Hàng trăm dự án dở dang
Hôm qua, 7-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012.
Những dự án chậm tiến độ gây thất thoát, lãng phí rất lớn (Trong ảnh: Một dự án bỏ hoang tại ngoại thành TP Hồ Chí Minh)
Quá nhiều động thổ, khánh thành
Ghi nhận những hiệu quả trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) nói: “Nhân dân được hưởng lợi từ vốn trái phiếu Chính phủ. Hàng loạt bệnh viện huyện đã được xây dựng, sẽ không bao giờ có cơ hội lần thứ 2 để dành vốn xây dựng như vậy…”. ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) đồng tình: “Hàng nghìn công trình đã được xây dựng. Trái phiếu Chính phủ cũng đã có vai trò quan trọng để giảm tải bệnh viện vì xây dựng được nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện”…
Bên cạnh mặt tích cực, các ĐBQH cũng phân tích làm rõ thêm một số hạn chế, lãng phí trong quá trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) nói: “Việc điều chỉnh tổng mức kinh phí so với dự toán ban đầu được duyệt là quá lớn, từ 409.415 tỷ đồng lên 684.794 tỷ đồng. Hầu hết các dự án đều có phát sinh, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.” ĐB Lê Văn Học còn chỉ ra hàng loạt vấn đề như chất lượng khảo sát thiết kế của nhiều dự án chưa đạt yêu cầu, chưa thực tế. Giải pháp thi công chưa hợp lý, có nhiều công trình đầu tư thừa công suất, nhiều công trình thiếu đồng bộ. Công tác thẩm tra phê duyệt dự toán công trình còn nhiều sai sót. Có dự án dở dang kéo dài không đảm bảo tiến độ, chậm đưa công trình vào sử dụng do thiếu vốn. Phê phán tình trạng lãng phí ở nhiều dự án, ĐB Lê Văn Học nói: “Động thổ, khởi công, khánh thành làm quá nhiều, quá hoành tráng, không cần thiết…”.
Cảnh báo cụm từ “chạy dự án” giờ trở thành quen thuộc trong dư luận, ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) thẳng thắn: “Phân bổ sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ không tránh khỏi bị lợi dụng, bị lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích nhóm chi phối làm cho lệch lạc so với mục tiêu ban đầu. Tính công bằng không được đảm bảo, thậm chí còn là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực phát sinh…”. Ông kiến nghị Quốc hội, qua giám sát lần này, cần nhận thức rõ được hạn chế thiếu sót. Quốc hội cần thấy được trách nhiệm của mình trong việc quyết định thông qua các chủ trương và giám sát thực hiện để không lặp lại những sai sót như thời gian vừa qua.
Video đang HOT
Rõ sai phạm, nhưng chưa ai chịu trách nhiệm
Thảo luận tại hội trường, nhiều ĐBQH tỏ ra rất sốt ruột vì 800 dự án đang còn dở dang, gây ra lãng phí lớn. ĐB Ly Kiều Vân (Quảng Trị) báo động: “Hiện nay, vẫn còn trên 800 dự án chưa hoàn thành do thiếu vốn hoặc do nguồn vốn chậm được giải ngân, gây lãng phí và tốn kém rất nhiều”. ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đồng tình: “Có những công trình gần hoàn thành lại bị cắt, hoãn vốn kéo dài, đành phải phơi mưa, phơi nắng gây hư hao, lãng phí dần theo thời gian. Có những bệnh viện huyện xây xong hàng trăm tỷ đồng không có vốn đầu tư trang thiết bị không thể đi vào hoạt động được, trong khi đó nhân dân vẫn mong đợi”.
ĐB Nguyễn Thị Khá đặt câu hỏi: “Phải chăng do năng lực cán bộ, do dễ dãi thiếu trách nhiệm hay do lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm?”. ĐB Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) tiếp lời: “Vi phạm đã có địa chỉ cụ thể, vì sao chưa xử lý trách nhiệm người đứng đầu? Đề nghị Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm vi phạm để răn đe và đề cao tính thượng tôn của pháp luật”.
Theo ANTD
Hà Nội: Chung cư 10 triệu đồng/m2 nằm ở đâu?
Chủ đầu tư công bố giá chung cư dao động từ 10 đến 14 triệu đồng/m2, có nơi giá dưới 10 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mức giá rẻ trên có thực sự hiện hữu khi rất ít người mua tiếp cận được....
Cách đầy một năm, dự án Đại Thanh (cấu Tó, Hà Đông) từng gây sốt với mức 10 triệu đồng/m2, với số lượng căn hộ rất ít, ở những tầng áp chót của mỗi tòa nhà. Với mức giá này, người kêu lo chất lượng, kẻ bảo phá giá. So với mức giá rẻ gây sốc của dự án Đại Thanh thì hiện nay hàng loạt dự án mới cũng có mức giá chỉ nhỉnh hơn chút ít, đặc biệt có chủ đầu tư tuyên bố phá vỡ kỷ lục, rẻ hơn mốc giá 10 triệu đồng/m2...
Nhà 300 triệu?
