Hàng trăm công nhân bị bắt tìm viên kim cương 2 triệu đồng
Trong lúc gia công làm văng mất viên kim cương thô trị giá 2 triệu đồng ra, nữ nhân viên cùng hàng trăm công nhân khác bị Phó tổng giám đốc người Nhật yêu cầu ở lại tìm đến nửa đêm và kéo dài nhiều ngày sau.
Các công nhân đình công trước công ty. Ảnh: Hải Thuận.
Trưa 13/8, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Rydiam Sài Gòn (chuyên gia công chế tác kim cương, quận Gò Vấp, TP HCM) đình công, phản đối một số yêu cầu của lãnh đạo, trong đó có việc tìm viên kim cương đã mất cách nay 6 ngày.
Theo nữ công nhân tên Hà (38 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh), trưa 7/8, khi cô đang gia công thì bất ngờ viên kim cương thô (trị giá khoảng 2 triệu đồng) văng ra khỏi đĩa quay. Cô đã cố gắng tìm kiếm nhưng không được.
Đến chiều, khi hết giờ làm, Phó tổng giám đốc người Nhật Akira Sato yêu cầu toàn thể hơn 300 nhân viên công ty ở lại tìm đến 23h, đóng cửa công ty không cho ai ra về. Người nhà của các công nhân bức xúc đã gọi điện báo công an phường.
Video đang HOT
Sau khi lực lượng chức năng có mặt, các công nhân được mở cửa cho về. Riêng chị Hà vẫn ở lại làm biên bản với công an hơn một giờ nữa. Hôm sau dù là ngày nghỉ nhưng mọi người được yêu cầu tiếp tục đến tìm kiếm viên kim cương nhưng vẫn không thấy. Những ngày qua trong khi các công nhân làm việc, chị Hà vẫn bị bắt tìm tài sản thất lạc.
Theo các công nhân, Phó tổng giám đốc không thống nhất việc trả tiền tăng ca cho họ trong thời gian tìm kiếm, mà còn đưa ra những chính sách cắt thưởng nếu ai làm văng kim cương ra ngoài hoặc không chuyên cần.
Cụ thể, nếu ai làm văng kim cương ra ngoài (nhưng không mất) lần đầu sẽ cắt thưởng 100.000 đồng, lần thứ 2 là 200.000 đồng. Một tháng nghỉ 3 ngày sẽ cắt một phần tiền thưởng, xem xét thưởng cuối năm ở mức lương cơ bản (3,3 triệu đồng mỗi tháng). Hiện tổng thu nhập của một công nhân 5-6 triệu đồng mỗi tháng tùy theo năng suất làm việc.
Trao đổi VnExpress, bà Nguyễn Hồ Đông Nhi, trợ lý của ông Akira Sato cho biết, sự việc xảy ra là do hiểu nhầm, chưa thống nhất giữa công nhân và lãnh đạo công ty. Sau khi làm việc với Liên đoàn lao động, công an, nghe công nhân trình bày nguyện vọng, công ty đã bỏ quy định về mức phạt, chính sách tiền thưởng của công nhân vẫn như cũ. Ngày mai các công nhân sẽ đi làm bình thường.
“Vì muốn công nhân có trách nhiệm hơn với việc bảo quản kim cương cũng như tài sản công ty nên tôi mới yêu cầu như vậy. Đối tác giao 1.000 viên kim cương cho công ty gia công thì muốn nhận lại số lượng thành phẩm như thế. Giá trị của viên kim cương là một phần nhưng vì uy tín của công ty nên việc bảo quản đầy đủ khi giao lại cho đối tác là điều quan trọng nhất. Cho nên lãnh đạo muốn các nhân viên của công ty hỗ trợ cùng nhau tìm kiếm”, bà Nhi nói.
Hải Thuận
Theo VNE
Hà Nội: Thu hồi dự án đất vàng bỏ hoang
Sở Xây dựng Hà Nội vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư ở những dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện...
Dự án Sky Garden ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) đã dừng thi công vài năm nay, hiện khách hàng không thể liên lạc được với Giám đốc Công ty thực hiện dự án.
Cụ thể, tại Dự án tòa nhà chung cư văn phòng hỗn hợp Sky Garden ở ngõ 115 Định Công do Công ty TNHH Định Công làm chủ đầu tư có quy mô 28 tầng, 2 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái đã được cấp phép xây dựng từ ngày 31/12/2011, nhưng đến nay chỉ xây đến tầng 8 và 1 tầng hầm. Theo phản ánh từ cơ sở, nguyên nhân chủ đầu tư không tiếp tục thực hiện dự án là do hiện tại cán bộ, công nhân viên của Công ty và các cơ quan, đơn vị có giao dịch công tác với Công ty đều không thể liên hệ được với Giám đốc Công ty TNHH Định Công.
Tại Dự án Tòa tháp Doanh Nhân, phường Mộ Lao, Hà Đông của Công ty Anh Quân, được giao chủ đầu tư từ năm 2008, khởi công tháng 1/2010, nhưng đến nay mới thi công được tường vây, cọc trong tường vây, cọc khoan nhồi. Đang tiến hành thi công đào đất chuẩn bị thi công phần thân và tầng hầm.
Dự án Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại 131 Thái Hà, quận Đống Đa của Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng cấp phép xây dựng từ năm 2005, nhưng sau khi xây dựng được 2 tầng hầm và 11 tầng nổi và 3 tầng kỹ thuật thì chủ đầu tư tạm dừng thi công.
Còn tại Dự án Siêu thị, văn phòng 198B Tây Sơn dù được cấp phép xây dựng từ năm 2009 của Liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình cao 21 tầng, nhưng dự án đến nay mới xây xong phần thô.
Theo Sở Xây dựng, các dự án trên chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân như do bị đình chỉ thi công, do hoàn thiện hồ sơ pháp lý, do nguồn vốn, do năng lực tài chính của chủ đầu tư... Như vậy, trách nhiệm thuộc về các chủ đầu tư dự án.
Tình trạng các dự án hiện đang ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị, gây tâm lý hoài nghi trong quần chúng nhân dân và bức xúc đối với các chủ đầu tư thứ cấp tại dự án. Do đó, Sở Xây dựng kiến nghị thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án để các dự án được tiếp tục triển khai. Khánh An
Theo_VnMedia
Bức tường sắp đổ đe dọa tính mạng hàng trăm người đi đường Đoan tương nưt vơ ơ phô Đinh Công (Hoang Mai, Ha Nôi) co thê đô sâp bât cư luc nao, gây nguy hiêm chêt ngươi khiên dân xung quanh sơ hai Ngõ 216 phố Định Công (Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) nằm sát bên bờ sông Tô Lịch. Hàng ngày, rất đông người qua lại con ngõ này để đi tắt sang...