Hàng trăm doanh nghiệp Đồng Tháp kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản với WinCommerce
Đây là một trong những chuỗi sự kiện kết nối tiêu thụ đặc sản nông sản vùng miền mà WinCommerce đang nỗ lực thực hiện để góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh giới thiệu sản phẩm hàng hóa và kết nối tiêu thụ với Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Tổng hợp WinCommerce (WCM), trong 2 ngày 2- 3/3, Sở Công Thương Đồng Tháp đã tổ chức Hội nghị và xây dựng kế hoạch kết nối tiêu thụ với Công ty WCM.
Đây là một trong những chuỗi sự kiện kết nối đặc sản nông sản vùng miền mà WCM đang nỗ lực thực hiện để góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt và đem tới sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng trên cả nước.
Tham dự hội nghị, cùng với lãnh đạo Sở Công thương Đồng Tháp, các ban ngành liên quan là các đại diện của gần 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, sản xuất của tỉnh mang đến các đặc sản đa dạng như trái cây, gạo, trứng, cá… Tất cả các sản phẩm tham gia Hội nghị phải đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc theo quy định.
bà Tạ Minh Hợp – Giám đốc Mua hàng FMCG của WCM cho biết, WCM luôn phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp tại địa phương.
Đồng Tháp là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài thế mạnh về cây lúa với sản lượng trên 3 triệu tấn/năm; thuỷ sản (chủ yếu là cá tra) trên 500.000 tấn/năm và hoa kiểng 387 ha, Đồng Tháp còn có trên 39.676 ha trồng cây ăn trái các loại, sản lượng hàng năm ước đạt 490.318 tấn.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Dũng – Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho rằng, đối với thị trường trong nước, nhiều sản phẩm nông sản của Đồng Tháp đã được phân phối qua các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… Trong đó, đã có 07 doanh nghiệp của Đồng Tháp đưa hàng hóa vào kênh phân phối của WinCommerce.
Ông Dũng bày tỏ kỳ vọng, thông qua Hội nghị lần này, WCM sẽ tìm thấy thêm nhiều sản phẩm để đưa vào hệ thống phân phối của Công ty.
WCM đã ký biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm với 9 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất của tỉnh Đồng Tháp.
Video đang HOT
Ngoài thế mạnh về cây lúa, thuỷ sản, Đồng Tháp còn có trên 39.676 ha trồng cây ăn trái các loại, sản lượng hàng năm ước đạt 490.318 tấn.
WCM hiện là nhà bán lẻ lớn nhất cả nước về quy mô với gần 2.800 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart , có mặt tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Tại hệ thống WinMart/WinMart , số lượng hàng Việt Nam luôn chiếm trên 90%, trong đó, các mặt hàng nông sản chiếm trên 30%.
Thúc đẩy tiêu thụ nông sản nội địa, WinCommerce hiện đang liên kết với hàng ngàn hộ sản xuất trên cả nước, chủ động làm việc trực tiếp với các hộ sản xuất, hợp tác xã, các doanh nghiệp cung ứng nông sản để có kế hoạch thu mua và bao tiêu sản lượng.
Theo bà Tạ Minh Hợp – Giám đốc Mua hàng FMCG của WCM, WCM luôn phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp tại địa phương thông qua các hoạt động: Thu mua hàng hóa trực tiếp từ các nhà cung cấp; đồng hành cùng Chương trình OCOP nhằm xúc tiến tiêu thụ, đưa các sản phẩm OCOP vào hệ thống bán lẻ hiện đại nói chung và hệ thống WinMart/WinMart nói riêng. WCM cũng liên tục tổ chức các Tuần lễ, lễ hội nông sản đặc sản của nhiều địa phương nhằm xúc tiến tiêu thụ và quảng bá nâng cao giá trị các sản phẩm Việt trên toàn quốc.
Kết thúc chương trình làm việc, WCM đã ký biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm với 9 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất của tỉnh Đồng Tháp.
Hội nghị tạo sự kết nối sản xuất, tiêu thụ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã,… với Công ty WCM, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của Tỉnh Đồng Tháp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ngay sau hội nghị, ngày 3/3, đại diện của WCM tiếp tục có chuyến tham quan, khảo sát cơ sở, vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, hai hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản vào hệ thống WinMart/WinMart cũng đã được Wincommerce tổ chức tại Lâm Đồng và Đắk Lắk, thu hút hàng chục doanh nghiệp địa phương quan tâm.