Chỉ cách dự án Đại Thanh chưa đầy nửa cây số đường chim bay thì hàng loạt các dự án mới đường Nguyễn Xiển cũng có giá chỉ nhỉnh hơn từ 1 đến 2 triệu đồng. Cùng chủ đầu tư với dự án Đại Thanh, Dự án chung cư CT11 Kim Văn- Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) giá bán căn hộ tại dao động ở mức 10-14 triệu đồng/m2.
Dự án chung cư Kim Văn- Kim Lũ có mức giá từ 10 đến 14 triệu đồng/m2 nhưng thực tế người mua phải trả thêm tiền khoản chênh lên tới vài chục triệu
Ngoài hai dự án của ông chủ khách sạn Mường Thanh là Đại Thanh và Kim Văn- Kim Lũ thì tại khu vực này mới đây cũng ra mắt dự án khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm sẽ xây 9 tòa nhà chung cư trong 6 khối nhà, chiều cao từ 9-18 tầng với tổng diện tích xây dựng khoảng 75.815m2, dự kiến tổng mức đầu tư gần 710 tỷ đồng và sẽ hoàn thành trong năm 2015, cung cấp 1.037 căn hộ. Về mức giá dự kiến, dự kiến dự án này sẽ xoay quanh mốc 12 triệu đồng/m2.
Đáng chu ý nhất trong hàng loạt các dự án nhà giá rẻ là trường hợp của công ty cổ phần Đầu tư C.E.O (CEO Group) xây dựng dự án khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Sunny Garden City (Quốc Oai, Hà Nội) với giá rất sốc. Chủ đầu tư dự kiến giá bán dưới 10 triệu đồng mỗi m2. Đây là dự án nhà ở thương mại đầu tiên chuyển đổi sang nhà xã hội được động thổ. Dự án cung cấp 500 căn hộ với diện tích từ 30m2 đến 70m2 một căn, thì có thể thấy giá khởi điểm căn hộ dự án này rơi vào 300 triệu đồng.
Có thể thấy, đây là mức giá thấp nhất trên thị trường Hà Nội hiện nay, thấp hơn cả dự án Đại Thanh.
Giá 10 triệu đồng/m2: Chưa có trên thực tế
Tuy các chủ đầu tư công bố mức giá bán chỉ dao động từ 10 đến 12 triệu đồng/m2 nhưng trên thực tế người mua tiếp cận được mức giá này hầu như không có.
Dẫn chứng cụ thể là trường hợp chung cư Đại Thanh, khi dự á giảm giá sâu hàng loạt, đẩy giá nhà xuống 10 triệu/m2 cách đây một năm thì đây là giá bán rẻ nhất tại Hà Nội cho tới tận bây giờ. Trước động thái giảm giá sâu này, Phó Tổng GĐ Vinaconex (Tổng công ty thuộc bộ Xây dựng) đã nói chủ đầu tư là "bán phá giá" và đề nghị Hà Nội điều tra vụ việc này.
Tuy nhiên, với thực tế diễn ra thì vị lãnh đạo Vinaconex này có lẽ lo... hơi xa. Bởi lẽ, dự án Đại Thanh chỉ có giá 10 triệu đồng/m2 hầu hết là các căn hộ trên hai tầng cuối cùng là 30 và 31.Ngoài ra, để người mua có được giá 10 triệu thì cũng phải trả khoản chênh qua cò vài chục triệu, có thời điểm cò hét giá 80 triệu đồng tiền chênh.
Tương tự, dự án Kim Văn-Kim Lũ cũng diễn ra kịch bản tương tự, người mua nhà phải trả tiền chênh qua cò thấp nhất là 35 triệu đồng/căn hộ và cao nhất lên đến 80 triệu đồng/căn hộ. Với mức tiền chênh này thì cộng vào mỗi m2 căn hộ thì giá cũng đội lên từ 500 nghìn đồng tới 2 triệu đồng.
Còn hai dự án nhà ở xã hội còn lại, các mức giá khá rẻ đưa ra mới chỉ là dự kiến bởi các dự án trên mới chỉ vừa khởi công trong tháng 6. Để chào bán phải xây xong móng cũng phải sớm nhất quý 1/2014...
Ngoài lý do chủ đầu tư công bố giá rẻ chỉ 10 triệu nhưng thực tế người mua không thể tiếp cận mức giá này thì chất lượng đi đôi với giá cũng là băn khoăn của không ít người. Khi dự án Đại Thanh tung ra giá sốc 10 triệu đồng/m2 thì GĐ sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn đã nói rằng "rất khó làm"
"Nhà thương mại chất lượng trung bình nếu chưa tính tiền đất đã vào khoảng 8,7 triệu đồng/m2, đó là chưa tính lợi nhuận của chủ đầu tư, chi phí lập và quản lý dự án, giải phóng mặt bằng... thì không bao giờ có giá bán là 10 triệu đồng", ông Tuấn nói.
Theo Dantri
Kỳ vọng gói "kích cầu" Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn cho vay gói hỗ trợ nhà ở xã hội trị giá 30.000 tỷ đồng với 70% lượng vốn dành cho người dân và 30% cho doanh nghiệp, dư luận đã xuất hiện những ý kiến trái chiều. Nhiều người lo ngại, dù có cơ chế ưu...