên, lại bắt chúng tôi chịu thiệt như thế. Nay nhiều người đầu đã hai thứ tóc, đi làm công nhân cũng khó, giờ chẳng biết làm gì để nuôi mình và gia đình”- cô N (giáo viên dạy Toán tại một trường ở huyện Thanh Oai – ngậm ngùi.
Về những băn khoăn của giáo viên, ông Nguyễn Tuệ Sơn – Trưởng phòng Nội vụ huyện Thanh Oai – cho biết, huyện chỉ đang làm theo nghị quyết của cấp trên, nếu không làm đúng sẽ bị xử lý.
Ông Sơn cũng cho biết, với gần 300 giáo viên hợp đồng của huyện, thời gian tới sẽ có đợt thi tuyển biên chế. Những ai đỗ sẽ được tiếp tục đứng trên bục giảng, còn không huyện sẽ có định hướng để thầy cô chuyển đổi công việc.
ĐẶNG CHUNG – ANH PHÚ
Theo Laodong
Cú sốc trước thềm năm học mới: Hàng nghìn giáo viên bỗng nhiên... mất việc!
Tư 1.9, gân 300 giao viên tai Thanh Oai (Ha Nôi) va hơn 1.400 giao viên tai Ca Mau "bông nhiên" đưng trươc nguy cơ mât viêc lam. Đây la cu sôc đôi vơi nhưng thây cô châp nhân đưng trên buc giang vơi đông lương it oi, nhât la khi năm hoc mơi chi chưa đây 1 thang nưa la băt đâu.
Hàng trăm giáo viên huyện Thanh Oai (Hà Nội) nhận được thông tin sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1.9.2018.
Kêu cưu
Trong la thư kêu cứu gưi Báo Lao Đông, môt sô giao viên ơ huyên Thanh Oai bay to sư ngơ ngang khi cho biêt: Theo thông báo số 1020 (ngày 19.7.2018) của UBND huyện Thanh Oai, những trường hợp trước đây được UBND huyện đã ký hợp đồng lao động sẽ bi chấm dứt hợp đồng. Tông số giáo viên bị chấm dứt hợp đồng là 278 giáo viên (bao gồm cả mầm non, tiểu học và THCS).
Trong số gần 300 hợp đồng có nguy cơ mất việc, có người đã đứng lớp hơn 20 năm. "Chúng tôi là vì lòng yêu nghề mà đã cống hiến hơn 20 năm cho ngành giáo dục. Nay tôi đã gần 50 tuổi, vậy nếu UBND huyện không tiếp tục ký hợp đồng thì tôi biết đi đâu về đâu. Sự cống hiến 20 năm của tôi không được công nhận hay sao?", cô giao Lê Thi B, day tiêng Anh ơ Trương Tiêu hoc Kim Bai - xin giâu tên vi lo bi lanh đao giao duc huyên "ac cam" - noi vơi Lao Đông. Điêu đang noi la ngày 24.7, Phòng Nội vụ của huyện Thanh Oai đã mời các thầy cô giáo khối mầm non, tiểu học, trung học để lý giải rõ ràng. Tuy nhiên, theo cac thây cô, nhưng lơi giai thich nay không thoa đang.
Công văn của UBND huyện Thanh Oai về việc chỉ đạo chấm dứt hợp đồng lao động với các giáo viên .Ảnh: ĐÌNH ĐẠT
Trong khi đo, trao đôi vơi Lao Đông, ông Nguyễn Tuệ Sơn - Trưởng phòng Nội vụ huyện Thanh Oai - cho biết: Viêc châm dưt hơp đông vơi giao viên la thực hiện một số nội dung tại Quyết định của UBND TP.Hà Nội ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.Hà Nội.
Ông Sơn giai thich thêm: Hiện tại, số lượng giáo viên bị chấm dứt hợp đồng vào ngày 1.9 tới đây là 278 người. "Nếu huyện Thanh Oai không thực hiện theo nghị quyết của cấp trên thì sẽ bị xử lý. Nên huyện sẽ kiên quyết thực hiện theo chỉ đạo về việc cắt hợp đồng" - ông Sơn cho hay.
Thiêu 1.000 giao viên nhưng vân căt hang loat
Trong khi đo, tai Ca Mau, ông Nguyễn Minh Luân - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Cà Mau - cho biết con số chính thức sau khi rà soát tại các địa phương, có đến 1.405 giáo viên phải chấm dứt HĐLĐ trước ngày 1.9. Đây là số giáo viên do trường, huyện tự hợp đồng lao động không thông qua Sở GDĐT, UBND tỉnh. Nói cách khác, những hợp đồng này là sai quy định.
Tuy vậy, theo Sở GDĐT tỉnh này, nhu cầu thực tế và quy định của Bộ GDĐT, ngành giáo dục tỉnh vẫn còn thiếu nhiều biên chế. Cụ thể là còn 604 biên chế giáo viên được giao chưa tuyển dụng và thiếu hơn 1.908 biên chế theo Thông tư 06, Thông tư 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giám đốc Sở GDĐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân thông tin tình trạng thừa giáo viên. Ảnh: P.V
Đề cập về việc chấm dứt hợp đồng đối với số giáo viên nói trên dù vẫn còn thiếu giáo viên theo quy định của ngành giáo dục, ông Nguyễn Minh Luân lý giải: Tổng biên chế được giao đối với ngành giáo dục của tỉnh Cà Mau là 15.215 vị trí việc làm, biên chế hiện có là 14.893, như vậy thấp hơn biên chế được giao 322 vị trí. Nhưng nếu so với Thông tư 06 và Thông tư 16 của Bộ GDĐT thì thiếu đến 1.908 vị trí. Lý giải thêm về việc tại sao có chuyện phải cắt hợp đồng trong khi toàn ngành đang thiếu giáo viên, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Cà Mau thông tin: "Đối với số giáo viên còn thiếu, xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh cho ký hợp đồng lại. Như vậy, có những giáo viên vừa bị cắt hợp đồng, nhưng theo chủ trương của tỉnh sẽ được tiếp nhận lại".
Hiện tỉnh Cà Mau đang triển khai đề án việc làm, trong đó có việc đưa 1.000 lao động đi nước ngoài làm việc. Tỉnh khuyến khích số giáo viên dôi dư ưu tiên tuyển dụng theo đề án này.
Công đoàn Giáo dục VN yêu cầu giám sát việc ký HĐLĐ
Ông Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - đã ký công văn yêu cầu Công đoàn Giáo dục TP.Hà Nội phối hợp với LĐLĐ huyện Thanh Oai giám sát việc ký HĐLĐ của hiệu trưởng các trường và giáo viên đúng theo quy định của pháp luật; cố gắng sắp xếp, bố trí việc làm tối đa cho số giáo viên này.
Đối với giáo viên, người lao động phải chấm dứt HĐ thì cần có biện pháp giải quyết, hỗ trợ theo chế độ, chính sách bảo hiểm và can thiệp với các đơn vị liên quan để các thầy, cô được tiếp tục đóng bảo hiểm (nếu có nguyện vọng). Đồng thời, Công đoàn Giáo dục TP.Hà Nội cũng nên cử cán bộ đến động viên, chia sẻ với các thầy, cô trong giai đoạn khó khăn này. H.N
ĐĂNG CHUNG - NHÂT HÔ
Theo Laodong
Liên Châu hô biến "rốn nước" thành những cánh đồng trăm triệu Là xã khó khăn với xuất phát điểm thấp, qua hơn 6 năm nỗ lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tích cực dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất lớn, tạo bước đột phá trong xây dựng...