Thị trường khởi sắc nhưng doanh nghiệp vẫn khó có lãi
Vượt qua nhiều khó khăn trong năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có tâm thế vững vàng và đặt nhiều kỳ vọng trong năm 2022 khi số lượng đơn hàng gia tăng.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và logistics không ngừng tăng lên đang "bào mòn" lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tín hiệu vui về xuất khẩu
Sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu May Phương Nam (quận Gò Vấp). Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN
Sau 3 tháng "bình thường mới" với việc nỗ lực phục hồi sản xuất, nhiều ngành ghi nhận tín hiệu tích cực từ thị trường khi có được nhiều đơn hàng xuất khẩu ngay từ đầu năm, một số doanh nghiệp đã có đơn hàng đến giữa năm.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh thông tin, trong năm 2021, dù có thời gian các doanh nghiệp phía Nam bị gián đoạn sản xuất, phải dịch chuyển một số đơn hàng ra phía Bắc nhưng cơ bản vẫn đáp ứng được đơn hàng cho khách. Nhờ khả năng thích ứng linh hoạt nên dệt may Việt Nam vẫn được các đối tác đánh giá cao và tiếp tục ký các đơn hàng mới ngay khi sản xuất được khôi phục.
Ngay từ tháng 1 các doanh nghiệp dệt may đều đã có đơn hàng đến hết quý I, nhiều doanh nghiệp đã có đơn đến giữa năm và thỏa thuận với khách hàng kế hoạch sản xuất, cung ứng cho cả năm 2022. Với số lượng đơn hàng hiện có thì khả năng tăng trưởng dệt may năm 2022 sẽ ở mức trên 10% so với năm 2021, đạt mức từ 42 - 43 tỷ USD.
Riêng với Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3, dự kiến doanh thu đạt khoảng 75 triệu USD, tăng khoảng 30% so với năm 2021. Mỹ và Nhật Bản vẫn là hai thị trường lớn nhất có đơn hàng ổn định và gia tăng.
Tương tự, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, là công ty có sản phẩm đặc trưng, sử dụng công nghệ cao nên số đơn hàng khá ổn định. Hiện nay, công ty đã có đơn hàng đến hết quý II/2022 và đang tập trung mở rộng sản xuất để tăng sản lượng xuất khẩu. Nếu duy trì được nhịp độ sản xuất như hiện nay thì năm 2022 khả năng tăng trưởng của công ty sẽ cao hơn năm 2021 trên 15%.
Với ngành nhựa tiêu dùng, ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn cho hay, trong hơn 3 tháng sản xuất "3 tại chỗ" chỉ có khoảng từ 20-30% số doanh nghiệp duy trì sản xuất nhưng sản lượng cũng rất thấp, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp trước đó đã được tiêu thụ hết trong khi nhu cầu tiêu dùng đang tăng. Chính vì vậy, khi khôi phục sản xuất trở lại hầu hết doanh nghiệp có đầu ra tốt.
Đầu năm 2022, Công ty Nam Thái Sơn đã có đơn hàng xuất khẩu liên tục, đáng chú ý nhất là đơn hàng khoảng 4.000 tấn đi thị trường châu Âu, với trị giá hơn 8 triệu USD. Ngoài ra, đơn hàng từ thị trường Mỹ cũng tăng rất nhiều. Điều này xuất phát từ việc ngành sản xuất tại Mỹ đang bị ảnh hưởng do số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại. Trong khi đó Trung Quốc là nhà cung cấp sản phẩm nhựa lớn cho thị trường Mỹ cũng giảm sản lượng nên đơn hàng đổ về Việt Nam.
Ở nhóm nông sản, xuất khẩu điều được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2022 sau khi đã lập hai kỷ lục cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2021.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, một trong những thị trường có dư địa tăng trưởng cao của hạt điều là EU, với sản lượng xuất khẩu tăng khoảng 15%, giá trị tăng khoảng 10%. Nhận định trên dựa trên yếu tố cung - cầu, giá xuất khẩu có xu hướng phục hồi từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Việt Nam hiện là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất cho EU và Hiệp định EVFTA có hiệu lực đưa thuế nhập khẩu hạt điều chế biến từ Việt Nam vào EU về 0%. Đây là lợi thế giúp ngành điều Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào EU và mở rộng thêm thị phần tại không chỉ tại thị trường chính mà ngay cả đối với các thị trường ngách.
Chi phí logistics "ăn mòn" lợi nhuận
Chế biến thủy sản tại Công ty Cổ phần Gò Đàng (AGD) tại Khu công nghiệp Mỹ Tho (Tiền Giang). Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chia sẻ đang "đau đầu" vì đơn hàng xuất khẩu nhiều nhưng cước vận chuyển liên tục lập đỉnh mới. Cụ thể, cước vận tải biển đi Mỹ từ mức 3.000USD/container trước dịch COVID-19 hiện nay đã lên từ 13.000-14.000USD/container đi bờ Tây, còn đi bờ Đông là 17.000USD/container. Cước tàu đi châu Âu giao động từ 12.000-14.000USD/container. Tương tự, cước tàu đi Trung Đông hiện đã ở mức từ 10.000 - 11.000USD/container.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu thêm hàng loạt phụ phí như phí xếp dỡ hàng, lưu kho, nhiên liệu sạch, cân bằng container...Thời gian vận chuyển cũng tăng trung bình 15-20 ngày so với trước đây, nhiều đơn hàng giao cho khách còn chậm tới 2 - 3 tháng khiến chất lượng giảm và thời gian sử dụng bị rút ngắn.
Ông Trương Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT) cho biết: Chi phí đầu vào từ nguyên liệu, phụ liệu, bao bì đều tăng, cộng với chi phí logistics đường biển neo ở mức cao đang là thách thức lớn nhất của hầu hết doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hiện nay. Trước đây khi chi phí sản xuất bình ổn, doanh nghiệp thực phẩm có thể đạt lợi nhuận từ 7-10% là khá tốt nhưng hiện tại với việc chi phí đồng loạt tăng thì doanh nghiệp hầu như không có lợi nhuận.
Theo ông Trương Tiến Dũng, dù chi phí tăng nhưng doanh nghiệp thực phẩm khó nâng giá bán do đã ký hợp đồng xuất khẩu từ trước và giữ bình ổn giá cho sản phẩm tiêu dùng trong nước. Các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì sản xuất để tạo việc làm cho người lao động và các khách hàng quan trọng nhưng hầu hết không có lợi nhuận, thậm chí nếu sản xuất nhiều có thể phải bù lỗ.
Trong khi đó, ông Trần Việt Anh chia sẻ, các doanh nghiệp hiện nay dù chạy hết công suất cũng không đủ hàng để giao nhưng thực tế chỉ sản xuất được khoảng 60% do thiếu lao động và nguyên liệu về chậm.
"Cước vận chuyển tăng liên tục trong gần 2 năm qua cộng với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu hụt container, tắc nghẽn cảng biển khiến nguyên liệu về Việt Nam bị chậm. Bản thân giá nguyên liệu cũng tăng từ 30-40% dẫn đến chi phí sản xuất bị đội lên cao.
Trong khi đó, giá bán hầu như không thay đổi khiến nhiều doanh nghiệp điều chỉnh nhịp độ sản xuất chậm lại để chờ giá nguyên liệu, cước vận chuyển "hạ nhiệt" có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung.", ông Trần Việt Anh nêu tình trạng chung.
Cùng quan điểm, ông Phạm Xuân Hồng cho biết, chi phí nguyên vật liệu, chi phí logistics đều tăng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá của dệt may Việt Nam. Giá thành sản xuất tăng nhưng việc đàm phán tăng giá bán hiện nay sẽ rất khó, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng toàn cầu đều bị ảnh hưởng thu nhập sau 2 năm đại dịch, dù nhu cầu mua sắm vẫn cao.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, hầu hết doanh nghiệp đều phấn đấu ổn định sản xuất sau thời gian bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, tạo việc làm và chăm lo cho người lao động đang là ưu tiên hàng đầu, lợi nhuận phải xếp sau. Do đó, doanh nghiệp chấp nhận lợi nhuận thấp, có thể hòa vốn ở thời điểm hiện nay để duy trì khả năng cạnh tranh và chờ thời điểm thích hợp mới điều chỉnh giá bán cho hợp lý.
Chính thức đổi tên hệ thống siêu thị Vinmart thành Winmart Hôm nay (15/1), Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Tổng Hợp WinCommerce (Thành viên Tập đoàn Masan) đã tổ chức Lễ công bố chuyển đổi thương hiệu hệ thống bán lẻ VinMart thành WinMart. Hôm nay (15/1), Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Tổng Hợp WinCommerce (Thành viên Tập đoàn Masan) đã tổ chức Lễ công bố chuyển đổi...